Kết quả kinh doanh dịch vụ của một số dịch vụ chủ yếu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1.4. Kết quả kinh doanh dịch vụ của một số dịch vụ chủ yếu của

Doanh thu của HTX là toàn bộ giá trị sản.phẩm hàng hoá, dịch vụ mà

HTX đã bán, cung cấp cho xã viên và khách hàng. HTX dịch vụ nông nghiệp doanh thu phụ thuộc vào đơn giá do Đại hội xã viên quy định. Sau mỗi vụ HTX

tổ chức thu dịch vụ bằng sản phẩm hoặc bằng tiền, chủ yếu là thu bằng thóc/sào. Chi phí của các HTX gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên bao gồm các loại chi phí chủ yếu như: chi trả công cho cán bộ

HTX, chi bảo vệ đồng, dự báo bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, chi đại hội, hành chính, khấu hao văn phòng... Chi đầu tư phát triển như; sửa chửa lớn kênh mương, trụ

sởHTX, mua sắm máy bơm, xây dựng hàng rào HTX...

Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả hoạt động dich vụcủa HTX trong một năm. Lợi nhuận trong năm của các HTX phân phối cho các khoản: trích lập các quỹ, bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh và chia lãi theo tỷ lệ

góp vốn cho xã viên. Một số HTX không chia lãi cho xã viên mà chỉ trích lập cho các quỹ như HTX Vinh Xuân, Lộc Sơn, Vinh Thái; có HTX lãi không phân phối cho các quỹmà bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế được trích lập các quỹ: Quỹphát triển sản xuất, quỹdựphòng, quỹphúc lợi, khen thưởng.

Với 19 HTXNN trong toàn huyện, tôiđã chọn lọc ra 15 HTXđại diện cho 9/20 xã, thị trấn của huyện Phú Vang để tiến hành điều tra theo biểu mẫu tại phụ

lục, phân tích các chỉ tiêu để đại diện đánh giá chất lượng dịch vụ của các HTX

ở huyện Phú Vang. 15 HTXNN này đã được Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang đánh giá và xếp loại theo quy định, trong đó 10 HTX khá gồm HTX Phú

Thượng, Phú Dương, Phú Mỹ1, Phú Mỹ 2, Phú Lương 1, Phú Lương 2, Phú Lương

3, Vinh Hà, Phú Mậu 1, Phú Mậu 2; 5 HTX được xếp loại trung bình gồm Vinh

Thái, Phú Đa 1, Phú Đa 2, Phú Thanh 1, Phú Thanh 2 . Đặc điểm chung của 15 HTX này là chuyên canh cây lúa. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTXNN trên toàn huyện nói chung, của 15 HTX nêu trên nói riêngđều được thực hiện hạch toán theo từng khâu dịch vụ.

Để vừa làm rõ được sự khác nhau trong cách thức hoạt động dịch vụ và một số chỉ tiêu của cùng một dịch vụ giữa các HTX ở 15 HTX nêu trên nhằm

đánh giá chất lượng từng dịch vụ,đề tài sẽtiến hành phân tích sựkhác biệt này giữa 15 HTX thông qua bộ số liệu điều tra trực tiếp của năm 2017. Đồng thời đề tài sử

huyện P h ú V a n g qua các năm để theo dõi được sự chuyển biến kết quả hoạt

động dịch vụ qua các năm của các HTX này. Ở đây, chúng tôi đánh giá 6 dịch vụ

chủ yếu, kết quảcụthể nhưsau:

* Dịch vụbảo vệthực vật

Hoạt động bảo vệ thực vật của các HTX lấy mục đích phục vụ xã viên là chính, không đặt nặng mục tiêu kinh doanh. Dịch vụ này chủ yếu để kiểm tra, phát hiện và tổ chức hướng dẫn thực hiện phòng trừ sâu bệnh, tiêu diệt chuột phá hoại lúa và hoa màu. Theo sốliệu điều tra được năm 2017 thì có 95% diện tích đất gieo trồng mà các HTX đảm nhiệm về mặt quản lý đồng thời cũng là diện tích mà các HTX đảm nhận bảo vệ thực vật. 95% các hộ xã viên ở các HTX đều tham gia, hưởng lợi vàđồng tình.

Đa số mỗi HTX có một cán bộ phụ.trách chính, riêng HTX Vinh Hà thành lập một đội bảo vệ thực vật gồm 3 người, cá biệt có 2 HTX là Phú Thanh 1 và Phú Thanh 2 thuộc xã Phú Thanh không có cán bộ riêng để phụ trách mà HTX phụ

trách chung, HTX sẽ kiểm tra, thăm đồng định kỳ, khi phát sinh dịch bệnh và chuột hoạt động phá hoại mạnh, HTX phối hợp với chính quyền Thôn cử các đội trưởng sản xuất cùng kiểm tra để kịp thời có phương án xử lý. Phát động toàn dân tham gia diệt chuột.

Bảng2.100. Biếnđộng kết quảhoạtđộng dịch vụbảo vệthực vật của các HTXNN đượcđiều tra thuộc huyện Phú Vangnăm 2017

ĐVT:triệuđồng TT Chỉtiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 1 Tổng thu 245,8 339,6 329,2 138% 97% 2 Tổng chi 207,2 290,3 273,0 140% 94% 3 Lợi nhuận 38,7 49,3 56,1 128% 114%

Từ bảng 2.10 cho thấy, tổng thu, chi cho dịch vụ BVTV năm 2015 thấp hơn năm 2016. Tổng thu năm 2016 cao hơn 38% so với năm 2015, tổng chi cũng

cao hơn 40% so với 2015. So sánh trong 3 năm thì năm 2016, tổng thu, chi cho dịch vụ này là cao nhất. Do năm 2016 dịch bệnh hại lúa bùng phát trên diện rộng, nạn chuột phá hoại tăng. Dù đãđược nhà nước hỗtrợ nhưng các HTX vẫn phải thu phí BVTV vì phát sinh chi phí cho hoạt động tương đối cao và chi gần hết nguồn phí thu được. Năm 2017, giá cả của một số loại thuốc trên thị trường tăng nhẹ,

đồng thời các HTX đều lập quỹ dự phòng hỗ trợ dập dịch trong trường hợp bị

dịch bệnh trên diện rộng nên tổng thu, chi tương đối cao, thu đạt 97% so với năm 2016, tổng chi đạt 94% so với năm 2016. Tuy nhiên, năm 2017, dịch bệnh không xảy ra như dự phòng nên ở một số HTX, lợi nhuận được thông qua đại hội xã viên sẽ thống nhấtđưa một phần vào quỹphát triển sản xuất hỗtrợ cho năm 2018.

Lợi nhuận có xu hướng tăng dần qua các năm. Tính chung cho 15 HTX

điều tra được thì lợi nhuận năm 2016 là 49.294 ngàn đồng, đạt 128% so với năm 2015, năm 2017 là 56.140 ngàn đồng, đạt 114 % so với năm 2016.

Để làm rõ hơn sự khác biệt trong cách cung cấp, giá cả dịch vụ, từbảng 2.11 và 2.23, chúng ta thấy mức thu phí dịch vụ BVTV cũng như các loại phí dịch vụ khác của 15 HTX không theo một quy định nào, tùy theo điều kiện hoạt động của từng HTX mà định mức thu, mức thu phí đã được đại hội xã viên thông qua. Trong 15 HTX được điều tra thì mức thu phí của HTX Phú Mậu 1

(11.500đ/sào, tương đương2,3 kg thóc) cao hơnhẳn các HTX còn lại. Sở dĩ có điều này là vì HTX có lập một tổ BVTV gồm 3 người, kiểm tra ruộng định kì của nông hộ, và thuê thêm cán bộtrạm BVTV huyện vềkiểm tra vì thế phát hiện kịp thời các dấu hiệu sâu bệnh, giúp HTX chủ động điều hành và nông hộchủ động diệt trừ sâu, chuột đối với cây trồng. Tổ BVTV thực hiện tốt công tác tuyên.truyền tác hại của các loại sâu bệnh và chuột để xã viên nâng cao ý thức phòng trừ, không để lây lan trên diện rộng.Đây làđiều mà các HTX khác nên học hỏi đểáp dụng.

Các HTX chỉ thu phí BVTV để chi trả cho công tác quản lý và mua thuốc trừ sâu, diệt chuột hàng năm là chủ yếu; chi phí giao dịch, mua và vận chuyển thuốc cung cấp theo nhu cầu của xã viên nhưng rất ít vì các loại dịch bệnh phổ

biến đối với cây trồng thì xã viên tự mua thuốc và phun thuốc phòng, trừsâu bệnh. Vì không lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu nên mức thu phí nhìn chung là không cao, lợi nhuận mang lại cũng rất thấp.

Những HTX có quy mô diện tích gieo trồng lớn do HTX đảm nhận BVTV, trong quá trình cung cấp dịch vụ gặp một số khó khăn như cán bộ chuyên trách ít (1 người) hoặc không có cán bộ chuyên trách, trong khi diện tích gieo trồng của toàn HTX lại rộng nên không kiểm soát kịp tình hình sâu bệnh và chuột. Bên cạnh ý thức của người dân trong việc phòng trừ sâu bệnh đã được nâng cao nhưng lại lệ thuộc nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc cho cây trồng chưa khoa học nên ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì 15 HTX điều tra là những vùng chuyên canh sản xuất lúa có chất lượng cung cấp cho toàn huyện, có hệ thống kênh mương thủy lợi liên thông giữa các xã, sửdụng chung nguồnnước của các đập ( La Ỷ, Nam Đề,...), tình trạng không kiểm soát được việc sử dụng thuốc BVTV sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường trên diện rộng, lâu dài sẽ ảnh hưởng đếnđời sống của nhân dân. Các HTXNN lại chưađủ khả năng,kiến thức để tuyên truyền về tác hại trước mắt cũng như lâu dài trong việc sử

dụng thuốc BVTV.

Như vậy, trong công tác BVTV, cách thức hoạt động của dịch vụ này nhìn chung đã tạo được sự chủ động cho hộ xã viên. Các HTXNN không chỉ đóng

vai trò là chỗ dựa về công tác BVTV, hỗ trợ khá kịp thời về mặt kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, nông hộ nắm bắt được triệu chứng bệnh và phần nào hạn chế được sự

lây lan trên diện rộng của các bệnh hại cây trồng. Các HTX cũng đã tổ chức tuyên truyền cho người dân ý thức trong việc sử dụng thuốc BVTV sao cho hợp lý, vừa

ổn định được năng suất, sản lượng cây trồng nhưng không phải bất chấp tất cả để có lợi nhuận cao, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh.thái, là một trong những nguyên nhân gây biếnđổi khí hậu toàn cầu hiện nay.

Bảng2.111. Kết quảhoạtđộng dịch vụbảo vệthực vật của các HTXNNđượcđiều tranăm 2017 STT Chỉtiêu Diện tích gieo trồng Số lượng xã viên Tổng thu từ BVTV Tổng chi cho BVTV Lợi nhuận từBVTV ĐVT Ha % 1000đ 1000đ 1000đ 1 HTXNN PhúThượng 120 100 37.520 20.413 17.107 2 HTXNN PhúDương 110 100 21.000 17.926 3.074 3 HTXNN Phú Mỹ1 115 100 13.888 10.360 3.528 4 HTXNN Phú Mỹ2 130 100 25.760 20.600 5.160 5 HTXNN Phú Lương 1 75 100 9.100 9.100 0.000 6 HTXNN Phú Lương 2 210 100 27.600 22.115 5.485 7 HTXNN Phú Lương 3 180 100 32.000 27.850 4.150 8 HTXNN Vinh Hà 200 100 40.550 35.150 5.400 9 HTXNN Phú Mậu 1 160 100 27.280 21.100 6.180 10 HTXNN Phú Mậu 2 181 100 44.480 38.480 6.000 11 HTXNN Vinh Thái 80 95 18.400 15.700 2.700 12 HTXNN Phú Đa 1 81 90 21.500 19.600 1.900 13 HTXNN Phú Đa 2 96 90 26.800 24.000 2.800 14 HTXNN Phú Thanh 1 52 95 10.500 8.300 2.200 15 HTXNN Phú Thanh 2 46 95 11.200 9.700 1.500 Tính BQ/1HTX 122 - 24.505 20.026 4.479

Nguồn: Sốliệuđiều tra HTX năm2017 và Phòng NNPTNT * Dịch vụ thuỷlợi (gồm tưới tiêu và thủy lợi nộiđồng)

Bảng2.122. Kết quảhoạtđộng dịch vụtưới tiêu và thủy lợi nộiđồng của các HTXNNđượcđiều traởhuyện Phú Vang năm 2017

Nguồn: Sốliệu điều tranăm 2017 và Phòng NNPTNT

TT Chỉtiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%)

2016/2015 2017/2016

1 Diện tíchđược

tưới nước Ha

2.205 2.210 2.243 100,2 101,5 2 Tkênh mổng chiươngều dài M 136.500 136.900 137.200 100,3 100,2 3 Tổng thu 1000 đ 755.460 772.300 775.410 102,2 100,4 4 Tổng chi 1000 đ 697.400 693.500 701.100 99,4 101,1 5 Lợi nhuận 1000đ 58.060 78.800 74.310 136,0 94,0

Trênđịa bàn 15 HTX điều tra thuộc 9/20 xã, thị trấn của huyện Phú Vang là các xã chuyên canh cây lúa, có sản lượng cao, chất lượng lúa tốt, do đó tưới tiêu và thủy lợi nội đồng có vai trò cực kỳquan trọng.

Nhìn chung, các HTX tranh thủ nguồn nước tự nhiên nên đã sáng tạo tìm các cách thức cung cấp dịch vụ này sao cho phù hợp với tình hình tài chính của mình, giảm bớt các khoản chi phí, khó khăn về mặt địa lý mà vẫn đảm bảo

được quyền lợi cho xã viên trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là những HTX

được đánh giá tốt về dịch vụ tưới tiêu và thủy lợi nộiđồng trong huyện Phú Vang.

Qua các năm, kết quả dịch vụ tưới tiêu và thủy lợi nội đồng có sự biến

động khá rõ rệt. Năm 2016, do chiều dài kênh mương được xây dựng tăng thêm 0.3% so với 2015 nên diện tích được tưới nước chủ động tăng thêm 0.2%.Đến năm 2017, tỷ lệ chiều dài.kênh mương được xây dựng tuy tăng thêm 0,3% so với năm 2016 nhưng đã nâng diện tíchđược tưới nước chủ động lên thêm 1,5%.

Từ bảng 2 . 1 2 chúng ta có thể thấy, ba năm gần đây, nguồn vốn vay khan hiếm, thu từ thuỷ nông chủ yếu bù đắp cho chi phí nạo vét tu sửa hằng năm nên không có vốn đối ứng dẫn đến việc bê tông hoá kênh mương còn chậm trễ. C hiều dài kênh mương đã bão hoà so với diện tích gieo trồng do HTX quản lý.

Năm 2016, chi phí cho dịch vụ này chiếm 99,4% so với năm 2015 hầu

như không tăng. Do cuối năm 2017 có đợt bão, lũ lụt lớn, một sốkênh mương hư

hỏng, chi phí cho công tác tu sửa kênh mương tăng, đẩy tổng chi phí cho dịch vụ

này tăng lên 701.100 ngàn đồng (trong khi tổng thu là 775.410 ngàn đồng). Lợi nhuận tăng lên qua các năm, xét về tương đối thì năm 2016 lợi nhuận tính chung cho 15 HTX đạt 136% so với năm 2015. Năm 2017, do hậu quả để lại của lụt bão nên số lợi nhuận tương đối bằng 94% của năm 2016, nhưng số tuyệt đối dù có giảm nhưng cũng không đáng kể- giảm 4.490.000đồng.

Việc tu sửa, bê tông hoá lại kênh mương là việc làm rất cần thiết vì phần lớn hệ thống kênh mương của các HTXNN ở huyện Phú Vang đã được xây dựng từlâu, nay đã xuống cấp, chiều dài kênh.mương được bê tông càng tăng thì các chi phí tu sửa, nạo vét kênh mương sẽ được giảm một cáchđángkể.

Trong thời gian tới, khi xây dựng mới lại hệ thống kênh mương bê tông thì cần được thiết kế sao cho đồng bộ với hệ thống kênh mương được xây dựng trước

đó. Có như vậy, việc tưới, tiêu nộiđồng mớiđạt hiệu quảcao hơn.

Hiệu quảmang lại từ chất lượng dịch vụ 3 năm trở lại đây không có nhiều biến động, nhưng lại có sự khác biệt rất lớn giữa các HTX. Vì vậy, tôi không tiến hành phân tích biến động mà chỉ phân tích sự khác biệt. Từ bảng 2.13, chúng ta có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ tác động đến hiệu quảhoạt

động dịch vụtưới tiêu và thủy lợi nội đồng nhưsau:

Bảng 2.13. Kết quảhoạtđộng dịch vụtưới tiêu và thủy lợi nộiđồng của các HTXNNđượcđiều traở huyện Phú Vang năm 2017

S T T Chỉ tiêu Đơn vị Diện tích gieo trồng HTX đảm nhận Tổng chiều dài kênh mương Tổng thu từ dịch vụ Tổng chi cho dịch vụ Lợi nhuận từ dịch vụ ĐVT Ha M 1000đ 1000đ 1000đ 1 HTXNN PhúThượng 120 11.000 48.000 44.500 3.500 2 HTXNN Phú Dương 110 13.000 54.000 45.400 8.600 3 HTXNN Phú Mỹ 1 115 14.000 76.000 72.000 4.900 4 HTXNN Phú Mỹ 2 130 7.000 46.800 43.500 3.300 5 HTXNN Phú Lương 1 75 3.000 19.500 18.900 600 6 HTXNN Phú Lương 2 210 16.000 87.300 79.400 7.900 7 HTXNN Phú Lương 3 180 13.000 73.800 70.200 3.600 8 HTXNN Vinh Hà 200 14.000 82.000 76.800 5.200 9 HTXNN Phú Mậu 1 160 12.000 64.000 64.000 0.000 10 HTXNN Phú Mậu 2 181 15.000 72.400 69.500 2.900 11 HTXNN Vinh Thái 80 4.600 24.000 22.500 1.500 12 HTXNN Phú Đa 1 81 5.200 28.350 26.100 2.250 13 HTXNN Phú Đa 2 96 8.000 17.300 15.200 2.100 14 HTXNN Phú Thanh 1 52 7.000 13.100 12.000 1.100 15 HTXNN Phú Thanh 2 46 2.400 16.560 15.100 1.460 Tính BQ/1HTX 122 9.680 48.207 45.007 43.221

Nguồn: Sốliệu điều tranăm2017 và Phòng NNPTNT

Các HTX có hệ thống kênh mương khá dài, hầu hết đã được kiên cố hoá bê tông, tuy nhiên do kênh mương được đầu tư xây dựng từ nhiều năm nên chất lượng kênh mương đã xuống cấp nên hàng nămphải tốn khá nhiều chi phí cho hoạt

Một trong nhiều khó khăn chung của các HTXNN trên toàn huyện, nhất là các HTX được điều tra đó là hệ thống kênh mương bê tông chưa được đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)