NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 105)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

H UẾ

3.3.1. Giải pháp về nguồn vốn

Dựa trên thực trạng về nguồn vốn của các HTXNN ở huyện Phú Vang, Thừa

Thiên Huế mà tôi đã phân tích ở trên, ta nhận thấy tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nghiêm trọng, dẫn đến HTX bị động về nguồn vốn, không đủ vốn cho hoạt

động cung ứng các dịch vụvì thếhiệu quả kinh doanh chưa cao.

Căn cứ vào phương hướng cung ứng các loại dịch vụ của HTX, nhiệm vụ kế

hoạch từ đầu năm mà xây dựng kế hoạch huyđộng và sử dụng nguồn vốn. Cuối năm báo cáo trướcđại hộithường niên vềtình hình nguồn vốn, thu, chi, chia lãi và dựkiến nguồnvốn trong thời gian tới.

Trong thời gian này, giải pháp huy động vốn trong dân cũng như vay vốn ngân hàng ngày càng khó thực hiện. Vì t hế, HTX nên khuyến khích cán bộ

quản lý góp thêm vốn. Bên cạnh đó, đại hội xã viên thường niên phải xây dựng

được các chếtài để thu hồi nợ kheđọng kéo dài bằng cách bắt buộc và cưỡng chếtài sản của những xã viên chây lì, cốtình không trảnợ. UBND các cấp không được can thiệp sâu vào phương thức hoạt động cung ứng các loại dịch vụ của các HTXNN nhưng cần quan tâm, hỗ trợ về mặt pháp lý để các HTX thu hồi được vốn bị xã viên chiếm dụng trong thời gian dài.

Một số dịch vụ như cung ứng vật tư phân bón, dịch vụ bảo vệ thực vật, các HTX có quy mô sửdụng dịch vụnhỏnên liên kết với nhauđể cùng góp vốn, liên

hệ với các trạm vật tư phân bón của các công ty trong tỉnh như Công ty giống cây

trồng Thừa Thiên Huế, Công ty phân bón Thừa Thiên Huế để mua vật tư, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật. Giải pháp này góp phần giảm bớt chi phí vận chuyển, chi phí quản lý, chi phí giao dịch, giảm bớt áp lực vềvốn kinh doanh đồng thời tăng khả năng cạnh tranh về giá, bên cạnh đó còn được hướng dẫn kỹthuật miễn phí của các công ty cho các HTX quy mô nhỏ- lợi thếnày hơn hẳnđối với tưnhân.

3.3.2. Giải pháp về đào tạo cán bộ HTX

Qua nghiên cứu, đa số đội ngũ cán bộ quản lý của các HTXNN ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, ở huyện Phú Vang nói riêng đã được đào tạo, bồi dưỡng qua các lớp nghiệp vụ cơ bản, có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, qua

điều tra thực tế cho thấy cán bộ quản lý các HTX phần nhiều tuổi đã cao, vì vậy, sự nhanh nhẹn, sáng tạo, mạnhdạn trong xây dựng hướng đi, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm về dịch vụ của HTX bị giảm một cách rõ rệt và đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh dịch vụ củacác HTX.

Thực trạng tại huyện Phú Vang, việc lựa chọn người để đào tạo lớp cán bộ kế cận của HTXNN gặp rất nhiều khó khăn; n hữ n g người trẻ và có trình

độ thì không chấp nhận làm việc tại HTX, những người trẻ chấp nhận làm việc ở

HTX thường có trình độ thấp, sống phụ thuộc giađình, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, khả năng thuyết phục người nông dân làm theo vì vậ y

rất thấp. Do đó, thay vì lựa chọn những đối tượng trên, HTX chọn lựa những nông dân sinh sống tại địa bàn có tuổi đời không quá trẻ, là điển hình hoặc có sự

sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp, có tâm huyết trong lao động nông nghiệp, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong cung ứng dịch vụ để đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, họ vừa có điều kiện gắn bó công việc với HTX, vừa có điều kiện

hỗ trợ công việc gia đình, lại có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, dám nghĩ, dám làm, khi làm cán bộ quản lý HTX họ sẽ có tính thuyết phục cao hơn. Đào tạo phải

ưu tiên trước hết cho đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp như kiếnthức vềtrồng trọt,chăn nuôi, thủy lợi, làm

đất, làm giống và bảo vệ thực vật… nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ,

phục vụtốtcho công tác quản lý, điều hành và cung ứng dịch vụcủa HTX.

3.3.3. Giải pháp quản lý HTX

Hiện nay, sự phân công phụ trách chuyên môn giữa giám đốc và trưởng

ban kiểm soát ở các HTX như HTX Phú An, HTX Vinh Xuân và HTX Lộc Sơn

còn chưa rõ ràng, điều này dẫn đến tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết công việc. Các HTX phải xây dựng và quy định rõ ràng, cụ thể

trách nhiệm của từng thành viên trong Ban quản lý HTX theođiềulệ và luật HTX.

Các HTXNN ở huyện Phú Vang nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh ThừaThiên Huế nói chung xây dựng nhiệm kỳ của b a n quản lý từ 2,5 nămđến 3 năm. Vì nhiệm kỳ quá ngắn nên không khuyến khích được cán bộ đầu tư hết

công sức cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX. Vì vậy, thông qua đại hội thường niên, các HTX nên xây dựng nhiệm kỳ của cán bộ

quản lý 5 năm, để cán bộ yên tâm hơn và có đủ thời gian, kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ, áp dụng các loại dịch vụ lâu dài, nâng cao được chất lượng dịch vụ, từ đó tăng hiệu quả hoạt độngcủa HTX.

Cán bộ quản lý của các HTX như Phú Lương 1, Phú Hồ và Vinh Thái còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác như vừa là giám đốc HTX vừa làm trưởng

thôn, hoặc vừa là trưởng ban kiểm soát kiêm bí thư chi bộ. Việc kiêm nhiệm này làm cán bộ quản lý HTX không đủ thời gian, tâm trí dành cho công việc chuyên môn dẫn đến chậm trễ trong cung cấp dịch vụ cho xã viên. Việc bố trí cán bộ cần được xem xét lại một cách hợp lý hơn để không làmảnh hưởng đến chất lượng điều

hành và cungứng dịch vụ, hiệu quả kinh doanhcủa HTX.

HTX có thể mở rộng cung ứng các dịch vụ ra ngoài phạm vi HTX để

tăngthêm doanh thu và từ đó tăng lợi nhuậnchođơn vị.

Trong tương lai, nếu có thể, nên xây dựng mô hình HTX đặc thù cung cấp từng loại dịch vụ. Ví dụ như HTX chuyên cung ứng toàn bộ vật tư phân bón, HTX chuyên phụ trách dịch vụ thủy nông, HTX chuyên chế biến, HTX chuyên tổ

3.3.4. Giải pháp về sự phối hợp hoạt động giữa các HTXNN trong từng vùng của huyện Phú Vang

Huyện Phú Vang có 1 8 xã, 02 thị trấn; c ó thể chia thành 03 vùng theo

địa giới hành chính, đó là: Vùng giáp với đô thị như Phú Thượng, Phú Dương, Phú

Mỹ; vùng ven biển như Phú Hải, Phú Thuận, Phú Diên, Vinh Xuân,…; vùng giữa như Phú Đa, Phú Lương, Phú Hồ. Xét về địa giới hành chính thì mỗi xã có lãnh giới riêng của mình. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp, sâu hại, dịch bệnh, nguồn nước có thể ảnh hưởng đến kết quả sản xuất trên diện rộng, vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụlàm tăng hiệu quảkinh doanh dịch vụcủa từng HTX thì sựliên kết, phối hợp giữacác HTXNN trong vùng làđiềuhết sức cần thiết vì các lý do:

1. Xét về điều kiện tự nhiên thì sự khác biệt trong từng vùng và cả huyện không lớn, nhưng xét về vị trí, một số HTX trong vùng gặp bất lợi như HTX Vinh Hà, HTX Vinh Thái ở xa các đập cung cấp nguồn nước ngọt, nên có lúc bị thiếu

nguồn nước ngột hay bị nhiễm mặn, nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các HTX

ở đầu nguồn nước trên của Phá Tam Giang như Phú Thanh, Phú Mậu thì sẽ rất khó dẫn nước đến tận ruộng của xã viên các HTX cuối nguồn nước. Ngược lại, nếu

không có sự phối hợp của các HTX cuối nguồn thì quá trình tiêu úng trong mùa mưa lũ củacác HTXđầu nguồn sẽ khó khăn.

2. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có tính lây lan nhanh chóng, nếu không kịp thời ngăn chặn thì dễ dẫn đến bùng phát bệnh trên diện rộng, khó dập

tắt. Nếu chỉ một vài HTX trong vùng thực hiện tốt thì không có nghĩa dịch bệnh sẽ

khôngảnh hưởng đến những HTX này và có thể cả toàn huyện. Vì vậy, để dịch vụ

BVTV và thú y phát huy hết tác dụng, tất cả các HTX đều phải nêu cao tinh thần hoạt động có tính xây dựng không chỉ đối với riêng mình mà còn cả với HTX bạn, khi phát hiện có dấu hiệu của dịch bệnh phải kịp thời thông tin cho các HTX còn lại

đểcác HTX có kế hoạchphòng, chốngdịch bệnh.

3. Đối với dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón, các HTX có vốn ít nên hợp tác cùng nhau để tìm nguồn hàng chất lượng với giá rẻ, có chính sách hỗ trợ

tốt, vừa giảm bớt được chi phí vận chuyển, giao dịch, góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn kinh doanh, nâng cao chất lượng cungứng dịch vụ.

Làm được như vậy không chỉ đảm bảo lợi ích của xã viên trong vùng, trong toàn huyện mà còn nêu cao được tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh. Khi lợi ích chung cả

khu vực đượcnâng lên thì lợi ích riêng củamỗi HTX cũng đượcnâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)