Kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36)

hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Ngân hàng ANZ

ANZ Việt Nam đã và đang mang tới cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ thực sự khác biệt so với các ngân hàng khác với bằng chứng là rất nhiều các khách hàng đang chuyển từ ngân hàng nội địa sang sử dụng dịch vụ của ANZ và họ thực sự tin rằng, không phải tất cả các ngân hàng đều giống nhau. ANZ đặc biệt cung cấp cho khách hàng cá nhân sản phẩm cho vay đa

26

dạng, tiện ích, có lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng (trong vòng 4 giờ), tư vấn khách hàng ân cần chi tiết đã giúp ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa khác.

Trong tháng 3/2011, ANZ Việt Nam được The Asean Banker trao giải thưởng “Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực châu Á” nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm này và đánh đúng vào nhu cầu củ a khách hàng tại thời điểm năm 2011 với các gói sản phẩm dịch vụ đa dạng. Sản phẩm mới đột phá trên là hình thức “tái vay vốn” - hình thức này cho phép khách hàng có thể vay lại khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng trước đó trong gói vay mua nhà của mình thông qua thực hiện các thủ tục nhanh chóng trong vòng 4 giờ.

Đồng thời, ANZ Việt Nam cũng xây dựng thành công hệ thống kiểm soát rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ Việt Nam đã phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ tốt nhất khách hàng, và cũng là nét nổi bật đưa ANZ Việt Nam trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là sản phẩm cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.

* Ngân hàng HSBC

Tạp chí Asean Banker đã chọn HSBC là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong năm 2006”. Thành công của HSBC Việt Nam ở chỗ chuyển từ phục

vụ đối tượng người nước ngoài sang phục vụ khách hàng Việt Nam với thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”. Với chiến lược thay đổi khách

hàng mục tiêu và thiết lập được đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp, HSBC Việt Nam được đánh giá là khá vượt trội ở khả năng bán hàng, khả năng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cho thị trường Việt Nam; đặc biệt là các dịch vụ liên quan tới cho vay KHCN và thẻ tín dụng.

HSBC đã cho ra đời sản phẩm HSBC Premier là loại sản phẩm dành riêng cho đối tượng khách hàng cao cấp của ngân hàng. Khách hàng đủ điều kiện tham gia sản phẩm HSBC Premier sẽ được hưởng các dịch vụ tư vấn chuyên sâu, dịch vụ ngân hàng quản lý nguồn tài chính áp dụng trên toàn cầu, các thẻ tín dụng Premier Master được hưởng các dịch vụ ưu tiên tại các trung tâm Premier độc quyền trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, thẻ tín dụng của HSBC Việt Nam đã chiếm được cảm tình của khách hàng bằng các yếu tố độc đáo này. Ngoài ra, trong tháng 5/2014, HSBC Việt Nam cũng tung ra chương trình Red-weekend cho các chủ thẻ tín dụng. Theo đó khách hàng sẽ được hoàn tiền lên đến 2 triệu đồng khi thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các trung tâm mua sắm.

Với chính sách cho vay linh hoạt áp dụng cho KHCN và hộ gia đình, HSBC Việt Nam đưa ra cho khách hàng lựa chọn phương thức hoàn trả vốn vay linh hoạt trên cơ sở lãi phẳng tính theo dư nợ gốc ban đầu hoặc lãi tính theo dư nợ gốc giảm dần. Tập đoàn HSBC được vận hành vững chắc dựa trên 5 nguyên tắc vàng trong kinh doanh: Hoạt động có năng lực và hiệu quả, nguồn vốn mạnh và lưu động, chính sách cho vay khôn khéo và kỷ luật nghiêm khắc. Đây cũng là những nguyên tắc nòng cốt hỗ trợ tối đa cho chính sách phát triển cho vay KHCN của HSBC.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển cho vay khách hàng cá nhân đối vói Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội

Mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu, khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài

28

chính ngân hàng tại Việt Nam. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Đúc kết những bài học kinh nghiệm trên, đã mang lại bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ (bao gồm cả dịch vụ tín dụng và phi tín dụng) cho Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội đó là:

Một là: Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ

Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ.

Hai là: Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng

Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới hoạt động còn tùy thuộc vào chiến lược công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng. Ngoài việc phát triển mạng lưới, phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường.

Ba là: Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng

Việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Tăng cường chuyển tải các thông tin hữu ích tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm bắt được cách sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân, phát triển cho vay khách hàng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng cũng như các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm trong hoạt động cho vay

khách hàng cá nhân của một số NHTM nước ngoài từ đó rút ra các bài học kinh

nghiệm hữu ích cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng

sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội. Đây là nền tảng lý thuyết cơ bản để phân tích và đánh giá sự phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương

30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN

PHÁT TRIEN NHÀ ĐÒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÒNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triền nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội

2.1.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội

- Tên gọi tắt: MHB Hà Nội

- Tên giao dịch quốc tế: Housing Bank of Mekong Delta, Ha Noi. - Điện thoại: 0438 251 424

- Email: mhbchinhanhhanoi@gmail .com

- Website: http://www.mhb.com.vn

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân. Đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm xây dựng MHB thành một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả. MHB cung cấp

đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, MHB đã nhận được sự tín nhiệm rất lớn từ khách hàng.

Ngày 20/7/2011, Ngân hàng MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá với 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia. Ngân hàng MHB được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp phép đạt mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong năm 2012. Năm 2012, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam.

So với các ngân hàng thương mại Nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 17 năm hoạt động, tính đến năm 2014, tổng tài sản của MHB đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập.

Tính đến cuối năm 2013, MHB là một trong tám ngân hàng có mạng lưới

rộng nhất tại Việt Nam với 230 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc hoạt động

ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (MHB Hà Nội) được thành lập ngày 04/07/2003, có trụ sở tại số 41A Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo Quyết định số 46/2003/QĐ-NHN-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB ngày 04/07/2003 về việc thành lập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 16/10/2003. Đây là chi nhánh đầu tiên được thành lập ở khu vực phía Bắc. Đến tháng 8/2008, chi nhánh chuyển sang trụ sở mới tại số 56 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

32

MHB Hà Nội là ngân hàng hoạt động đa năng, chuyên sâu về lĩnh vực cho vay và phát triển nhà ở. Đối tuợng cho vay đa dạng bao gồm cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, cá nhân hộ gia đình. Tuy nhiên, hiện nay MHB Hà Nội đang tập trung phát triển cho vay đối tuợng khách hàng cá nhân hộ gia đình, đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu mua nhà ở.

Tính đến ngày 31/12/2013 MHB Hà Nội có tổng số 243 cán bộ nhân viên; 06 phòng nghiệp vụ và 18 phòng giao dịch trực thuộc. Trong đó, các phòng giao dịch cung cấp đa dạng các dịch vụ nhu một ngân hàng thu nhỏ với các nghiệp vụ chủ yếu: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nuớc, phát hành thẻ.

Theo quyết định 589/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nuớc về chấp thuận sáp nhập MHB vào BIDV, ngày 25/5/2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đã ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống và công bố sáp nhập MHB vào BIDV. Đây là thủ tục cuối cùng để MHB chính thức hoàn thành sáp nhập vào BIDV.

Đến nay, MHB đã hoàn tất các thủ tục chấp dứt pháp nhân, đăng ký bố cáo chấm dứt hoạt động theo qui định....Đồng thời, BIDV đã hoàn tất các thủ tục về bố cáo sáp nhập, đăng ký doanh nghiệp, hoán đổi cổ phần cho các cổ đông MHB thành cổ đông BIDV, hoàn thành việc đăng ký kinh doanh của ngân hàng sau sáp nhập theo đúng qui định của pháp luật.

Đến hết ngày 22/5/2015, thuơng hiệu MHB chính thức chấm dứt hoạt động. Trong hai ngày (23-24/5/2015), BIDV đã tiến hành chuyển đổi toàn bộ nhận diện thuơng hiệu của Hội sở chính, 44 chi nhánh, 187 phòng giao dịch của MHB trên toàn quốc theo đúng nhận diện của BIDV. Từ ngày 25/5/2015, toàn bộ các chi nhánh của MHB truớc đây, nay hoạt động với tu cách là chi nhánh của BIDV.

động là gần 24.000 cán bộ, nhân viên.

2.1.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh

Là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội cũng có những chức năng, nhiệm vụ và hoạt động trong những lĩnh vực chủ yếu sau:

- Huy động vốn dưới các hình thức: tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi của các tổ chức kinh tế, xã hội; phát hành giấy tờ có giá, vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.

- Tín dụng và đầu tư: cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, cho vay đầu tư dự án.

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, chuyển tiền biên mậu, phát hành thẻ ATM.

- MHB Hà Nội gồm các phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý hoạt động của trụ sở cũng như các PGD trực thuộc, đưa ra các quyết định quan trọng đối với các hợp đồng và các vấn đề vượt ra khỏi thẩm quyền, chức năng của PGD, đề ra các định hướng phát triển cho toàn hệ thống trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB - chi nhánh Hà Nội

a) Mô hình tổ chức

Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội được tổ chức thành 24 phòng: trong đó có 6 phòng nghiệp vụ và 18 phòng giao dịch với đội ngũ 220 cán bộ công nhân viên, tuổi đời trung bình 35 tuổi, trình độ đại học chiếm khoảng trên 80% tổng số công nhân viên chức.

34

(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính chi nhánh Hà Nội NH TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long)

b, Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận

Ban Giám đốc:

Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng do ngân hàng Nhà nước và MHB ban hành.

Ban Giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, họp hội đồng tín dụng và ký duyệt các hồ sơ vay vốn, lập hội đồng khen thưởng kỷ luật, xét năng lực cán bộ và trình lên ngân hàng cấp trên quyết định.

Phòng Kế toán và ngân quỹ :

Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản gửi tiền, chuyển tiền theo đúng qui

định của ngân hàng MHB; lập báo cáo về hoạt động kinh tế tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản, quản lý các hồ sơ thế chấp, bảo lãnh, tổng hợp lưu trữ, hồ sơ, tài liệu, kế toán và thực hiện thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ.

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ: Quản

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w