Chiến lược tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừacủa SHB chi nhánh

Một phần của tài liệu 0874 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH SHB chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 86)

nhánh Tây Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội với các chiến lược của mình đã bày tỏ quan điểm sẵn sàng và mong muốn đầu tư đối với tất cả các khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt phạm vi doanh nghiệp, địa bàn hoạt động, cho tất cả các nhu cầu vốn trừ nhu cầu bị pháp luật cấm, nếu khoản vay có đủ điều kiện tín dụng quy định. Cụ thể như: Chiến lược Phát triển phân khúc bán lẻ, nếu như trước đây, SHB tập trung vào một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản (do có lợi thế các công ty, nhóm công ty của tập đoàn T&T), nhưng hiện nay với chủ trương đa dạng khách hàng, tập trung vào khách hàng SMEs và Khách hàng cá nhân để gia tăng lợi nhuận biên/đồng vốn, SHB đưa ra có gói lãi suất ưu đãi dành cho các đối tượng khách hàng này (vay mua nhà cố định 8,5% trong 02 năm đầu, vay bổ sung vốn lưu động cho các DNNVV 8.5%/năm trong 3 tháng đầu).

Năm 2018, SHB đã phối hợp với hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội để tổ chức cuộc hội thảo, tư vấn và giải đáp

các thắc mắc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan đến các vấn đề tài chính, đồng thời cam kết sẽ dành nguồn vốn giá rẻ nhằm hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Qua các chiến lược đó có thể thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội sẵn sàng hợp tác và tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng trong các dịch vụ Ngân hàng với phương châm: hiệu quả của Ngân hàng do hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng mang lại.

Thực hiện chủ trương, chiến lược của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội và căn cứ vào đặc điểm tình hình trên địa bàn kinh doanh của mình, SHB - chi nhánh Tây Hà Nội cũng đưa ra quan điểm tăng trưởng tín dụng như sau:

- Chủ động tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống và chủ động thu hút thêm khách hàng mới, có chính sách ưu đãi lãi suất với khách hàng có phương án kinh doanh khả thi, có uy tín trong quan hệ tín dụng, có tài sản đảm bảo để tạo nguồn dư nợ ổn định cho chi nhánh và cũng tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận được nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực kinh doanh với phương châm “Ngân hàng với doanh nghiệp cùng hợp tác”.

- Tăng trưởng thị phần tín dụng theo hướng đầu tư khép kín gồm: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, gắn nghiệp vụ tín dụng với thanh toán kể cả thanh toán quốc tế; ưu tiên tín dụng đầu tư vào sản xuất kinh doanh

- Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Việc Tăng trưởng tín dụng không có nghĩa là tín dụng tràn lan mà nằm trong khả năng kiểm soát, quản lý của chi nhánh. Tích cực tìm kiếm những phương án kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi để đầu tư khi thoả mãn các điều kiện quy định.

- Tăng trưởng tín dụng đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của khách hàng, đồng thời phải đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng và tuân thủ đúng pháp luật, quy định, quy chế tín dụng.

Một phần của tài liệu 0874 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH SHB chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w