Những hạn chế

Một phần của tài liệu 0761 mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn hà nội trung tâm kinh doanh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 84)

Thứ nhất, Sản phẩm dịch vụ huy động vốn chưa thực sự tối ưu. Với mục đích đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH khi tham gia gửi tiết kiệm, SHB Trung tâm kinh doanh triển khai hầu hết các SPDV huy động vốn theo chủ trương của SHB, 13 sản phẩm huy động vốn dành cho KHCN và hơn 3 sản phẩm tiết kiệm kết hợp gói tài khoản dành cho KHDN. Tuy danh mục SP DV đa dạng nhưng chưa thực sự nổi bật do không có nhiều cải tiến so với các NH đối thủ, nhiều SP được áp dụng sau các NH bạn, do đó đánh mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường của SP mới.

Ngoài ra, số dư huy động vốn chỉ tập trung tại 1 số sản phẩm quen thuộc như nhóm SP huy động lĩnh lãi linh hoạt như tiền gửi tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng, tiết kiệm không kỳ hạn,....chiếm 73% tổng số dư huy động vốn.

Những sản phẩm của SHB Trung tâm kinh doanh thu hút rất ít KH gửi tiền như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm điều chỉnh lãi suất,....mặc dù các sản phẩm này có ưu điểm và lợi thế rất tốt dành cho các KHCN có nhu cầu đặc thù.

Thứ hai, các SP DV huy động ứng dụng công nghệ hiện đại không đa dạng. Danh mục SP huy động tại SHB Trung tâm kinh doanh hiện chỉ tập trung các SP huy động theo phương thức truyền thống: KH cần tới quầy thực hiện gửi tiết kiệm, thay vì phát triển SP DV ứng dụng công nghệ tiên tiến. Các SP huy động online tuy có nhưng rất ít, chỉ có 2 SP chính và không có nhiều khác biệt về tính năng. Đồng thời, dù lãi suất huy động online cao hơn lãi suất huy động tại quầy nhưng tỷ trọng vốn huy động của 2 SP này cũng không tăng trưởng mạnh, cho thấy loại hình SP này không đươc phát triển đúng hướng, hoặc không phù hợp với thị hiếu KH hiện tại của SHB Trung tâm kinh doanh.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay đi kèm với sự bùng nổ mạnh mẽ của các trang thương mại điện tử, việc bỏ qua các SP DV ngân hàng điện tử trong nghiệp vụ huy động vốn sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của SHB Trung tâm kinh doanh đồng thời bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường vô cùng tiềm năng với khối lượng khách hàng lớn, chi phí huy động thấp do huy động online giảm thiểu chi phí hoạt động về nhân sự, cơ sở vật chất....

Thứ ba, SHB Trung tâm kinh doanh chỉ tập trung huy động vốn nội tệ.Hoạt động huy động vốn của NH mới chỉ tập trung chủ yếu huy động bằng đồng nội tệ. Đây là thực trạng chung nhiều NH gặp phải. Tuy nhiên, SHB Trung tâm kinh doanh cần xem xét việc mở rộng huy động vốn đồng ngoại tệ,

vừa để thu lợi nhuận qua việ bán vốn cho Hội sở SHB, đồng thời bổ sung nguồn vốn ngoại tệ cho SHB Hội sở chính giúp Hội sở chính có vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh với các KHDN xuất nhập khẩu.

Thứ tư, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp (5%-12%) Đây là nguồn tiền không có tính ổn định tuy nhiên có chi phí vốn rẻ và là nguồn ngắn hạn không quá nhạy cảm với lãi suất. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn thấp sẽ có lợi cho SHB trong việc sử dụng vốn dài hạn nhung chi phí huy động tiền gửi không kì hạn có tác dụng pha loãng chi phí huy động vốn bình quân. Trong xu huớng hiện nay, các NH đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ NH thu phí, với các sản phẩm này NH không cần sử dụng nguồn vốn kỳ hạn dài. Khi đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/ tổng tiền gửi (tỷ lệ CASA) đuợc nâng cao sẽ phù hợp với hoạt động kinh doanh của NH đồng thời góp phần cải thiện chi phí huy động bình quân, tăng lãi biên cho NH.

Thứ năm, cơ cấu vốn huy động tập trung nhiều vào KHCN. Huy động vốn từ dân cu cao, góp phần tăng truởng nguồn vốn dài hạn hơn, so với huy động KH là tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là việc tiêu tốn nhiều chi phí hoạt động dành cho đối tuợng KH này, ảnh huởng tới lợi nhuận của đơn vị. Ngoài ra, KHCN dễ thay đổi hơn so với KHDN, bởi KHDN khi đã lựa chọn NH để giao dịch thuờng sẽ sử dụng nhiều SP DV tại NH đó, vì thế việc thay đổi NH thuờng khó xảy ra thuờng xuyên nhu KHCN. Ngoài ra việc tiếp cận KHDN để tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi từ nhóm KH này vừa tăng tính đa dạng cho cơ cấu vốn huy động của SHB Trung tâm kinh doanh, đồng thời gia tăng cơ hội phát triển các DV thu phí đi kèm. Đối với KHDN, không chỉ thu hút đuợc luợng tiền gửi lớn theo chu kỳ kinh doanh của họ, đồng thời có thể phát triển các SP DV về tín dụng, thanh toán, chuyển tiền hay mua bán ngoại tệ đối với các KHDN xuất nhập khẩu

Thứ sáu, chất lượng DV chăm sóc KH không nhận được đánh giá cao.

Theo đánh giá dựa trên kết quả khảo sát KH về chất lượng dịch vụ huy động vốn tại SHB Trung tâm kinh doanh, chỉ số đánh giá quá trình tác nghiệp của CBNV tại Trung tâm vẫn ở mức khá, đặc biệt công tác chăm sóc KH không nhận được nhiều đánh giá tích cực. Vấn đề này nếu để tồn tại lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới uy tín của SHB Trung tâm kinh doanh.

Thứ bảy, hình ảnh và vị thế của SHB Trung tâm kinh doanh chưa cao.

Mặc dù thị phần của SHB Trung tâm kinh doanh tại địa bàn trong những năm gần đây được cải thiện khi so sánh với các NHTM cùng quy mô, tính chất, tuy nhiên hình ảnh, thương hiệu và vị thế của SHB Trung tâm kinh doanh vẫn chưa được nhiều KH đánh giá cao khi so sánh với các thương hiệu lớn hơn như Techcombank, Vietinbank, Vpbank, Sacombank,... Uy tín của SHB Trung tâm kinh doanh hiện chỉ phổ cập tại địa bàn Quận Hoàn Kiếm.

Thứ tám, công tác bổ trợ như nghiên cứu thị trường, quản lý, đánh giá hiệu quả của các sản phẩm huy động yếu. Cho tới nay, công tác nghiên cứu đánh giá thị trường gần như không tồn tại hay được thực hiện nghiêm túc tại SHB Trung tâm kinh doanh. Báo cáo thị trường chỉ được GĐ Trung tâm DVKH thực hiện tại các cuộc họp đánh giá kết quả kinh doanh hàng quý. Bên cạnh đó, SHB Trung tâm kinh doanh không tiến hành theo dõi doanh số giao dịch phân loại theo KH hay SP vì thế công tác báo cáo khó thực hiện do không sẵn có số liệu, cùng với danh mục sản phẩm nhiều nên việc đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm không đủ dữ liệu để thực hiện. Hạn chế này dẫn đến nhiều sản phẩm không được KH ưa thích nhưng vẫn được quảng cáo đồng bộ cùng các sản phẩm khác, gây tốn kém chi phí hoặc nhiều sản phẩm có tiềm năng phát triển nhưng không được chú trọng nên doanh số chưa cao. Công tác báo cáo không được thực hiện thường xuyên, dẫn tới việc

2.3.3.Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nguyên nhân do mục tiêu, chiến lược kinh doanh của SHB Trung tâm kinh doanh. Từ dữ liệu đã phân tích, ta có thể đề ra mục tiêu và chiến luợc kinh doanh của SHB Trung tâm kinh doanh nói riêng và SHB nói chung. Đó là chỉ tập trung phát triển sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, huy động từ dân cu, tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi có kỳ hạn.

Thứ hai, công tác huy động vốn không có nhân sự chuyên trách. Hiện nay, SHB Trung tâm kinh doanh giao chỉ tiêu huy động chủ yếu cho các Giao dịch viên hoặc chỉ tiêu bán chéo cho chuyên viên tín dụng. Chính điều này gây ra hạn chế về công tác nghiên cứu thị truờng, phát triển KHDN. Chức năng nghiệp vụ của Giao dịch viên không cho phép họ có điều kiện phát triển KH, đặc biệt là KHDN, riêng đối với nhóm KH này, cần nhân sự chủ động tìm kiếm, tiếp cận KH. Ngoài ra, do khối luợng công việc quá lớn, khiến cho Giao dịch viên khó có thể thực hiện đuợc công tác báo cáo, quản lý dữ liệu KH. Hạn chế này trở thành bất cập lớn trong truờng hợp SHB Trung tâm kinh doanh cần đánh giá nghiêm túc về sự biến động số du huy động, số luợng KH. Đôi khi thông tin không có sẵn sẽ gây ấn tuợng không chuyên nghiệp khi KH cần tra cứu lịch sử giao dịch.

Thứ ba, công tác đào tạo, nâng cao năng lực CBNV còn hạn chế. Sau khi đuợc tuyển dụng và làm việc tại Trung tâm, hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực tu vấn của CBNV chua đuợc chú trọng đúng mức. Đa phần vẫn duới hình thức tự huớng dẫn nhau giữa các CBNV đi truớc và CBNV mới tiếp nhận, đào tạo chua khoa học, bài bản và có kế hoạch cụ thể, đặc biệt trong việc triển khai các sản phẩm HĐV đặc thù và chất luợng dịch vụ huy động vốn hay đào tạo kỹ năng mềm khi giao tiếp và tu vấn KH.

Trên thực tế, nhiều CBNV tại SHB Trung tâm kinh doanh không thuờng xuyên liên lạc, tu vấn KH định kỳ, tỷ lệ KH gọi đến hotline về tra soát khiếu nại liên quan đến SPDV HĐV chiếm tỷ trọng 5% trong năm 2019.

Bên cạnh đó tinh thần chủ động tuơng tác, chăm sóc và giới thiệu KH các uu điểm SPDV HĐV mới của CBNV SHB Trung tâm kinh doanh chua cao, đa phần do áp lực chỉ tiêu, CBNV mới chủ động bán.

Thứ tư, các SPDV huy động online chưa được chú trọng phát triển. Có thể nhận thấy, SHB Trung tâm kinh doanh không dành nhiều quan tâm tới loại hình SP DV huy động online, cũng không có chiến luợc cụ thể để đẩy mạnh nhóm SP DV này. Không có giải pháp bổ trợ, chỉ có công cụ lãi suất là yếu tố hấp dẫn duy nhất đối với KH khi sử dụng SP DV.

Thứ năm, yếu tố công nghệ thông tin tại SHB Trung tâm kinh doanh chưa tốt. SHB là một trong những NH tiềm năng phát triển hàng đầu Việt Nam. Là một chi nhánh trực thuộc NH, SHB Trung tâm kinh doanh đã triệt để ứng dụng thế mạnh của một NH trực tuyến hiện đại, đem lại nhiều sự tiện lợi cho KH. Tuy nhiên, so sánh với uy tín và sự đa dạng các dịch vụ tiện ích NH khi áp dụng công nghệ thông tin của nhiều NH cùng địa bàn thì SHB Trung tâm kinh doanh chua có đủ tiềm lực cạnh tranh và có dấu hiệu tụt hậu. Ví dụ sản phẩm Livebank nổi bật của TPBank, các dịch vụ NH điện tử miễn phí của Techcombank...., khi nhắc đến dịch vụ NH số của SHB, KH vẫn chua thực sự ấn tuợng về danh mục sản phẩm, dịch vụ, tốc độ giao dịch, giao dịch thân thiện, dễ thao tác. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin nội bộ chua rút ngắn đuợc thời gian cung cấp các báo cáo chi tiết về KH, loại hình sản phẩm của nghiệp vụ huy động vốn.

Thứ sáu, hoạt động Marketing của SHB Trung tâm kinh doanh còn yếu.

SHB Trung tâm kinh doanh mới chỉ tập trung quảng bá cho các sản phẩm truyền thống mà chua tập trung nhiều vào các sản phẩm NH đặc thù,

trong khi đa phần vốn huy động được là từ những sản phẩm này. Hoạt động Marketing NH chưa được quan tâm đúng mức. NH chưa đầy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu KH. Việc tiếp cận dân cư còn thụ động, công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho KH về các sản phẩm truyền thống không được tổ chức thường xuyên liên tục và nội dung hoạt động còn nghèo nàn.

Bên cạnh đó hoạt động marketing chưa được chú trọng phát triển trên các trang mạng xã hội, trong khi hiệu ứng truyền thông trên mạng xã hội có sức lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp đối với KH, đặc biệt với các KH trẻ.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, yếu tố vĩ mô, chính sách của Chính phủ và NHNN. SHB Trung tâm kinh doanh và các NHTM trong nước khác hoạt động dưới sự chỉ đạo của các chính sách vĩ mô Chính phủ và các điều kiện cụ thể của NHNN. Hoạt động huy động vốn còn phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế, mà người trực tiếp điều chỉnh nền kinh tế là Chính phủ, và Chính phủ luôn coi NHTM là một công cụ để điều tiết nền kinh tế theo hướng mong muốn.

Thứ hai, môi trường kinh tế- chính trị xã hội. Trong những năm qua thị trường Tài chính tiền tệ thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng có nhiều biến động, đặc biệt là sự biến động của nền kinh tế Mỹ, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, bắt nguồn từ Hy Lạp... đã ảnh hưởng đến tình hình lớn kinh tế của cả thế giới. Tỷ giá hối đoái, giá vàng, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, giá cả tiêu dùng tăng, những bất ổn về chính trị tạo tâm lý chưa thực sự yên tâm vào hệ thống NH của người dân.

Năm 2017, một số NH TMCP hoạt động yếu kém, buộc phải được sát nhập NH đã khiến cho tâm lý KH gửi tiền hoang mang, mất niềm tin vào hệ thống NH của người dân. Trong những năm gần đây, lạm phát tăng nên người

dân thích cất trữ tài sản dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh và bất động sản hơn là gửi tiền vào NH do tâm lý KH lo sợ đồng tiền trượt giá.

Tính đến thời điểm 2019 thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ gây khó khăn cho hoạt động vốn của NH do thị trường chứng khoán đã thu hút một phần vốn trung, dài hạn từ công chúng và tổ chức kinh tế thay cho gửi vào hệ thống NH.Thị trường tiền tệ chưa phát triển, chưa có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường chứng khoán. Giá cả chứng khoán không phản ánh chính sác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động trên thị trường ngoại tệ, nội tệ liên NH, thị trường mở còn hạn chế. Những yếu kém này đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn của các NHTM nói chung và SHB Trung tâm kinh doanh nói riêng.

Thứ ba, do sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt. Với số lượng NH lớn như hiện nay, áp lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn ngày càng gia tăng đối SHB nói chung và SHB Trung tâm kinh doanh nói riêng. Sức ép cạnh tranh để giữ vững và phát triển nguồn vốn rất gay gắt, đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ khối các NH thương mại cổ phần và các NH nước ngoài. Điều này càng trở nên khốc liệt hơn khi mới đây NHNN đã cho phép một số chi nhánh NH nước ngoài được phép huy động tiền gửi bằng Việt Nam đồng và trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều NH nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, cạnh tranh về lãi suất được xem là hình thức cạnh tranh nổi bật nhất giữa các NH hiện nay. Xét về lãi suất huy động, có thể nói sản phẩm tiết kiệm online của SHB có mức lãi suất rất hấp dẫn so với sản phẩm tiết kiệm tại quầy nhưng chưa đủ cạnh tranh so với lãi suất huy động online kỳ hạn dưới 6 tháng của các NH cùng địa bàn. Mức lãi suất huy động tại kỳ hạn 1 tháng của SHB là 3.85%/năm, lãi suất 6 tháng là 6,1%/năm.Trong khi đó

mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng dao động ở mức 7-7,9%/năm đang đuợc các NH niêm yết nhu Bảo Việt, OCB, NCB, MaritimeBank, Bắc Á Bank... Lãi suất huy động của SHB có thể cạnh tranh với nhóm NH thuơng mai có vốn nhà nuớc ( Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank) hoặc một số NH thuơng mại tu nhân lớn nhu Techcombank, ACB, TPB chỉ áp dụng lãi suất 4,9-5,4%/năm cho các sản phẩm tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng. Ngoài ra, hệ thống NH còn bị cạnh tranh bởi nhiều tổ chức tài chính khác trong việc huy động vốn nhu: bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm buu điện. Hiện nay, mức lãi suất huy động của tiết kiệm buu điện khá hấp dẫn, ở các kỳ hạn ngắn có mức chênh lệch so với lãi suất huy động của các NH thuơng mại quốc doanh. Với mức lãi suất này cộng thêm uu thế về mạng luới, công nghệ, tiết kiệm buu

Một phần của tài liệu 0761 mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn hà nội trung tâm kinh doanh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w