Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 74)

Mặc dù hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đã được MHB Hà Nội quan tâm và đã đạt được một số kết quả thể hiện sự nỗ lực cố gắng của toàn

58

chi nhánh. Song, chi nhánh cũng còn không ít những hạn chế vướng mắc cần chú ý. Để xây dựng chiến lược phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân hiệu quả, chi nhánh cần giải quyết những vấn đề này càng sớm càng tốt. Cụ thể những mặt hạn chế của cho vay khách hàng cá nhân là :

Thứ nhất, Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng chưa đa dạng, phong phú, các sản phẩm cho vay chủ yếu theo quy định truyền thống, chưa có nhiều sản phẩm để phục vụ các nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Hoạt động cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân bảo đảm bằng bất động sản bằng hình thức thấu chi là một sản phẩm rất quan trọng trong cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại hiện nay và là sản phẩm rất phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân nhất hiện nay, cần có một cơ chế và một sản phẩm riêng biệt cho hình thức vay vốn này nhưng hiện tại, MHB Hà Nội chưa có một văn bản sản phẩm chính thức qui định về mục đích, phương thức cho vay giải ngân, điều kiện khách hàng... để có thể tiếp thị và thu hút khách hàng tiềm năng của sản phẩm này. Việc chưa có văn bản sản phẩm qui định chính thức này đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc tăng trưởng tín dụng cũng như phát triển khách hàng tiềm năng của MHB Hà Nội.

Cho vay chứng minh tài chính là một sản phẩm rất quan trọng trong cơ cấu sản phẩm tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại. Ưu điểm của sản phẩm này là tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, ít rủi ro hơn nhiều so với các sản phẩm truyền thống thế chấp khác, với ưu điểm không thể bỏ qua của sản phẩm này là khả năng bán chéo các sản phẩm khác cho khách hàng đi du học, du lịch như mua bán ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế.... những hoạt động bán chéo này tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ rất nhiều cho các ngân hàng thương mại và trong tương lai gần thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trên sẽ là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Chính việc không có các sản phẩm riêng biệt như trên đã làm cho MHB Hà Nội yếu thế hơn nhiều so

với các ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng như suy giảm khả năng tăng trưởng thu nhập, phát triển khách hàng tiềm năng.

Thứ hai, MHB Hà Nội chưa chú trọng quảng bá các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân cũng như việc tiếp thị thương hiệu MHB tới khách hàng, nên không thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các khách hàng truyền thống, chưa có nhiều khách hàng mới tiềm năng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chưa chú trọng và thu hút các gia đình, những người có thu nhập trung bình, thấp để khuyến khích họ tham gia sử dụng các sản phẩm.

Thứ ba, đối tượng khách hàng cá nhân của ngân hàng chưa đa dạng, chưa tương xứng với tiềm năng trên chi nhánh. Hầu hết các khoản vay phải có tài sản đảm bảo. còn đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo chỉ cho vay đối với cán bộ công nhân viên làm tại MHB hoặc có chi trả lương qua tài khoản mở tại MHB. Như vậy, với những khách hàng không thuộc những đối tượng trên cho dù họ cũng có thu nhập cao và khá ổn định thì họ cũng sẽ không được xem là đối tượng mà ngân hàng thực hiện cho vay không có tài sản đảm bảo. Chính những quy định hạn chế như trên đã làm cho ngân hàng thu hẹp đối tượng cho vay và như thế nó tác động đến quy mô cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, so sánh với số lượng cũng như phân khúc khách hàng của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn đã thể hiện sự hạn chế của MHB Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w