Chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0747 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Nghiên cứu các chủ đề trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như huy động vốn, tín dụng/cho vay và thanh toán... việc xác định và tổng hợp hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu đánh giá là hết sức quan trọng, bởi từ đó có cơ sở thu thập thông tin, tình hình, số liệu có chọn lọc, từ đó phân tích, đánh giá và rút ra các kết quả, kết luận tạo cơ sở cho các đề xuất có tính khả thi, có khả năng vận dụng/ứng dụng trong thực tiễn.

Qua nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã công bố và những nội dung đã được phân tích, luận giải và tổng hợp trên đây, luận văn xác định và tổng hợp hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá “mở rộng cho vay tiêu dùng” sau đây:

1.2.2.1 Mở rộng khách hàng cá nhân vay vốn

Khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân (KHCN) vay vốn nói riêng luôn là mục tiêu hướng tới và cần đạt được của các NHTM thông qua các hoạt động nghiệp vụ nên biến động tăng, giảm (+/-) số lượng KHCN trong kỳ nghiên cứu phản ánh sự mở rộng/thu hẹp cho vay. Chỉ tiêu này được xác định theo số tuyệt đối và tương đối theo công thức như sau:

* Công thức xác định theo số tuyệt đối:

Qkhvtd = Kn - Kn-1 (1)

Trong đó:

- Qkhvtd: Mức tăng, giảm KH VTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước;

- Kn-1: Số lượng KH VTD vay vốn năm n- 1. - n: Kỳ/năm nay;

- n-1: Kỳ/năm trước.

* Công thức xác định theo số tương đối:

Tvtd (%) = Qvta/ Kn-1 x 100 (2)

Trong đó:

- Tkhvtd: Tốc độ tăng trưởng (%) KH VTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước;

- Qkhvtd, KnI và n-1: Như công thức (1).

* Ý nghĩa của (1) và (2) như sau: Neu kết quả các chỉ tiêu QvtdTvtdtăng sẽ phản ánh/cho thấy NHTM đã mở rộng cho vay tiêu dùng (VTD) được mở

rộng với

con số cụ thể theo kết quả tính toán về mức độ mở rộng (số tuyệt đối) và tốc

độ mở

rộng (số tương đối) và ngược lại.

1.2.2.2 Mở rộng về sản phẩm cho vay tiêu dùng

Với mục tiêu HĐKD và giảm thiểu rủi ro các NHTM luôn quan tâm thực hiện đa dạng hóa SPDV, trong đó có CVTD, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

* Công thức xác định chỉ tiêu theo số tuyệt đối như sau:

Qspvtd = Sn - Sn-1 (3)

Trong đó:

- Qspvtd: Mức (+/-) số lượng SP VTD trong kỳ/năm nay so với kỳ/năm trước;

- Sn: Số lượng SP VTD năm n; - Sn-1: Số lượng SP VTD năm n- 1; - n: Kỳ/năm nay;

- n-1: Kỳ/năm trước.

* Công thức xác định chỉ tiêu theo số tương đối như sau:

* Ý nghĩa: Kết quả tình chỉ tiêu Qspvtd> 0, thể hiện/cho thấy NHTM có sự mở rộng về SP CVTD và ngược lại là sự thu hẹp vì đã có SP CVTD kết thúc

Trong thực tiễn, chỉ tiêu này thường chỉ được sử dụng theo số tuyệt đối, ít sử dụng số tương đối và nếu/khi sử dụng chỉ tiêu này theo số số tương thì cách xác định và ý nghĩa tương tự theo công thức (2).

1.2.2.3 Mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng

Quy mô tín dụng nói chung và CVTD nói riêng thường được đánh giá, xác định bởi dư nợ và doanh số cho vay/thu nợ, trong đó, dư nợ tín dụng/CVTD là số tiền NHTM đang cho KHCN vay hoặc số tiền KHCN đang “nợ” NHTM tính theo 01 thời điểm. Doanh số cho vay/thu nợ KHCN là số tiền NHTM đã giải ngân hoặc thu nợ từ KHCN trong kỳ/năm. Trong mục này, luận văn tập trung trình bày về “dư nợ” về cách xác định và ý nghĩa, từ đó có thể vận dụng xác định cách tính và ý nghĩa các chỉ tiêu doanh số cho vay/thu nợ trong đánh giá “mở rộng” CVTD.

* Công thức tính mở rộng CVTD theo số dư nợ tuyệt đối (mức tăng):

Qdnvtd = Dn - Dn-1 (4)

Trong đó:

- Qdnvtd: Mức tăng, giảm dư nợ CVTD trong kỳ/năm so với kỳ/ năm trước;

- Dn: Tổng số dư nợ CVTD cuối kỳ/năm n; - Dn-1: Tổng số dư nợ CVTD cuốikỳ/năm n- 1; - n: Kỳ/năm nay;

- n-1: Kỳ/năm trước.

* Công thức tính mở rộng CVTD theo số dư nợ tương đối (tốc độ tăng):

Tdnvtd (%) = Qdnvtd/ Dn-1 x 100 (5)

Trong đó:

- Tdnvtd: Tốc độ mở rộng CVTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước;

- Qdnvtd Dn-1: Như công thức (4).

* Ý nghĩa: Kết quả tính QdnvtdTdnvtd cho biết mức độ/tốc độ mở rộng CVTD trong kỳ/năm nay so với kỳ/năm trước. Cụ thể, nếu Qdnvtd và Dn-1>0, tức

NHTM đã mở rộng về quy mô, mức dư nợ hoặc mở rộng về tốc độ dư nợ

CVTD và

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

1.2.3.1. Nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng

Như đã phân tích và khẳng định tại một số mục trên, TD/CVTD dựa trên cơ sở tín tưởng và giữ chữ “tín” của 02 bên, cả NHTM và KHCN, đồng thời KHCN phải thực hiện hoàn trả và hoàn trả vô điều kiện khi đáo hạn theo thỏa thuận và đã ký kết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do rất nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trây ỳ không thực hiện nghĩa vụ của KHCN nên NHTM không thu được nợ (gốc/lãi) khi đến hạn. Vậy là, phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu tùy theo thời gian xác định/tính từ thời điểm chuyển nợ quá hạn/nợ xấu và nợ xấu có thời gian chưa trả được nợ nhiều hơn nợ quá hạn.

Nợ quá hạn và nợ xấu thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu các chủ đề dưới góc độ “chất lượng”. Tuy nhiên, luận văn cho rằng có thể sử dụng chỉ tiêu này trong nghiên cứu về “mở rộng” bởi lẽ xuất phát từ đặc điểm, mục tiêu hoạt động và quy định của luật pháp, các NHTM khi thực hiện mở rộng/tăng trưởng TD/CVTD luôn gắn với kiểm soát, bảo đảm chất lượng.

Nợ quá hạn, nợ xấu có thể xác định, tính toán theo số tuyệt đối hoặc số tương đối, cụ thể:

* Theo số tuyệt đối, công thức tính như sau:

Qqhnx = Dđh - Dđtr (6)

Trong đó:

- Qqhnx: Nợ quá hạn, nợ xấu cuối kỳ/năm;

- Dđh: Số tiền vay khách hàng phải trả nợ ngân hàng khi đến hạn,; - Dđtr: Số tiền vay khách hàng trả ngân hàng khi đến hạn.

* Theo số tương đối (tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu) được tính như sau:

Tqhnx (%) = Qqhnx/ Dn x 100 (7)

Trong đó:

- Tqhnx: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại thời điểm xác định, thường là cuối kỳ/năm; - Qqhnx : Như công thức 6;

* Ý nghĩa: Từ kết quả của QqhnxTqhnx cho thấy, nếu tăng liên túc qua các thời kỳ/năm hoặc tăng cao, đột biến thì các NHTM cần xem xét, phân tích đánh giá xác định rõ nguyên nhân và thường tắt chặt, giảm mở rộng/tăng trưởng tín dụng/cho vay và quan tâm đến công tác thu hồi nợ, nhất là nợ quá hạn, nợ xấu.

1.2.3.2. Trích lập dự phòng rủi ro cho vay tiêu dùng

Rủi ro luôn tiềm ẩn, rình rập trong HĐKD của NHTM, nhất là KHTD. Vì vậy, các NHTM cần thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) nhằm tạo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro. Thông thường, thực hiện trích lập DPRRTD được trích theo 02 loại, DPRR chung, tính cho tất cả các khoản vay và DPRR cụ thể tính trên cơ sở phân loại nợ. Theo thông lệ quốc tế và Việt Nam hiện nay đang áp dụng, phân loại nợ được chia thành 05 nhóm (từ nhóm 1 đến nhóm 5) theo chất lượng từ cao xuống thấp với tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tương ứng với 05 nhóm nợ đó là 0%; 10%; 20%; 50%; 100%.

Như vậy, thông thường DPRRTD càng cao phản ánh chất lượng tín dụng thấp và ngược lại và từ đó các NHTM có thêm cơ sở để mở rộng/tăng hay thu hẹp/giảm TD/CVTD.

1.2.3.3. Thu nhập từ tín dụng/CVTD

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, thu nhập vừa là mục tiêu vừa là động lực đối với NHTM, vừa phản ánh và có tác động đến các mặt hoạt động kinh doanh của NHTM. Thu nhập/thu lãi của NHTM từ hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và TD/CVKH CN nói riêng được xác định cụ thể theo số tiền NHTM cho khách hàng vay nhân (x) lãi suất tùy theo kỳ hạn vay và thời hạn cho vay tương ứng. Nếu NHTM thực hiện được thu lãi từ các khoản CV KHCN đúng, đủ, kịp thời đồng nghĩa với CVTD có chất lượng/hiệu quả nên NHTM sẽ có động lực và tích cực, chủ động hơn trong mở rộng tín dụng/CVTD ngược lại.

Trong nghiên cứu và thực tiễn, chỉ tiêu thu nhập này thường được tính toán, so sánh giữa các thời kỳ/năm hoặc xác định thu nhập CVTD/Dư nợ để biết 1 đồng vốn NHTM bỏ ra thu nhập được bao nhiêu?.

1.2.3.4. Sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn

cầu về vốn/tiền để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt đời sông cho bản thân cũng như gia đình, họ/các cá nhân sẽ tìm đến các địa chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu đó và NHTM thường được lựa chọn là một địa chỉ đáng tin cậy... Mặt khác cho thấy, mức độ đáp ứng nhu cầu của các NHTM đối với KH nói chung và KHCN nói riêng khi sử dụng các dịch vụ hoặc VTD không giống nhau.

Vì vậy, sự hài lòng của khách hàng vay vốn là một tiêu chí được sử dụng vì NHTM có khả năng đáp ứng, tạo sự hài lòng cao nhất đối với KH sẽ thu hút được nhiều KH hơn và như vậy vừa mở rộng được vừa mở rộng được quy mô tín dụng.

Thông thường, để đo lường, đánh giá sự hài lòng của khách hàng sẽ tiến hành điều tra khảo sát bằng phiếu điều tra (bảng hỏi) nhằm thu thập các thông tin hữu ích cho phân tích, đánh giá cho mục tiêu nghiên cứu.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của

Ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

* Định hướng phát triển của NHTM. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, nếu trong kế hoạch phát triển của mình các

ngân hàng

không quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu vay vốn để tiêu

dùng cũng sẽ không được quan tâm. Ngược lại, nếu Ngân hàng muốn phát triển

hoạt động cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút

những người có nhu cầu đến với mình. Và khi đó, cung cầu sẽ là điều kiện

thuận lợi

để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

* Chính sách cho vay của NHTM. Một trong các phương pháp quan trọng nhất mà một ngân hàng có thể vận dụng để đảm bảo rằng các khoản cho vay

thuận lợi cho ngân hàng. Nó hướng dẫn cho đội ngũ nhân viên tín dụng các thủ tục, các bước phải tuân thủ và chỉ rõ phạm vi trách nhiệm của họ. Nó giúp cho ngân hàng hướng tới một danh mục cho vay hiệu quả, có thể đạt được nhiều mục tiêu. Những trường hợp ngoại lệ đối với chính sách cho vay của NHTM phải được dẫn giải đầy đủ và lý do phải được giải thích rõ ràng. Bên cạnh đó chính sách cho vay phải linh hoạt để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế và trong các quy định, NHTM cũng cần phải tránh mắc những sai phạm trong hoạt động cho vay.

Nếu như chính sách cho vay tiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của NHTM thì các cá nhân khó có thể vay được những khoản tiền để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Chỉ trừ những trường hợp mà ngân hàng chắc chắn rằng sẽ thu hồi được khoản nợ từ những khách hàng có uy tín. Điều đó được hiểu là chính sách cho vay này không khuyến khích những người dân đi vay để phục vụ mục tiêu sinh hoạt và họ sẽ gặp các khó khăn trong quá trình vay vốn. Ngược lại, khi một ngân hàng xác định cho vay tiêu dùng là một hướng kinh doanh và là mục tiêu của ngân hàng thì ngân hàng mới dồn hết nỗ lực và khả năng để tập trung phát triển lĩnh vực này. Tóm lại, chính sách cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng quyết định tới sự tồn tại và phát triển đối với cho vay tiêu dùng tại NHTM đó.

* Quy mô và uy tín của NHTM. Trong hoạt động ngân hàng khi đi vay tiền thì người dân bao giờ cũng lựa chọn những NHTM lớn và có uy tín. Quy mô của ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu sẽ quyết định mức cho vay tối đa trên một khách hàng.

Qua đó, chúng ta thấy rằng các ngân hàng lớn là những ngân hàng có khả năng cung cấp một danh mục cho vay tiêu dùng đầy đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nếu như một ngân hàng chỉ cung cấp một danh mục thì chỉ có thể đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân và đương nhiên là ngân hàng đó không thể có thế mạnh về cho vay tiêu dùng, người dân khi có nhu cầu vay vì mục đích tiêu dùng sẽ không đến ngân hàng đó. Ngược lại, đối với những ngân hàng có thể đưa ra một danh mục cho vay tiêu dùng đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của

người dân thì tất yếu cho vay tiêu dùng ở đó rất phát triển.

* Năng lực tài chính và khả năng quản trị rủi ro hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM, cụ thể:

- Năng lực tài chính. Muốn mở rộng các hoạt động của NHTM trong đó có cho vay tiêu dùng thì không thể không quan tâm tới quy mô vốn tự có của ngân

hàng đó. Quy mô vốn tự có lớn chứng tỏ năng lực tài chính và khả năng đảm

bảo an

toàn vốn cao, nó đóng vai trò là tấm “đệm lò xo” giúp NHTM chống chọi lại được

các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngày nay, trong quá trình

hội nhập

kinh tế quốc tế thì việc tăng vốn tự có là không thể tránh khỏi. Theo đó, để không

đứng ngoài xu thế trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo yêu cầu các NHTM gia tăng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động

(ví dụ

như tăng hệ số CAR, tăng vốn điều lệ...). Để đáp ứng được những yêu cầu

này, các

NHTM đã và đang xây dựng lộ trình tăng vốn đảm bảo tuân thủ các quy định của

Nhà nước cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước

khi các ngân hàng nước ngoài ngày càng xâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế. Bên cạnh vốn tự có thì khả năng huy động vốn cũng được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng giúp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Khi quy mô huy động vốn càng lớn, NHTM càng có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh của mình, đồng thời với chi phí huy động hợp lý NHTM sẽ có điều kiện cho vay với lãi suất cạnh tranh, nâng cao khả năng thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng tại NHTM.

mong muốn được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng và chính xác. Trong khi đó ngân hàng lại luôn muốn xem xét, thẩm định khoản vay một cách kỹ lưỡng nhằm

Một phần của tài liệu 0747 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w