Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV ngày càng tăng.
các DNNVV đã đem đến cho chi nhánh Tây Hà Nội thêm nhiều khách hàng là DNNVV. Dư nợ tín dụng của các DNNVV qua các năm đều tăng trưởng rất mạnh, từ 136 tỷ đồng năm 2015 lên 245 tỷ đồng vào năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 20-24%/năm, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn chi nhánh và các loại hình tín dụng khác.
Số lượng DNNVV không ngừng được tăng lên qua các năm, tại thời điểm
năm 2015 số lượng DVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh là 36 doanh nghiệp thì đến năm 2018 đã tăng lên 89 doanh nghiệp. Công tác tín dụng ngày càng mở rộng tới các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh doanh.
Thứ hai, cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh tế ngày càng đa dạng.
Đối tượng tín dụng đối với DNNVV có xu hướng tập trung vào các khách
hàng DNNVV là các doanh nghiệp cổ phần, các công ty TNHH. Xu hướng tín dụng ngày càng đa dạng ngành nghề hơn nhằm giảm thiểu rủi ro, cụ thể: ngành
xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, xây dựng xây lắp, thiết bị y tế, giáo dục... Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cũng có sự thay đổi, tỉ trọng tín dụng trung dài hạn giảm dần, định hướng gia tăng tín dụng ngắn hạn (vay ngắn hạn chiếm 70-80%)
Thứ ba, chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn luôn được kiểm soát chặt chẽ.
Tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2015 đến năm 2018 đạt trung bình là xấp xỉ 3%- 4%. Theo quyết định 49/2004/TT-BTC ngày 04 tháng 6 năm 2004 hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tố chức tín dụng, các Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn < 5% được xếp loại A, nghĩa là chất lượng tín dụng của Chi nhánh tương đối tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn chưa vượt quá khả năng tự bù đắp của Chi nhánh và các khoản nợ nhóm 2 và 3 hầu hết là các khoản nợ có tài sản đảm bảo đầy đủ, khả năng thu hồi cao; SHB - chi nhánh Tây Hà Nội vẫn đảm bảo lợi nhuận dương sau khi trích lập dự phòng rủi ro.
Đây là một thành công lớn của Ngân hàng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, là kết quả của việc Ngân hàng chú trọng việc phân tích, đánh giá và kiểm tra sát sao khách hàng.
Thứ tư, các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các DNNVV đã phong phú hơn như tín dụng, tài trợ nhập khẩu, bảo lãnh... với thủ tục, quy trình ngày càng được cải tiến.
Riêng đối với hoạt động tín dụng, các phương thức tín dụng ngày càng đa dạng với phương thức tín dụng vốn lưu động và đầu tư dự án đã hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó làm tăng thu nhập cho
Chi nhánh. Thể hiện bằng thu nhập từ lãi vay không ngừng tăng qua các năm từ
2,4 tỷ VND năm 2015 lên đến 4,04 tỷ đồng năm 2018, tăng gần 200% sau 4 năm.
Tóm lại, những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua của Chi nhánh được trình bày ở trên đã thể hiện tính hiệu quả của hoạt động tín dụng DNNVV. Tuy nhiên, với các kết quả đạt được đó vẫn là chưa đủ, các nhà lãnh đạo cần chỉ ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân đối với các hạn chế đó để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng DNNVV.