HTX dịch vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 38)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.2.2.1. HTX dịch vụ nông nghiệp

* Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) là những yếu tố cần thiết hoặc cần có cho quá trình sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm nào đó trong nông nghiệp (ví dụ cung cấp giống cây trồng, tưới, tiêu nước, bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh...), mà

người sản xuất không có sẵn, không thể tạo ra được, hoặc nếu tự làm cũng không có hiệu quả, vì thế họ phải tiếp.nhận các yếu tố đó từ bên ngoài bằng các cách thức khác nhau như: mua, bán, traođổi, thuê …DVNN có cácđặcđiểm sau:

- Tính thời vụ: Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, vì vậy hoạt động DVNN cũng mang tính thời vụ rõ nét. Nghĩa là việc cung ứng, sử

dụng các DVNN chỉ xuất hiện vào những khoảng thời gian nhất định trong năm,đặc biệt là những dịch vụcho ngành trồng trọt.

Trong thị trường dịch vụ nông thôn, các thành phần kinh tế khác nhau tham gia dịch vụ ngày càng đông đảo. Do đó, cạnh tranh giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường ngày càng khốc liệt. HTX muốn mởrộng dịch vụcó hiệu quả, không có cách nào khác là phải tìm mọi cách cạnh.tranh thắng lợi, phù hợp với thế mạnh của mình như nâng cao chất lượng, hạ giá dịch vụ, cung cấp kịp thời, thuận tiện và có cách tiếp thịphù hợp v.v...

- Tính có thể tự thực hiện: Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp là sản xuất

đơn giản, ít đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Những dịch vụ có tính lao vụ nhưlàm

đất, chăm sóc, phòng trừsâu bệnh... người sản xuấtđều có thểtựlàm lấyđược.

DVNN chỉ có hiệu quả cao khi được thực hiện đồng thời và trên phạm vi rộng lớn. Những loại dịch vụnàyđòi hỏi sự hợp tác của cả bên cung cấp dịch vụ và bên sửsửdụng dịch vụ. Cho nên, những loại dịch vụnày cần ưu tiên được trong lựa chọn và tổ chức hoạt động, đồng thời, cần khuyến khích xã viên sử dụng dịch vụ

của HTXđể giảm thấp chi phí sản xuất của hộ.

Nhiều DVNN còn mang tính chất định.tính cao như dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ

thực vật, khuyến nông… làm cho việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, ký kết hợp

đồng. giao khoán và đặc biệt là hạch toán, thanh toán hợp đồng rất khó khăn, thậm chí không thực hiện được. Hệ quả là thiệt thòi cho người sửdụng dịch vụ và sự mất công bằng giữa xã viên với nhau. Việc tính đơn giá dịch vụ tưới, tiêu căn cứ vào diện tích (đầu sào) nhưhiện nay không còn hợp lý, vì nó không tính đến chất lượng của dịch vụmà HTX cung cấp.

* HTX dịch vụ nông nghiệp: Tổ chức và hướng dẫn được xã viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ

nhau mang tính cộngđồng. Theo mô hình này, HTX cầnđạtđược:

+ Tổ chức xã viên, nông dân thực hiện quá trình sản xuất vì lợi ích chung của kinh tế mỗi hộ gia đình và cộng đồng. Đây là bước đầu tiên và hết sức quan trọng thông qua công tác tuyên truyền, vận động để nông dân hiểu rõ lợi ích của việc hợp tác. Thực hiện tốt vấn đề trên, thực chất là làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng nhau hợp tác trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả, xác định cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế hợp lý…tạo ra vùng sản xuất sản phẩm tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Vấn đề

này tư nhân không thểlàmđược mà chỉcó HTX.

+ Tổ chức dịch vụ đầu vào sản xuất kinh tế hộ: Tùy theo điều.kiện cụ

thểtừng nơi, từng HTX như: cơ sở vật chất - kỹthuật, vốn, khảnăng của cán bộ; nhu cầu của xã viên mà HTX tổ chức ít hay nhiều hoạt động dịch vụ như: dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ cung ứng vật tư, làm đất, bảo vệ thực vật, thú y, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụvốn, dịch vụtiêu thụnông sản phẩm…

+Thực hiện những hoạt động mang tính cộng đồng xã hội. Tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động mà HTX tổ chức bộ máy quản lý thích hợp để có thể

hình thành các tổ, đội dịch vụnhư: tổ dịch vụlàm đất, tổdịch vụvật tư, tổ dịch vụ

tín dụng, tổ khoa học kỹthuật, tổ tiêu thụ sản phẩm…Hoạt động dịch vụkhông chỉ

cho xã viên HTX mà cho cảnhững hộngoài HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)