MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 0747 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 27)

THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm

Với sự phát triển kinh tế- xã hội, nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân ngày càng cao nên đã nảy sinh “mâu thuẫn” về khả năng thanh toán với nhu cầu mua sắm tài sản và sử dụng các dịch vụ vừa thiết yếu vừa cải thiện và nâng cao đời sống hiện tại của các cá nhân. Theo đó, đã có nhiều nghiên cứu của các học viên cao học, nghiên cứu sinh, nhà khoa học và các nhà quản lý để tìm ra câu trả lời giải quyết mâu thuẫn này dưới nhiều góc độ khác nhau, từ nghiên cứu dưới góc độ chung về

thực trạng đến góc độ cụ thể về “chất lượng”, “mở rộng” hoặc “phát triển”, “hiệu quả”... và học viên đã lựa chọn, tiếp tục có kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó dưới góc độ “mở rộng”.

“Mở rộng” là thuật ngữ ngày càng trở nên quen thuộc hơn trong cuộc sống lao động, học tập và nghiên cứu của mọi người. Theo nghĩa chung nhất, “mở rộng” được hiểu là “Làm cho phạm vi, quy mô lớn hơn trước” [22, tr 645] và khi gắn thêm cụm từ khác nhau sẽ có những nội hàm khác nhau, chẳng hạn như “mở rộng sản xuất kinh doanh” hay “Mở rộng cơ ngơi, nhà cửa”...

Như đã phân tích và khẳng định tại một số nội dung trong các mục trên, khi khác hàng/cá nhân có nhu cầu về vốn/tiền để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong đời sống nhu khám bệnh khi ốm đau, thai sản hoặc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần như mua sắm nhà cửa, ti vi, tủ lạnh, xe máy hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác, họ/các cá nhân sẽ cân nhắc các “địa chỉ” và tìm đến, từ người quen, người thân, họ hàng đến các tổ chức tài chính tín dụng như các NHTM hay công ty tài chính...

Quá trình cân nhắc thường dựa trên các nội dung có tính nguyên tắc với sự tin tưởng được đáp ứng/phục vụ một cách tốt và hợp lý nhất như khoảng cách đi lại, thủ tục, chi phí và tình thần thái độ phục vụ...và NHTM thường hay được lựa chọn nhất bởi có những ưu điểm thuận lợi hơn trong đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vốn/tiền vay và các dịch vụ khác đi kèm (nếu khách hàng yêu cầu).

Mặt khác, với tư cách là một doanh nghiệp, doanh nghiệp “đặc biệt” hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ/ngân hàng, các NHTM với hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó trong phạm vi cho phép của pháp luật để thực hiện cho vay nên khi NHTM phục vụ/đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các cá nhân luôn cần và phải có điều kiện nhất định dựa trên đặc điểm/đặc trưng của tín dụng. Vậy là, sự “gặp gỡ” giữa NHTM với khách hàng/các cá nhân có nhu cầu vay vốn/tiền sẽ không thể thành công nếu 02 bên hay 01 bên, NHTM hoặc khách hàng không đạt được yêu cầu, mục tiêu và đương nhiên hoạt động tín dụng/cho vay sẽ không được thực hiện.

Từ những nội dung trình bày dưới những góc độ trên, có thể hiểu mở rộng cho vay tiêu dùng giữa NHTM với khách hàng là “Phạm vi, quy mô cho vay đáp nứng nhu cầu tiêu dùng đã tăng lên thể hiện qua sự gia tăng về quy mô tiền vay, sự đa dạng, phong phú hơn về hình thức/số lượng, “chủng loại” cho vay, đồng thời đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của 02 bên, NHTM và khách hàng cá nhân theo thỏa thuận được ký kết”. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn tổng hợp các tiêu chí/chỉ tiêu đánh giá “Mở rộng cho vay tiêu dùng” và nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong các mục sau.

Một phần của tài liệu 0747 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w