Kinh nghiệm của các HTXNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 43)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3.1. Kinh nghiệm của các HTXNN ở Việt Nam

* HTX NN thị trấn BìnhĐịnh, huyện An Nhơn, tỉnh BìnhĐịnh

HTXNN thị trấn Bình Định thành lập năm 1979 và thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012. HTX tập trung sản xuất lúa giống cung cấp cho xã viên. Hằng năm, HTX hợpđồng thuê từ50 - 70 ha ruộng và trực tiếp tổ chức sản xuất, cung ứng lúa giống cho các hộ xã viên và bà con trong vùng, bảo đảm chất lượng giống lúa, chủ động về số lượng, thời gian trong việc dịch vụ giống lúa cho bà con xã viên. HTX hướng dẫn các hộ xã viên chuyển.đổi cây trồng, vật nuôi, tổ chức tập huấn về kỹthuật thâm canh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗtrợ

Để bảo đảm cho bà con sản xuất đúng thời vụ, chất lượng làm đất đúng theo yêu cầu của từng giống cây trồng, HTX thống nhất quản lý và điều hành khâu làmđất. Hằng năm, HTX hợpđồng thuê máy móc, thiết bị làmđất của xã viên và cả của các đối tượng khác với giá thoả thuận và hợp đồng với từng hộ xã viên về làm đất theođúng yêu cầu vềthời gian, chất lượng và chi phí.

HTX tổ chức đội thuỷ nông chuyên làm dịch vụ thuỷ nông cho xã viên.

Đội này chịu trách nhiệm quản lý, điều tiết nước đến ruộng cho toàn thể xã viên; kiểm tra, bảo dưỡng kênh.mương và thu phí nộp cho Nhà nước. Hoạt động này, HTX chỉtínhđúng, tínhđủcho chi phí và chi phíđược công khaiđến tất cảbà con.

Dịch vụ vật tư nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và kịp thời: Để đáp ứng nhu cầu của các hộ xã viên; cuối năm, HTX thông báođểbà con xã viên đăng ký nhu cầu các loại vật tưnông nghiệp và thứcăn chăn nuôi. HTX lên kế hoạch, tìm kiếm các đối tác để liên doanh, liên kết, ký hợp

đồng với nhà cungứng hoặc nhà sản xuất, vận chuyển về kho của HTX và tổ chức hướng dẫn kỹthuật để bà con hiểu và sửdụng đúng. Căn cứ yêu cầu của từng hộxã viên, HTX chuyển đến cho từng hộ vào những thời điểm họ cần. HTX chịu trách nhiệm vềchất lượng, chủng loại vật tư. Giá cả được thoả thuận từ đầu năm, nếu có biến động, HTX thông báo rõ ràng cho toàn thể bà con xã viên đều biết. Dịch vụ

này vừađem lại lợi nhuận cho HTX khá cao, vừa làm cho xã viên rất yên tâm.

Dịch vụ tín dụng nội bộ: thủ tục đơn giản, bảo toàn vốn và góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Hoạt động này, HTX mới triển khai, nhưng kết quả

rất khảquan. Số hộ vay vốn chủ yếu đầu tư vào sản xuất- kinh doanh nhỏ tại gia

đình và mua trang thiết bị phục vụ đời sống và phát triển nghề mới… Do vậy, đa số đều trả đúng thời hạn, sốnợxấu chưa có.

Ngoài ra, HTX hỗ trợ xã viên trong việc bao tiêu sản phẩm, tổ chức các dịch vụ mà xã viên có nhu cầu và phát triển ngành nghề, hợp tác lên kết với các thành phần kinh tếkhác.

*Hợptác xã dịchvụnông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Cường được thành lập năm 2000 tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Giai đoạn đầu thành lập Hợp tác xã (HTX) chỉ có 146 xã viên, vốn điều lệ 32 triệu đồng, và chỉ cung cấp dịch vụ tưới

tiêu 430ha diện tích đất nông nghiệpcho thành viên. Thờigian này HTX hoạt động

theo mô hình HTX kiểucũnên doanh thu rấtthấpvà dịchvụnghèo nàn.

Kểtừ khi tham gia vào dựán của We Effect, thông qua các khóa đào tạo, tập

huấn HTX đã từng bước xây dựng được hướng đi đúng đắn để phát triển bền vững.

Đầutiên là nâng cao nghiệpvụquản lý và kỹnăng điềuhành, nghiệpvụkiểmsoát và nghiệpvụkếtoán. Từchỗkhông có nhân viên có trìnhđộ đạihọc, tớinay HTX đã có 6 nhân viên có trình độ đại học. Được dự án hỗ trợ, HTX đã áp dụng phần mềm kế

toán để quản lý tài chính, việc xây dựng báo cáo tài chính và các kế hoạch kinh doanh cũng dễ dàng hơn. Dự án cũng khuyến khích HTX ưu tiên tuyển dụng lao

động nữ, tích cực tuyên truyền bình đẳng giới, vận động nhiều xã viên nữ tham gia vào HTX.

Năm 2010, HTX bắt đầu thực hiện mô hình cánhđồng mẫu lớn, liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp, sản xuất lúa theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP cung cấp gạo sạch chất lượng cao. Đồng thời HTX cũng phối hợp

với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang hướng dẫn xã viên áp dụng tiến bộ

khoa học kỹthuậtvào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng lúa, giảmchi phí sản xuất

và tăng thu nhập cho bà con xã viên. Nắm bắt nhu cầu của HTX, dự án đã phối hợp

vớiTrạmKhuyến nông, Bảo vệthựcvật tỉnhvà huyện tổchứcnhiềulớp tập huấn và mô hìnhứng dụng khoa học kỹthuật vào trồng lúa cho xã viên và nông dân, giúp họ

nâng cao kiến thứckỹnăng trong sản xuất lúa hàng hóa. Mô hình cánhđồng hiện đại

không chỉgiúp HTX có nơi tiêu thụ ổn địnhmà cònđượcbao tiêu vớigiá cao hơn thị

trường do áp dụng khoa học kỹ thuật, trung bình 1ha lãi từ 23-25 triệu đồng. Năm 2015, HTX mở rộng toàn bộ diện tích 1.500ha thực hiện mô hình và đều có doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm. HTX Tân Cường là 1 trong 5 HTX của tỉnh xây dựng được thương hiệu nông sản với thương hiệu lúa VietGAP. Thành công trong sản xuất kinh doanh cùng với những kế hoạch kinh doanh khả thi đã giúp cho Tân

Cường nhận được nhiều hỗ trợ từ chính quyền địa phương, ngân hàng và tổ chức

nước ngoài. Năm 2012, HTX Tân Cường được chọn để tham gia vào dự án cạnh

tranh nông nghiệp (ACP) tài trợ bởi Ngân hàng thế giới, được hỗ trợ 12 tỷ đồng và nhiều dự án khác. Tân Cường hiện là 1 trong 2 HTX đầu tiên trong khu vực đồng

bằng sông Cửu Long được giao chỉ tiêu tạm trữgạo theo quyết định của Thủ tướng

Chính phủ. Những thành công này có phần đóng góp không nhỏ của Lãnh đạo HTX Tân Cường, họlà nhữngngườitrẻ, năngđộng, mạnhdạn ứng dụng khoa học kỹthuật

vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc tham gia vào dự án “Tăng cường khả năng kinh doanh củacác hợp tác xã và phát triển dịch vụcung cấp cho thành viên và nông dân trong khu vực dự án tại tỉnh Đồng Tháp” do tổ chức We Effect tài trợ đã tạo cơ hội

tiếp cận được những phương pháp mới giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Phát hiện được vấn đề chính còn tồn tại ở tỉnh Đồng Tháp là: “Dịch vụ của các HTX nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp của xã viênđặc biệt là xã viên nữchưađạt hiệu quả

cao”. Dự án đã đề ra mục tiêu là “Tăng cường hiệu quả dịch vụ của các Hợp tác xã nông nghiệp và hiệu quả sản xuất của xã viên và nông dân HTX trong tỉnh Đồng

Tháp”. Với mục tiêu đó, năng lực của hội viên HTX được nâng cao thông qua các lớptập huấn chuyểngiao kỹthuậtchăn nuôi, trồngtrọtvà các mô hình sản xuấtnông nghiệp mới để cải tạo 1 hệ sinh thái nông nghiệp thân thiện môi trường, phát triển

bền vững và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn sinh học, chất lượng

cao. Không chỉ Tân Cường, nhiều HTX tại ĐồngTháp cũngđã áp dụngnhữngthành công trên, góp phần tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, qua đó nâng cao thu nhập

cho nông dân, góp phầnthayđổitưduy sảnxuấtnông nghiệp của xã viên theo hướng

hiệuquảvà bềnvữnghơn.

Với những thành công không ngừng, HTX Tân Cường được Liên hiệp HTX ViệtNam trao tặng danh hiệu "Cán bộ quản lý hợp tác xã tiêu biểu ViệtNam”. HTX cũng là mô hình tiêu biểuvềviệckếthợp giữakhát vọnglàm giàu và sựchung tay hỗ

trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, góp phần tạo ra những hình ảnh đẹp của đấtnước, con ngườiViệtNam trong mắtbạnbè Quốc tế.

Qua thực tiễn hoạt động của 02 HTX điển hình tiên tiến trên cho thấy: các HTX hoạt động kinh doanh dịch vụ mạnh đều là những HTX được tổ chức và quản lý theo đúng bản chất, các nguyên tắc và giá trị HTX. Xã viên tham gia HTX một cách tựnguyện, có góp vốn, phát huy dân chủvà có trách nhiệm với HTX. HTX có

đội ngũquản lý giỏi, có năng lực, dám.nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, đặc biệt là vai trò Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX. Để đứng vững, cạnh tranh thành công trên thương trường, các HTX cần có phương hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh với những chiến.lược, đề án rõ ràng, bám sát và đáp ứng được nhu cầu thị

trường, đầu tư có trọng tâm và mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất. Đặc biệt, để hoạt động kinh doanh có HTX hiệu quả, yêu cầu chọn lựa cách thức tổ chức và phương thức hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với HTXNN. Các HTX mạnh thường là HTX hoạt động đa ngành, sản xuất, kinh doanh tổng hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)