Đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu 0874 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH SHB chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

Ngành Ngân hàng là ngành mũi nhọn, có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt đây cũng là ngành ẩn chứa rất nhiều rủi ro liên quan đến cả hệ thống tài chính, ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn và ổn định của quốc gia. Do vậy, lĩnh vực này luôn chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của Nhà nước và cụ thể là trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước. Cũng chính vì thế mà sự tồn tại và vươn lên của các Ngân hàng không chỉ bằng nỗ lực của bản thân mỗi Ngân hàng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, Ngành liên quan. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý

nhằm tăng trưởng hoạt động tín dụng một cách bền vững cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM.

3.3.1.1. Tăng cường vai trò giám sát đối với hoạt động tín dụng

Các định hướng, chính sách của Nhà nước vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài chính Ngân hàng, nó ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của các Ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, đổi mới các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn hoạt động đối với các NHTM.

Song song với việc ban hành, hoàn thiện hệ thống văn bản nói trên, Nhà nước cũng cần tăng cường thực hiện việc kiểm tra giám sát từ xa đối với hoạt động của Ngân hàng. Nhà nước uỷ quyền cho Ngân hàng Nhà nước, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với các NHTM tiến hành thành lập các tổ thanh tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của các Ngân hàng và có biện pháp giải quyết kịp thời khi có sai phạm cũng như rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, Nhà nước chỉ nên thực hiện việc giám sát từ xa, mà không nên trực tiếp can thiệp quá sâu đến hoạt động của từng Ngân hàng, nên để các Ngân hàng có quyền tự chủ trong mọi hoạt động của mình, Nhà nước chỉ can thiệp khi có sai phạm xảy ra và với những phán quyết vượt quá thẩm quyền của các Ngân hàng.

3.3.1.2. Xây dựng và phát triển Ngân hàng dữ liệu chuyên cung cấp thông tin

Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNVV là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác đánh giá, phân tích DNNVV trong công tác tín dụng. Vì vậy, việc thu thập thông tin về doanh nghiệp luôn được các cán bộ tín dụng hết sức quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ quan hay công ty nào chính thức tổ chức việc thực hiện cung cấp thông tin về chính các doanh nghiệp, về mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.

Bộ, Ngành, cơ quan chức năng nghiên cứu và thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, xử lý, tư vấn, cung cấp thông tin,... Tổ chức này có thể thành lập dưới dạng một cơ quan Nhà nước do Chính phủ trực tiếp quản lý hoặc có thể là một công ty kinh doanh chuyên thu thập và xử lý thông tin rồi bán lại cho các đối tượng cần chúng. Đi đôi với việc làm này, Nhà nước cũng phải ban hành các văn bản hướng dẫn việc mua bán thông tin do những tổ chức này cung cấp. Qua tổ chức này, các Cơ quan, Bộ ngành cần phải tiến hành thu thập và trao đổi, xử lý và chuẩn hoá các thông tin về tình hình hoạt động của mình, từ đó có những thông tin đưa ra một cách hệ thống, thường xuyên và đầy đủ. Việc làm này không chỉ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn góp phần rất lớn vào việc tạo thuận lợi cho công tác thu thập, xử lý các thông tin tại Ngân hàng.

3.3.1.3. Xây dựng một hệ thống kế toán thống nhất, đồng bộ và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các DNNVV đều song song tồn tại hai loại báo cáo: nội bộ và thuế, ít thực hiện báo cáo kiểm toán, gây khó khăn cho công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp vay vốn của các Ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần ban hành những quy định đi kèm với những chế tài bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất một chế độ kế toán, phải thực hiện kiểm toán bắt buộc và công khai quyết toán của doanh nghiệp, trong báo cáo tài chính các doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, việc kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, Nhà nước phải quy định rõ những chế tài, biện pháp xử lý đối với những doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện sai việc kiểm toán, các doanh nghiệp cố tình sửa đổi báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho mình.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần từng bước giảm thiểu những ưu tiên, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước, có nhiều biện pháp khuyến khích sự phát

triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa hai loại hình doanh nghiệp này.. Nên xây dựng một Ngân hàng chuyên trách hỗ trợ những DNNVV có ý tưởng kinh doanh độc đáo, khả thi và hiệu quả nhằm giúp các DN thiếu tài sản đảm bảo được vay vốn ưu đãi, từ đó nuôi dưỡng phát triển giúp các DNNVV lớn dần.

Một phần của tài liệu 0874 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH SHB chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w