Thứ nhất, về quy mô tín dụng vân chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn.
Mặc dù quy mô tín dụng đã được chi nhánh chú trọng song tỷ trọng dư nợ
tín dụng đối với DNNVV vẫn còn thấp so với dư nợ của toàn Chi nhánh và so với hệ thống các Ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội. Số lượng các DNNVV được tiếp cận vốn của Chi nhánh vẫn còn ít và chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo mà Chi nhánh đã đề ra.
Thứ hai, về cơ cấu dư nợ tín dụng DNNVV chưa cân đối giữa dư nợ tín dụng trung dài hạn và dư nợ tín dụng ngắn hạn.
cân đối lớn. Trong đó tỷ trọng dư nợ trung hạn tương đối cao (khoảng 35- 40%). So với các khoản tín dụng ngắn hạn thì các khoản tín dụng trung hạn có rủi ro tín dụng cao hơn nhưng thu nhập ổn định hơn, còn nếu so với các khoản tín dụng dài hạn thì các khoản tín dụng này lại có độ rủi ro thấp hơn. Do vậy, xét trên tính hiệu quả chung của hoạt động tín dụng DNNVV thì cần xác định một cơ cấu tín dụng phù hợp, để đảm bảo nguồn thu nhập thường xuyên và độ rủi ro là thấp nhất. Tuy nhiên, định hướng chung của SHB sẽ giảm dần dư nợ trung dài hạn do theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc NHNN, quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng tín dụng trung hạn và dài hạn của Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là 45%, dự kiến đến năm 2019 giảm còn 40%.
Thứ ba, chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Nhìn chung chất lượng tín dụng của Chi nhánh còn chưa cao, còn tiềm ẩn 1 số rủi ro đối với khoản vay lớn, một số khoản vay đối với các ngành: thức ăn chăn nuôi, xây dựng.. do chịu sự biến động mạnh của thị trường.
Trong cơ cấu nợ xấu DNNVV của Chi nhánh, nợ nhóm 5 vẫn chiếm khá cao. Do các khoản nợ này rất khó thu hồi (TSĐB là hàng hóa), khách hàng lại có dấu hiệu lừa đảo, không thiện chí trong việc trả nợ.
Thứ tư, về khả năng sinh lời chưa cao
Thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.
Theo thống kê, trên địa bàn quận Cầu Giấy đến năm 2018 có khoảng gần 5.000 Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có rất nhiều các cơ sở giáo dục chất lượng. Mặc dù tại SHB - chi nhánh Tây Hà Nội, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn liên tục tăng qua các năm nhưng rõ ràng con số đó chưa phải là lớn, chưa phản ánh được hết tiềm năng vị thế trên địa bàn hoạt động.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Điều này một phần xuất phát từ việc các DNNVV ở Việt Nam chưa được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với nguồn tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó còn do năng lực tài chính từ phía các DNNVV chưa cao; tính công khai, minh bạch về tài chính còn thấp gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình thẩm định để tín dụng.