Định hướng, mục tiêu mở rộng kinh doanh của Agribank Thanh Miếu

Một phần của tài liệu 0747 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 80)

3.1.1. Định hướng, mục tiêu mở rộng kinh doanh của Agribank Thanh MiếuPhú Thọ đến năm 2025 Phú Thọ đến năm 2025

Trong những năm tới, đến năm 2025 hoạt động của ngành ngân hàng nói chung, trong đó có Agribank vẫn được đánh giá là có nhiều biến động có thể có những diễn biến khó lường và cả chiều hướng tích cực, điều này cũng dẫn tới sự cạnh tranh giữa các NHTM cũng ngày càng gay gắt để nâng cao thị phần hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh. Quán triệt các định hướng, chỉ đạo của Agribank, Chi nhánh Thanh Miếu cần xây dựng định hướng, mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh đến năm 2025 như sau:

* Chấp hành nghiêm túc các kế hoạch, chỉ đạo của Hội sở chính, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng, kiểm soát rủi ro chủ động và tăng trưởng bền vững.

Trên cơ sở thẩm quyền theo quy định, Chi nhánh triển khai xây dựng đồng bộ chính sách tín dụng và chính sách khách hàng một cách hợp lý. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao, trước mắt hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu về huy động vốn, tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và thu nhập.

Xác định các chỉ tiêu tín dụng, cơ cấu cho vay ngành nghề hợp lý, tập trung vào cơ cấu, tỷ trọng tín dụng, thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng. Xác định cơ cấu và tỷ trọng cho vay đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Xác định cơ cấu tín dụng phù hợp và kế hoạch thực hiện từng năm gắn với kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

* Thường xuyên phân tích môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và khác hàng. Bên cạnh việc phát huy hoạt động truyền thống là đầu mối trong quan hệ

với các khách hàng lớn, cần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các hoạt động ngân hàng bán lẻ, hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân.

* Nâng cao chất lượng hoạt động, kênh phân phối sản phẩm, duy trì vị thế hoạt động của Chi nhánh trên địa bàn đồng thời không ngừng tìm kiếm các địa điểm có tiềm năng để mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực chiếm lĩnh thị trường.

* Đề xuất cụ thể với Hội sở để cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng các công nghệ hiện đại vào phát triển các dịch vụ ngân hàng, đổi mới hệ thống thông tin báo cáo, khai thác các dữ hiệu hiện có trên hệ thống IPCAS, hệ thống các văn bản nói chung và tín dụng nói riêng, đề xuất nghiên cứu các sản phẩm tín dụng mới, các sản phẩm tín dụng đặc thù và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tín dụng. Sản phẩm được xây dựng phải hướng tới nhu cầu của khách hàng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và có tính khả thi trong việc triển khai thực hiện.

* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bát đầu từ khâu tuyển dụng đến đào tạo bồi dưỡng và đảm bảo các lợi ích của người lao động. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát triển thương hiệu Agribank.

* Tiếp tục nghiên cứu cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá khách hàng: Thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ phù hợp với nền khách hàng đồng thời xây dựng phát triển hệ thống thông tin tín dụng để cảnh báo rủi ro và hỗ trợ công tác xét duyệt tín dụng đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả;

* Xây dựng cơ chế, hệ thống kiểm soát rủi ro, tăng cường công tác kiểm soát trong dây chuyền tín dụng và kiểm tra, kiểm soát sau gắn với chế tài, kỷ luật nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng;

* Tập trung và chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ đặc biệt là các cán bộ làm công tác tín dụng: Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, dự báo về các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế nhằm phát huy hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo kiểm soát an toàn hoạt động tín dụng...

Bên cạnh đó cũng cần thiết xây dựng chính sách động lực đối với cán bộ kết hợp với xác định quy chuẩn, tiêu chuẩn chức danh, mô tả chức trách nhiệm vụ để

xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu 0747 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w