Tăng cường công tác thẩm định, quản lý tín dụng, phòng ngừa và hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 90)

hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân

Như đã trình bày trong chương 1, phát triển tín dụng không chỉ quan tâm đến doanh số mà phải quan tâm đến chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng tốt là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Do đó công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nói chung cũng như tín dụng cá nhân nói riêng được ngân hàng MHB hết sức quan tâm.

Để hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân, ngay từ khi thẩm định khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng phải nắm bắt được các thông tin cần thiết liên quan đến tư cách, đạo đức của khách hàng (nhằm hạn chế rủi ro đạo đức), đồng thời phải tìm hiểu cụ thể công việc và mức thu nhập của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng được việc trả nợ cho ngân hàng, xác định rõ mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp không? có hiệu quả không? Bên cạnh đó, việc thực hiện quy định đảm bảo tiền vay hết sức quan trọng và phải được thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Sau khi đã giải ngân khoản vay, cần quản lý khoản vay chặt chẽ, chủ động đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Thực tế cho thấy, các khoản cho vay khách hàng cá nhân bị quá hạn một phần là do ngân hàng không đôn đốc, nhắc nợ kịp thời, khách hàng cá nhân phần lớn không chú ý đến lịch trả nợ nên không trả nợ ngân hàng đúng lịch, dẫn đến nợ quá hạn.

Đồi với các sản phẩm riêng biệt như cho vay sản xuất kinh doanh cần đặc biệt lưu ý tới tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng: Cần theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng; theo dõi những biến động về thị trường đầu ra và đầu vào của khách hàng, sự biến động của tài sản thế chấp, nếu thấy có dấu hiệu sụt giảm giá trị tài sản thế chấp ngân hàng cần triển khai các biện pháp bổ sung để đảm bảo tuân thủ

theo đúng quy định của Nhà nước và ngân hàng tại thời điểm hiện hành.

Đối với các khoản đã quá hạn cần thường xuyên gọi điện nhắc nợ khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân khách hàng để phát sinh nợ quá hạn, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Thực hiện đánh giá định kỳ tình hình tài chính của khách hàng vay để có biện pháp ứng xử phù hợp. Trong trường hợp nguồn trả nợ của khách hàng bị suy giảm mạnh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ theo lịch thì cần thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng.

Đối với các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, các khoản nợ xấu chi nhánh cần có biện pháp quyết liệt trong công tác thu hồi nợ. Ngoài việc thực hiện thông báo nhắc nợ định kỳ cần phải có các biện pháp như phối hợp với cơ quan công tác của khách hàng, các cơ quan chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú để thông báo tình hình nợ của khách hàng và nhờ các đơn vị trên phối hợp nhắc nợ khách hàng. Thực hiện các thủ tục xử lý tài sản đảm bảo với các khoản vay nợ quá hạn trên 360 ngày, thực hiện khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w