Thứ nhất, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội là cơ quan quản lý cấp trên của SHB - chi nhánh Tây Hà Nội. Các quy định và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động không chỉ của SHB - chi nhánh Tây Hà Nội mà ảnh hưởng tới cả toàn hệ thống. Để tăng trưởng tín dụng DNNVV thì lãi suất tín dụng cần phải đảm bảo tính cạnh tranh so với các Ngân hàng khác. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cần xem xét vấn đề về lãi suất tín dụng, đặc biệt là vay ngắn hạn. Với mức lãi suất vay ngắn hạn hiện nay là tương đối cao trên thị trường nên khó cạnh tranh với các Ngân hàng trên cùng địa bàn.
Thứ hai, việc tuyển dụng, bổ nhiệm và chế độ đãi ngộ tốt sẽ giúp Ngân hàng phát triển bền vững, giữ chân nhân tài. Vị trí, nhiệm vụ phù hợp với năng lực, trình độ sẽ khuyến khích cán bộ phát huy được khả năng của họ, nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cần quan tâm hơn nữa về việc đào tạo thường xuyên để nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ nhân viên Ngân hàng. Khuyến khích cán bộ QHKH giỏi bằng nhiều biện pháp cả vật chất và tính thần như: khen thưởng, cho đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài, quy hoạch vào các vị trí cao 110'11...
Thứ ba, để có thể thực hiện chiến lược tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả các dịch vụ Ngân hàng đối với một khách hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cần đẩy mạnh tăng cường số lượng, chất lượng các dịch vụ Ngân hàng không chỉ riêng sản phẩm tín dụng.
Thứ tư, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cần xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ và cập nhật về các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, có bộ phận chuyên trách hoặc liên kết với các Công ty Thẩm định giá uy tín nhằm rút ngắn thời gian định giá, đưa ra giá phù hợp với thị trường và chính sách của Ngân hàng.
Thứ năm, xây dựng quy trình xếp hạng tín dụng, phê duyệt tín dụng tự động để giảm thiểu thời gian làm hồ sơ giấy như hiện tại, rút ngắn thời gian làm hồ sơ để cán bộ tập trung đi phát triển & quản lý Khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã trình bày ba nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, nghiên cứu định hướng hoặt động nói chung và định hướng hoạt động tín dụng đối với DNNVV nói riêng tại SHB - chi nhánh Tây Hà Nội trong thời gian tới. Thứ hai, trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tại Chi nhánh trong thời gian tới, thực trạng tín dụng trong thời gian qua, tác giả đã xây dựng hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Thứ ba, luận văn đã trình bày một số kiến nghị quan trọng với Nhà nước, Bộ ban ngành, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội để bảo đảm các giải pháp trên có thể thực hện được một cách đồng bộ, phát huy hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hiện nay hoạt động kinh doanh Ngân hàng đang trên đà cạnh tranh rất gay
gắt, các Ngân hàng không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn để chiếm lĩnh thị phần
và mở rộng các loại hình kinh doanh đa năng, đa dạng. Trong bối cảnh các Ngân
hàng và các công ty tài chính đang tập trung sang phát triển Ngân hàng bán lẻ, đây cũng là phần kinh doanh vô cùng tiềm năng mà các Ngân hàng cũng như các
tổ chức tín dụng đang hướng đến, được dự tính sẽ bùng nổ trong tương lai không
xa. Và tín dụng đối với DNNVV là một trong những lĩnh vực rất quan trọng trong tín dụng bán lẻ.
Để phát triển tín dụng đối với DNNVV, bên cạnh các sản phẩm và cách thức làm truyền thống hiện hữu, Ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới hơn nữa để ngày càng đáp ứng được tối đa nhất các nhu cầu của khách hàng , giúp Ngân hàng được phát triển đúng tầm và ngày càng vững mạnh. Vì lẽ đó, tác giả đã mạnh dạn đào sâu nghiên cứu, hy vọng góp phần vào việc phát triển hơn nữa hoạt động này tại SHB - chi nhánh Tây Hà Nội. Nội dung trình bày trong luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng trong NHTM, tín dụng đối với DNNVV, thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại SHB - chi nhánh Tây Hà Nội nhằm khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động này trong định hướng phát triển thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại của Chi nhánh. Từ đó đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh, kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng đối với DNNVV, tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc phát triển tín dụng đối với DNNVV.
Tác giả mong rằng, với đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại SHB - chi nhánh Tây Hà Nội”, luận văn sẽ góp phần thúc đẩy, phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tại SHB - chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nói chung.
thêm nhiều kiến thức về phát triển tín dụng DNNVV cả về lý luận và thực tiễn. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sai sót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong sẽ được sự quan tâm đóng góp ý kiến để bài luận văn này có thể hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Thu nhập của hàng loạt ngân hàng đang phải lệ thuộc trên 70% vào hoạt động tín dụn”, http: //cafef. vn/thu-nhap-cua-hang-loat-ngan-hang-dang-
phai-le-thuoc-tren-70-vao-hoat-dong-tin-dung-20170208101328921.chn
2. “Gỡ khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận tín dụng”
https://laodong.vn/kinh-te/go-kho-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-trong- tiep-can-tin-dung-625079.ldo
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Luận văn “Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hải Vân - Đà Nằng” (Nguyễn Trương Thuần Mẫn - Đại học Đà Nằng, 2012).
5. Luận văn “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Viêt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội” (Nguyễn Thị Thùy Hương, 2014).
6. Luận văn “Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV” (Đặng Thị Thanh Mai - Đại học Kinh tế - ĐHQGHN,2015)
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Báo cáo nợ xấu từ năm 2015 đến 2018, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Tây Hà Nội.
9. Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro từ năm 2015 đến 2018,
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Tây Hà Nội.
10. Báo cáo thực hiện từ năm 2015 đến 2018, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Tây Hà Nội.
11. Peter S. Rose, “Quản trị Ngân hàng thương mại” bản dịch tiếng Việt, NXB Tài chính 2001.
12. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Lan (Đồng chủ biên) (2014),
Giáo trình Tín dụng Ngân hàng- Nhà xuất bản Thống Kê.
13. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi và tập thể giảng viên HVTC, “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính 2005.
14. Quyết định số: 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc NHNN ban hành Quy chế tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 15. Quyết định số: 38/QĐ- HĐQT ngày 02/10/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội về tín dụng đối với khách hàng.
16. Quyết định số: 26/QĐ-TGĐ ngày 25/09/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội về việc ban hành quy trình tín dụng đối với DNNVV
17. Quyết định số: 02/2014/TT-NHNN ngày 17/01/2014 của Thống Đốc NHNN
ban hành Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.
18. Tạp chí Ngân hàng, thời báo Ngân hàng các năm 2016, 2017, 2018 19. Tạp chí kinh tế và phát triển các năm 2016, 2017, 2018