Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với các NHTM. Vì vậy, quyết định của Ngân hàng Nhà nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đối tượng tham gia thị trường tài chính. Để cho hoạt động tín dụng của các NHTM được an toàn và hiệu quả, xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:
3.3.2.1. Ban hành, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các tổ chức tín dụng về tín dụng DNNVV.
Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính tiền tệ trên thế giới để đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại, ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng để từ đó có thể quản lý hoạt động của các Ngân hàng đảm bảo phát triển an toàn và bền vững.
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quy chế tín
dụng đối với khách hàng đặc biệt là các DNNVV của tổ chức tín dụng là chưa thật sự hợp lý, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thành phần kinh tế
này. Ngân hàng Nhà nước cần có những bổ sung sửa đổi nhằm quy định rõ ràng
hơn và đơn giản hoá các điều kiện tín dụng đối với các DNNVV, quy định cụ thể
về các ưu đãi về mặt thủ tục, lãi suất, thời hạn tín dụng đối với các doanh nghiệp
này tại các Ngân hàng thương mại.
Hơn nữa, mặc dù đã có quy định Ngân hàng được lựa chọn khách hàng tín dụng không có tài sản đảm bảo, nhưng chưa có một chuẩn mực nào đánh
giá khả năng tài chính hoặc mức độ tín nhiệm của khách hàng. Vì thế, hầu hết các khoản vay của các DNNVV phải có tài sản đảm bảo, trong khi giá trị tài sản của doanh nghiệp thường bị đánh giá thấp, các bất động sản thì không đủ giấy tờ hợp lệ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn để tạo điều kiện cho DNNVV được vay vốn Ngân hàng, đồng thời các Ngân hàng cũng dễ dàng hơn trong việc cấp tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng và vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng
- Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc. Một mặt cần sắp xếp Trung tâm này trở thành một trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính - Ngân hàng. Mặt khác Trung tâm cần phối hợp với các Cơ quan, Bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng, phong phú hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực khác nhau.
- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của Trung tâm, các văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, quy định cụ thể các nội dung như nguồn cung cấp thông tin, các chỉ tiêu thu thập, người sử dụng thông tin.
- Ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng phải tham gia vào Trung tâm, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
3.3.2.3. Xây dựng hệ thống Ngân hàng lành mạnh, xóa bỏ dần các NHTM kinh doanh yếu kém, nợ xấu nhiều.
- Trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đặt ra mục tiêu tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng: Thực hiện bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát, đổi mới công tác điều hòa lưu thông tiền mặt. Bên cạnh đó, các TCTD tiếp tục đổi mới quản trị DN theo thông lệ quốc tế, tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô về vốn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh và cấu trúc hệ
thống các TCTD.
Với chủ trương như trên, rất mong NHNN sát sao trong hành động nhằm thực hiện được các mục tiêu đề ra.