Mở rộng, bổ sung thêm loại hình dịch vụ hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 106 - 126)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3.6. Mở rộng, bổ sung thêm loại hình dịch vụ hợp lý

Hiện nay các HTXNN ở Phú Vang đang cung cấp các dịch vụ mang tính truyền thống, có thời gian tồn tại khá lâu, việc tìm ra cái mới trong các hoạt động

dịch vụ này rất khó. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nông hộ, tăng thêm lợi nhuận cho bà con, các HTX nên tìm kiếm, mở rộng thêm các dịch vụ kinh doanh mới. Cụthể nhưsau:

Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm: đây là khâu hết sức quan trọng nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy, người nông dân thường không chủ động được trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra và thường xuyên bị tư nhân ép giá, họ chỉ biết làm ra sản phẩm, thấy cái gì mới, có lợi là làm. Vì vậy, các HTX nên có hoạt động tổ chức thu mua lại các sản phẩm của nông dân, nhất là các sản phẩm đặc thù của vùng như lúa, nấm, ớt, dưa,… đồng thời có trách nhiệm định hướng chohộxã viên trong sản xuất, giúp sản phẩm nông nghiệp sản xuấtkhôngồ ạt và bịtưnhân ép giá.

Dịch vụ cung ứng dầu: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ máy đỡ

tốn công đi mua dầu và đảm bảo đong đủ chất lượng, số lượng dầu, HTX nên hợp đồng với công ty Xăng dầuThừa Thiên Huế mua dầu về cung ứng cho máy cày, máy cắt, cho mượn phuy nhựa để đựng, đến khi thanh toán hợp đồng sẽ khấu trừ.

Dịch vụ tín dụng nội bộ: Do nhu cầu về vốn sản xuất của nông hộ không cao và gián đoạn, hầu hết các nông hộ có quy mô sản xuất nhỏlẻ, vì vậy nhu cầu vềvốn cho sản xuất chỉ cần số lượng nhỏ, có thểchỉ từ2-3 triệu đồng để đầu tư

cho một hoạtđộng sản xuất nàođócủa hộ. Nếu làm thủtục vay vốn ởcác ngân hàng, tổchức tín dụng Nhànước sẽrấtphiền hà; mặt khác, các tổchức này hiếm khicho hộ

xã viên vay vốn với số lượng quá thấp như vậy. Ngược lại, nhiều hộ có số tiền ít chưa dùng đến không muốn đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng, họ muốn đem đến gửi tại HTX. Lúc này, tổ chức tín dụng nội bộ của HTXNN là lựa chọn tối ưu của nông hộ. Đây là lí do mà các HTXNN nên thực hiện dịch vụ này. Hiện nay, toàn huyện

Phú Vang chỉ có duy nhất HTXNN Phú Thượng (xã Phú Thượng) thực hiện cung cấp dịch vụtín dụng nội bộ. Mặc dù dịch vụ này gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã có những tín hiệu khả quan, vừa đáp ứng được nhu cầu của xã viên, vừa tăng lợi nhuận cho HTX. Dịch vụtín dụng nội bộkhông chỉ bó hẹp trong việc cho xã viên vay mà còn có thểcho các HTX kháctrên địa bàn còn thiếuvốn vay.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại trong các dịch vụ của các HTXNN, vì vậy việc nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ của các HTXNN ở huyện Phú Vang là điều tất yếu; vì chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX, nâng cao đời sống kinh tế cho người nông dân. Trong nền kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụHTX nói chung và HTXNN nói riêng có ý nghĩa nhất định đối với quá trình phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng, song vị trí của nó không phải là bao trùm lên tất cả, lại càng không phải là giải pháp toàn bộ cho phát triển kinh tế

nông nghiệp nông thôn và kinh tế nông dân. Nâng cao chất lượng dịch vụcủa các HTX chỉ là một trong các biện pháp hoặc là hình thức hỗ trợ cho kinh tế nông thôn chuyểnđổi và phát triểntheo hướng hiện đại hoá.

Từ việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTXNN ở

huyện Phú Vang giai đoạn 2015-2017, bài luận văn đã làm rõ những tồn tại chưa

khắc phục được, và tìm ra những điểm sáng tạo trong tổ chức cung ứng dịch vụ đạt

được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần ổn định tình hình kinh tế của xã viên nói riêng và huyện Phú Vang nói chung. Cụthểnhưsau:

* Kết quả

Một sốHTXNNđã có những cốgắng vượt bậc, có sáng tạo trong cách thức cung cấp các dịch vụ, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng các dịch vụ và từng bước

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các hộxã viên.

Một số HTXNN cũng đã chủ động cắt giảm các dịch vụ mà tư nhân thực hiện tốt; tập trung cung cấp, kinh doanh các dịch vụ mang tính xã hội, tạo cho xã

viên được hưởng lợi vềchất lượng, giá cả, kỹthuật thểhiệnđược vai trò của“bà đỡ”

của mình cho nông hộ.

Công tácđào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộHTXđược chú trọng. Thời gian vừa qua đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năngcho cán bộquản lý HTX cũng nhưcán bộphụtrách chuyên môn. Điều nàyđã góp phần phát huy và nâng cao năng lực cán bộ; cách nghĩ, cách làm của cán bộ

sáng tạo và mạnh dạn hơn. Tiền lương củađội ngũ cán bộcũng được cải thiện. Công tác hạch toán dần được hoàn thiện, kế toán đã hạch toán theo khâu. Chính sựtiến bộ, đổi mới này làm cho HTX dễ dàng đánh giá được hiệu quả kinh tế của từng loại dịch vụ. Hầu hết các HTXNN cung ứng dịch vụ trên địa bàn đã có lợi nhuận. Ngoài hưởng lợi ích từ các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, xã viên cònđược hưởng lợi tức từcổphần mà mìnhđóng góp từvốn điều lệ ban đầu.

Hoạtđộng kinh doanh, cungứng dịch vụ của các HTXNN ởhuyện Phú Vang đang dần hoà nhập với cơ chế thị trường, các HTX đã tìm ra điểm yếu của mình, nghiên cứu và tìm ra hướng khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của HTX mình. Việc tìm rađược nhữngđiểm yếu của HTX mình là kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện cungứng dịch vụdù biết không thểkhắc phụcđược hết những tồn tại trong một sớm một chiều.

* Tồn tại

Mặc dù trên cùng địa bàn huyện, nhưng HTXNN này hoạt động khá hiệu quả

trong khi HTXNN khác lại lúng túng, lặp lại cách đi cũ kém hiệu quả. Điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ của các HTXNN trong huyện chưa đồng đều, các HTXNN chưa học hỏi, tham khảo cách thức hoạt động của nhau.

Cùng một dịch vụ nhưng mức giá ở các HTX không đồng đều, ở HTXNN này mức giá khá cao nhưng ở HTXNN khác giá lại tương đối thấp từ đó không tránh khỏi sự so sánh giữa các xã viên của các HTXNN trong khu vực.

Chủ nhiệm HTX, ban quản trị chưa được tuyển chọn, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với cách thức làm dịch vụ nông nghiệp trong nền kinh tế thị

trường, lứa cán bộtrẻngày càng khan hiếm gây ra nguy cơthiếu nguồn cán bộkếcận. Luật HTX 2012 ra đời muộn nên một số bà con chưa nắm bắt hết, điều này yêu cầu các HTXNN phải tuyên truyền để bà con xã viên nắm rõ hơn, tuy nhiên vẫn còn một số HTX bỏ ngỏ công tác này. Các hộ nông dân có nhu cầu và động lực tham gia hợp tác chưa cao, do tâm lý sợ mất tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tâm lý mặc cảm, định kiến và hoài nghi đối với mô hình HTXNN kiểu cũ, trong khi nguyên tắc tham gia HTX là tự nguyện, dân chủ; hộ nông dân chưa thấy rõ lợi ích kinh tế nên chưacó động lực vào HTXNN.

Một số hộ xã viên tham gia vào HTX nhưng chỉ sử dụng tỷ lệ rất ít các dịch vụcó tính phí. Họcó thểsửdụng hoặc không sửdụng dịch vụcủa hợp tác xã là tùy thuộc.vào giá cả và tinh thần phục vụ. Như vậy, vẫn còn một số hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Phú Vang chưa tạo được một sức hút mạnh mẽ các hộ nông dân tham gia hợp tác. Nguyên nhân một phần vì bản thân các HTXNN hoạt động kinh doanh còn có nhiều hạn chế, chưa chú trọng chất lượng dịch vụ và chưa nêu gương về mô hình tổchức sản xuất tiên tiến và hiệu quả. Ngoại trừ một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, năng động và kinh doanh.có hiệu quả, số còn lại vẫn hoạt

động theo nếp cũ, chuyển sang làm dịch vụ được chăng hay chớ, chưa quan tâm nhiềuđến mục tiêu hiệu quảkinh tế, mà nặng vềmặt chính trị –xã hội.

Các HTXNN chưa có hướng xử lý nợ tồn đọng của xã viên một cách hiệu quả. Có HTXNN chủ động vềnguồn vốn thì lại.chưa mạnh dạn tìm tòi phát triển dịch vụmới, có chất lượng và hiệu quảtốiưu hơn.

2. Kiến nghị

HTXNN là tổchức kinh tếphát triển kinh tế hộ gia đình, lợi ích hộ không mâu thuẫn với lợi ích HTX, việc hình thành HTX phải theo nguyên tắc thị trường,

được vận hành theo quan hệ và quy luật kinh tế. HTX không phải là tổ chức xã hội, cứu trợ xã hội đối với nông dân và tập thể hóa nông dân. Vì vậy, ở phạm vi nghiên cứu củađềtài này, tôi có những kiến nghịnhưsau:

2.1.Đối với Chính phủ

Nhằm nâng cao chất.lượng dịch vụ của các HTXNN, để các HTXNN có

cơ hội mở rộng phạm vi kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàngđầu. Tuy nhiên, đến nay, cơ hội cho các HTXNN tiếp cận các nguồn vốn là rất hiếm hoi. Vì vậy, Chính phủcần có chính sách cụthểcho HTXNN được vay vốnđể

phát triển kinh doanh.

2.2.Đối với tỉnh Thừa Thiên Huếvà huyện Phú Vang

Trong tình hình phát triển của các HTX nói chung, HTXNN nói riêng,

để nâng cao chất lượng dịch vụ của các HTXNN, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần chỉ đạo và có cơ chế, chính sách cụ thể về việc xây dựng thí điểm một số mô hình HTX, liên hiệp HTX Thừa Thiên Huế trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là trong nông nghiệp.nông thôn; hình thành quỹ hỗ trợ và phát triển HTX. Trên cơ sở

củng cố, đổi mới các HTX hiện có, cần khảo sát, đánh giá lại thực trạng tồn tại của các HTX để giải thể các HTX tồn tại mang tính hình thức, hoạt động kém hiệu quả, tạo điều kiện hình thành các HTX khác, các tổ chức HTX hiệu quả hơn

và phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Cần nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn biện pháp xử lý nợ tồn

đọng, kéo dài của xã viên ở các HTXNN để thống nhất biện pháp xử lý, giải quyết, giúp các HTXNN có nguồn vốn hoạt động và tạo sự công bằng trong xã viên; cũng như cơ chế khuyến khích riêng của huyện, tỉnh nhằm thu hút đội ngũcán bộtrẻ, tâm huyết, có năng lực, chuyên môn cao vềcông tác lâu dài tại các HTXNN.

Cần quan tâm đến nguyện vọng của các HTXNN: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Phú Vang nên mở các cuộc hội thảo để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng cũng như những khó khăn, khúc mắc trong quá trình cung cấp dịch vụ

của các HTXNN để định hướng hỗ trợ các HTXNN có giải pháp phù hợp chođơn vị

mình; đồng thời thông qua các hội thảo này để các HTXNN có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạtđộng lẫn nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thể tỉnh Thừa Thiên Huế, kế hoạch và hướng dẫn tổ chứclại HTX theo Luật HTX năm 2012

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bản chất Hợp tác xã - Thực tiễn Việt Nam, kinh

nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Hoàn thiện mô hình pháp lý tổ chức kinh tế tập

thể ở nước ta.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Những giải pháp chủ yếu

củngcố,phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã.

5. PGS, TS. Phạm Thị Cần, TS. Vũ Văn Phúc, PGS, TS. Nguyễn Văn Kỷ (2002),

Kinh tếhợptác trong nông nghiệp nước ta hiện nay, NXB Chính trị QG,Hà Nội. 6. TS. Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

7. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình quản lý kinh

tế tập thể tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017.

8. Chi cục Thống kê huyện Phú Vang, Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2015, 2016,2017.

9. Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn (2007),Tài liệu hướng dẫn tổ chức, hoạt động của Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã nông nghiệp, Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Đảng bộ huyện Phú Vang, Báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung

ương 5 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tếtập thể.

11. Liên minh HTX Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình kinh tế tập thể tỉnh Thừa

Thiên Huếnăm 2017, phương hướng nhiệm vụnăm 2018.

12. Liên minh HTX Việt Nam, báo cáo tổng kết tình hình áp dụng luật HTX 2012

trên toàn quốc.

13. Naoto Imagawa, Chu Thị Thảo (2003),Lý luận vềHợp tác xã, Quá trình phát triển củaHợp tác xã nông nghiệpởViệt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Philipkotler–Marketting 3.0–Nhà xuất bảnTP HCM 2011.

16. Phòng Nông nghiệpvà phát triểnnông thôn huyện Phú Vang, Báo cáo tổng hợp

quyết toán tài chính các HTX nông nghiệp năm 2015, 2016, 2017.

17. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Vang, Báo cáo tổng kết bộ phận kinh tế tập thể huyện Phú Vang năm2015, 2016, 2017.

18. Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã, Hà Nội

19. Tạp chí Kinh tế và dự báo, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của HTXNN.

20. PGS.TS Lê Trọng (2001), Kinh tế hợp tác của nông dân trong nền kinh tế thị trường, Nhà Xuất bản Văn hóa- Dân tộc

21. Từ điển tiếngViệt 2004, NXBĐà nẵng. 22. Từ điển Wikipedia.

23.Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang (2016), Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 của huyệnPhú Vang.

24. UBND huyện Phú Vang, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội huyện Phú

Vang 2017.

25. Các trang web:

http://www.mpi.gov.vn/: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

http://www.dcrd.gov.vn/: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ Nông

nghiệp và PTNT

PHỤ LỤC

Phụlục 1:

PHIU ĐIU TRA XÃ VIÊN

Xin chào Ông (bà)

Tôi là học viên của Trường Đại học Kinh tế Huế đang tiến hành nghiên cứu luận văn “Nâng cao chấ t lư ợ ng dị ch vụ củ a các hợ p tác xã nông nghiệ p ở huyệ n Phú Vang, tỉ nh Thừ a Thiên Huế ”. Kính mong ông (bà) dành ít thời gian trả lời một số câu hỏi trong phiếu phỏng vấn này. Tôi cam kết những thông tin mà ông (bà) cung cấp chỉsửdụng cho mụcđích nghiên cứu.

Rất mong sựhợp tác của Ông (bà) Trân trọng cảm ơn !

THÔNG TIN CHUNG

Giới tính: Nam Nữ Tuổi:……… Hợp tác xã:………. Trình độ học vấn: 1. Cấp I 2. Cấp II 3. Cấp III 4. Trung cấp 5. Cao đẳng

6. Đại học, trên Đại học

PHẦN NỘI DUNG(Đánh dấuvào ô tương ứng)

1.Ông (bà) sử dụng dịch vụnào do HTX cung cấp trong thời gian qua? Dịch vụ

- Dịch vụtưới tiêu, thủy lợi nộiđồng 

- Dịch vụgiống cây trồng 

- Dịch vụ làm đất 

-Dịch vụcungứng vật tư, phân bón 

-Dịch vụbảo vệ thực vật 

2.Ông (bà) đánh giá như thế nào về chất lượng các dịch vụ do HTX cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 106 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)