Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung chính thức bắt đầu vào tháng 7/2018 đã tác động vào nền kinh tế toàn cầu. Với sự hòa nhập ngày càng sâu rộng
với nền kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc, thì vòng xoáy thương mại giữa 2 cường quốc được dự báo sẽ tác động tới xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
theo cả 2 chiều hướng tiêu cực và tích cực. Tác động tích cực sẽ có nhưng không
nhiều. Theo đó, cả Trung Quốc hay Mỹ đều có thể lựa chọn chuyển hướng đầu tư,
sau đó xuất khẩu hàng hóa từ các nước trung gian như Việt Nam sang nước kia để
không phải chịu mức áp thuế cao. Về tác động tiêu cực để giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ, duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy
hàng hóa sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Điều này tạo ra sức
ép cho doanh nghiệp nội địa. Tình hình thế giới vẫn không ngừng biến động khó
lường và nếu sự quản lý thị trường không sát sao sẽ làm cho nền kinh tế đất nước
gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là các DNNVV với năng lực tài chính, năng lực quản lý còn non kém sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Trước thực trạng đó, trong những
năm qua Chỉnh phủ đã đề ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó
các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được lưu tâm. Đặc biệt, ngày 12/06/2017 Quốc Hội đã ban hành Luật hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và
Vừa số
04/2017/QH14 có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 và nghị định số 39/2018/NĐ- CP
quy định về hướng dẫn luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định chính thức
có hiệu lực từ ngày 11/03/2018. Với nội dung hỗ trợ như sau:
(i) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; (ii) Hỗ trợ thuế, kế toán;
(iii) Hỗ trợ mặt bằng sản xuất;
(iv) Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo; cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
(v) Hỗ trợ mở rộng thị trường;
(vi) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; (vii) Hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý
Trong Nghị định 39/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã quy định cụ thể về hỗ trợ thông tin, tư
vấn, phát triển nguồn nhân lực: được miễn phí truy cập thông tin trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV, được hỗ trợ tư vấn bởi mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia, hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh, hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị...
Công tác đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV hiện nay cũng đã được đưa vào kế hoạch hàng năm của các bộ, ngành và địa phương; Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã thu hút được sự tham gia tích cực của các địa phương, tổ chức hiệp hội DN ngành nghề, đã hỗ trợ cho hàng nghìn DNNVV; Chợ Techmart và những chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ đã giúp DN kết nối cung - cầu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.
Nhờ các chương trình trợ giúp trên, DNNVV cũng như các DN khởi nghiệp đã phần nào tiếp cận được nguồn tài chính, tín dụng; tự tin trong kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh... phát triển ổn định, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động... Thông tin do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP Hà
Nội (Hanoisme) cung cấp tại Đại hội Hiệp hội Hanoisme lần thứ V, nhiệm kỳ 2018 - 2023, thì DNNVV đóng góp khoảng 40 - 45% GDP, số DNNVV chiếm tới 98,1%, vốn đầu tư chiếm 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực DN.
Như vậy có thể thấy, Chính phủ đã có sự đánh giá và quan tâm đúng mức hơn đến vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó đã và đang xúc tiến thực hiện những biện pháp hỗ trợ thiết thực đến nhóm doanh nghiệp này, đặc biệt là các chính sách giúp cho DNNVV tiếp cận được các nguồn tín dụng Ngân hàng thương mại. Đây cũng như là một chủ trương khuyến khích các Ngân hàng thương mại, trong đó có SHB, thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng đến các DNNVV vốn là một thị trường lớn đầy tiềm năng đối với các Ngân hàng và các tổ chức tài chính hiện nay.