Rủi ro tín dụng là khả năng không trả được nợ hoặc chậm thanh toán khi đến kỳ hạn trả nợ. Đây là rủi ro thường gặp nhất đối với ngành Ngân hàng. Các DNNVV thường không thể cung cấp thông tin tài chính có thể xác minh được, năng lực tài chính, quản lý đều thiếu nên khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tương đối cao. Vì thế, đa số các khoản vay đối với DNNVV đều yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Nhưng khó khăn là DNNVV thường thiếu tài sản thế chấp, hoặc TSĐB không phù hợp với chính sách Ngân hàng, hoặc đủ tài sản thì phương án kinh doanh không thực sự hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng thì Ngân hàng cần xây dựng một quy trình quản lý rủi ro trong cả ba giai đoạn: thẩm định, giải ngân và kiểm soát sau giải ngân.
Trong giai đoạn thẩm định, Ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp đánh
giá ban đầu thông qua tổng hợp các dữ liệu mà các doanh nghiệp cung cấp cũng
như thông tin nghiên cứu được nhằm lượng hoá các rủi ro của các nhóm khách hàng, từ đó có thể thiết lập chính sách lãi suất tín dụng và điều kiện tín dụng để
được tài trợ vốn. Cụ thể: Xây dựng bộ phận thẩm định chuyên trách cho từng lĩnh vực, có Ngân hàng dữ liệu tham khảo về ngành đó, trực tiếp thẩm định ... nhằm đưa ra quyết định một cách khách quan và toàn diện nhất.
Ở giai đoạn giải ngân, Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro tín dụng bằng cách
kiểm tra hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn một cách chặt chẽ. Tuân thủ các quy định về phương thức thanh toán, nguồn tiền trả nợ và hàng tháng theo dõi dòng tiền, kiểm tra dư nợ tại các TCTD.
Trong giai đoạn cuối cùng kiểm tra giám sát sau tín dụng, nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn này là nhận biết và giải quyết các khoản vay có vấn đề trước khi thành nợ xấu. Việc này bao gồm khả năng phản ứng nhanh đối với các trường hợp khách hàng có dấu hiệu quá hạn, đồng thời duy trì một mối quan hệ thương mại tốt đẹp với khách hàng càng lâu càng tốt, và giảm thiểu tổn thất khi không thể tránh được. Để quản lý rủi ro tín dụng trong giai đoạn này một cách hiệu quả, Ngân hàng đã xây dựng bộ phận chuyên trách quản lý các khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, quan trọng nhất là các cán bộ QHKH phụ trách khoản vay phải luôn giám sát dòng tiền, tăng cường trao đổi với công ty nhằm phát hiện dấu hiệu suy giảm tình hình kinh doanh, biến động nhân sự, tài sản kịp thời để có biện pháp ứng phó phù hợp.
3.2.4. Đào tạo nhân sự quan hệ phòng khách hàng doanh nghiệp bài bản chuyên nghiệp
Kể từ năm 2014, SHB - chi nhánh Tây Hà Nội đã tách phòng Khách hàng thành Phòng KHDN và phòng KHCN. Trong phòng KHDN thì phân chia một cán bộ phụ trách KHDN lớn, 05 cán bộ phụ trách Khách hàng SME, 02 cán bộ phụ trách mảng tài trợ thương mại, 01 trưởng phòng phụ trách chung. Mặc dù đã được chuyên trách để bán hàng và chăm sóc đối tượng Khách hàng SME, tuy nhiên do, cán bộ còn trẻ, hầu hết là cán bộ có nghiệp vụ tín dụng dưới 3 năm, do vậy mà hiệu quả bán hàng, công tác chăm sóc khách hàng và phát hiện dấu hiệu rủi ro vẫn chưa thực sự hiệu quả. Thêm nữa, các cán bộ thường phải quản lý nhiều doanh nghiệp, nhiều loại hình, chưa đủ điều kiện về nguồn nhân lực để phân công cán bộ phụ trách một số lĩnh vực nhất định mà cán bộ am hiểu trong tín dụng, nên chưa tạo cơ hội cho cán bộ
trẻ nắm chắc được khách hàng tìm và áp dụng những biện pháp pháp phù hợp khi tín dụng, hạn chế tổn thất cho Ngân hàng.
Chất lượng nhân viên Ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của sản phẩm tín dụng. Và họ chính là hình ảnh của Ngân hàng trong mắt khách hàng. Cán bộ QHKH là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thu thập thông tin và phân tích thông tin để ra quyết định tín dụng hay không tín dụng. Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai... là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Hàng năm tại SHB - Chi nhánh Tây Hà Nội luôn tuyển dụng cán bộ QHKH mới, cử chuyên viên có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn kèm cặp chuyên viên mới, tiếp tục đào tạo, đào tạo lại (cử cán bộ đi học các lớp ngắn hạn về thẩm định dự án, phân tích tài chính...), kết hợp với đào tạo chuyên môn hoá để cán bộ QHKH nắm được kiến thức, quy trình của các ngành nghề từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng giảm chi phí và thời gian thẩm định tín dụng. Ngoài ra, luôn luôn giữ “tâm trong sáng” và đạo đức nghề nghiệp để không bị cám dỗ đưa ra các quyết định gây tổn hại cho Ngân hàng.