Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ của các HTXNN ở huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 88 - 90)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1.8. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ của các HTXNN ở huyện Phú

Bảng2.24. Tình hình chất lượngđội ngũcán bộquản lý các HTX huyện Phú Vang qua 3 năm 2015- 2017 ĐVT:Người TT Các chỉtiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Tổng sốcán bộ 132 139 156 105 112 1 Phân tổtheo trìnhđộ

chuyên môn, nghiệp vụ

- Đại học 17 19 22 112 116

- Cao đẳng 21 15 31 71 207

- Trung cấp 32 28 35 88 125

- Sơ cấp 34 41 39 121 95

- Chưa qua đàotạo 45 55 51 122 93

2 Tính BQuân/HTX 7.76 8.18 8.21 105 100 - Đại học 1.00 1.12 1.16 112 104

- Cao đẳng 1.24 0.88 1.63 71 185

- Trung cấp 1.88 1.65 1.84 88 112

- Sơ cấp 2.00 2.41 2.05 121 85

- Chưa qua đàotạo 1.65 2.12 1.53 129 72

Nguồn: Phòng NNPTNT huyện Phú Vang

Qua bảng trên, nhận thấy chất lượng cán bộ quản lý của các HTX trên

địa bàn huyện khá thấp, không có cán bộ nào có trình độ sau đại; dù số HTX năm 2017 tăng so với năm 2016 là 2 HTX, tương ứng 17 người (tăng 16%) nhưng trình độ đại học năm 2017 chỉ tăng 3 người. Tăng số tương đối tuy cao nhưng về số tuyệt đối so với cơ chế quản lý HTX trong cơ chế thị trường hiện.nay thì quá thấp. Cán bộ có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn.

Trình độ cán bộ quản lý của các HTX đã được đàotạo bài bản hơnnhiều, cụm từ “cán bộ quản lý HTX vừa thiếu vừa yếu” đã không còn tồn tại. Tuy vậy, nhìn tổng thể, tuổi đời đội ngũ cán bộ quản lý HTX tương đối cao, nên giải quyết công việc còn nặng về kinh nghiệm, khả năng sáng tạo, nhanh nhạy trong môi trường kinh tế theo cơ chế thịtrường còn hạn chế.

Vấn đề đặt ra hiện nay đối với các HTXNN là thiếu đội ngũ cán bộ kế

cận mặc dù vẫn nhận được sự hỗ trợ của tổ chức Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc đào tạo cán bộ, các HTX cũng sẵn sàng hỗ trợ thêm kinh phí để đào

tạo cán bộ nguồn. Thế nhưng, môi trường làm việc trong HTXNN vẫn chưa thuyết phụcđược người trẻtham gia vào ban quản lý. Một sốcán bộsau khi được tạo điều kiện cử đi học đã xin thôi không tiếp tục làm việcở HTX nữa mà chuyển sang làm kinh tế tư nhân. Một số được sinh viên được đào tạo các ngành có thể làm việc trong HTX, sau khi tốt nghiệp, dù không có việc làm nhưng vẫn không chấp nhận vào làm việc ở HTX. Lý do vì chế độ đãi ngộ thấp, không có “oai” vì họ nghĩ rằng dù dì cũng chỉ là anh cán bộ thôn - thà cứ đi kiếm việc ở trên huyện, trên tỉnh thì vẫn hơn lại thêm “chế độ.dân bầu, xã cử”, nhiệm kỳ ngắn ( từ 2,5 năm đến 3 năm) có thể không trúng cử ở nhiệm kỳ tiếp theo nên người trẻ e ngại làm việc trong HTX; đội ngũ trí thức trẻ này không mặn mà với công việc vùng quê mình, nhất là làm việc tại các HTX nông nghiệp. Lực lượng chủ yếu tham gia cán bộ HTX là các

đối tượng lớn tuổi, chủ yếu học đại họại chức và học sơ cấp, trung cấp nông nghiệp trước đây. Mặt khác bản thân các cán bộ có trình độ sơ, trung cấp tuổi đã lớn, ngại học tập lên cao và một phần do điều kiện kinh tếbản thân và gia đình hạn chế, bên cạnh đó các HTX cũng chưa có điều kiện để khuyến.khích, hỗ trợ cán bộ

học tập nâng cao trình độ.chuyên môn nghiệp vụ.

Đây cũng là thực trạngở vùng nông thôn huyện Phú Vang nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huếnói chung.

Bảng2.25. Tình hìnhđào tạo, bồi dưỡngđối vớiđội ngũcán bộquản lý các HTX giaiđoạn 2015 - 2017

ĐVT:lượt người

TT Các chỉtiêu 2015 2016 2017

Tổng sốcán bộHTX 132 139 156

Tổng sốlượtngười tham gia 112 118 127

1 Đàotạo dài hạn trên 1 năm 11 12 14

2 BD dưới 1 năm và tập huấn 101 106 113

Qua bảng trên, ta thấy qua các năm, việc đào tạo dài hạn cán bộ quản lý, kế toán, kỹ thuật rất hạn chế - ở đây có một số HTX cử cán bộ đi học các lớp đại học tại chức (chủ yếu do bản thân cán bộ HTX tự túc về kinh phí, HTX hỗ trợ

thêm vềtiền học phí và tài liệu, bố trí công việc hợp lý) do Trường đại học Nông lâm Huế, đại học kinh tế Huế và đại học kinh tế Đà Nẵng - đó là cán bộ của HTX

Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu 1, Phú Đa 1, Phú Đa 2, Phú Mỹ 1 và Vinh Hà – là những địa bàn thuận lợi: gần trung tâm tỉnh và cán bộ tương đối trẻ; lãnh

đạo HTX quan tấm đến việcđàotạo cán bộ.

Chủ yếu là bồi dưỡng ngắn hạn, là hình thức tập huấn, bồi dưỡng do Liên Minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục Phát triển Nông thôn và Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Vang phối hợp với trường trung cấp nghề Thừa Thiên Huế, trường Đại học Kinh tế Huế để tổ chức cho cán bộ

HTX về quản lý kinh tế, kế toán và marketing. Trung tâm Khuyến nông của Huyện, của tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm có chương trình tập huấn kỹ thuật về

thuỷ lợi, trồng trọt và làm đất – thời gian tập.huấn thường 01 tuần. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ luôn được các HTX quan tâm, đã bố trí thời gian, công việc hợp lý để cho cán bộ tham gia (năm 2017, hầu như 100% HTX đều cử

cán bộ tham gia) – điều đó chứng tỏ nhu cầu được cung cấp kiến thức chuyên môn, kỷthuậtở các HTX rất lớn– các HTXđã quan tâmđến việc bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý kinh tế, kinh doanh, marketing và kỹ thuật; họ mong muốn có thêm kiến thực để phục vụ công tác quản lý, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của đơn vị mình trong cơ chế thị trường và tình hình phát triển kinh tế ở địa phương hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)