Tình hình tài chính, tài sản và đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 64)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1.3. Tình hình tài chính, tài sản và đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh dịch

Bảng 2.9. Tình hình vốn SXKD các HTXNN Phú Vang giaiđoạn 2015-2017 ĐVT: HTX TT Chỉtiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Tổng sốHTX NN 17 17 19 100,0 111,8 Phân theo sốvốn SXKD - Dưới 0,3 tỷ 2 2 3 100,0 150,0 - Từ 0,3 đến <0,8 tỷ 9 9 10 100,0 111,1 - Từ1đến <2 tỷ 4 4 4 100,0 100,0 - Trên 3 tỷ 2 2 2 100,0 100,0

Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Phú Vang

Vốn hoạt động SXKD của các HTX qua các năm nhìn chung thấp (có 2 HTX có vốn SXKD trên 03 tỷ đồng, phần nhiều HTX có vốn SXKD dao động từ

0,3 đến 0,8 tỷ đồng - làm 5-6 khâu dịch vụ, có 7 HTX có vốn dưới 0,3 tỷ - các HTX này chỉ làm khoảng 3-4 dịch vụ) là do chủ yếu làm dịch vụ, trong các khâu dịch vụ do HTX thực hiện cungứng nhanh, ítđểnợ đọng công nợ.

Vốn hoạt động của HTX được hình thành từ các nguồn: Vốn góp của xã viên, vốn được tích luỹ thuộc sở hữu của HTX, các Quỹ của HTX, vốn vay của Ngân hàng, của tổ chức tín.dụng, các khoản trợ cấp của Nhà nước và lợi nhuận chưa phân phối của HTX. Vốn hoạt động được chia thành vốn cố định và vốn lưu

động. Vốn cố định đối với HTX dịch vụ nông nghiệp là hệ thống kênh mương, hồ đập, cống tưới tiêu, công trình giao thông nộiđồng. Vốn lưuđộng chủ yếu là các loại vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, tiền mặt tồn qũy, tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu.

Vốn kinh doanh của HTX: Được hình thành từ vốn góp của xã viên, vốn được tích luỹ thuộc sở hữu của HTX. HTX có nguồn vốn kinh doanh trên

3.000 triệu đồng có 2 HTX (HTX Phú Thượng 3.214 triệu đồng, HTX Vinh Hà 3.589 triệu đồng), 1.000 -2.000 triệu đồng có 4 HTX (HTX Phú Dương, Phú Mỹ

1, Phú Mậu 2, Phú Lương 1), 600-800 triệuđồng có 3 HTX (HTX Phú Mậu 1, Phú Mỹ 2 và Phú Đa 1), 300-600 triệu đồng có 6 HTX, dưới 300 triệu có 3 HTX.

Việc xác định vốn góp của xã viên là do sự thoả thuận của Ban Quản trị

và ngươì góp vốn và phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm góp vốn. Đối với các HTX dịch vụ nông nghiệp chuyển đổi, mức góp vốn tối thiểu của mỗi xã viên

được chia làm 2 loại: vốn nguyên thuỷvà vốn góp ban đầu của xã viên cũ chuyển sang khiđăngký vào xã viên mới; vốn góp mới là vốn góp thêm sau chuyểnđổi. Xã viên mới xin vào HTX phải góp vốn tương ứng với xã viên cũ và lấy mặt bằng giá thóc để quy đổi ở mọi thời điểm. Tuy vậy, một số HTX dịch vụ nông nghiệp xã viên tham gia không đầy đủ, tỷ lệ vốn góp thêm đạt thấp 70-80%; một số HTX không quy định vốn góp thêm, chỉ sử dụng vốn nguyên thuỷ để hoạt động, do đó

hiệu quảhoạt động dịch vụkhông cao. Hiện nay các HTXNN đều gặp khó khăn về

vốn, còn do sử dụng vốn không hiệu quả. Một số HTX không nghiên cứu cân nhắc kỹ phương.án sử dụng vốn, đã dùng vốn lưu động (vốn bằng tiền) của mình đem

ứng trước phần vốn huy động đóng góp hưởng lợi của dân để kiên cố nhanh nhiều tuyến kênh mương, sau đó sẽ thu hồi dần lại khoản vốn này trong một thời gian dài (có đơn vị phải đến 10 năm sau mới thu hồi lại đủ khoản tiền này), làm cho HTX thiếu vốn lưu động để kinh doanh, mởrộng hoạtđộng dịch vụ.

Thực trạng khảo sát cho thấy vốn trong các HTX hiện nay rất bức thiết, thiếu vốn cho các hoạt động kinh.doanh đang là tình trạng phổ biến trong các HTX hiện nay. Do thiếu vốn nên nhiều HTX chỉ hoạt động ở những khâu thiết yếu, cần ít vốn, tổchức đơn giản và ít bịchi phối, tácđộng bởi các tổchức kinh tếkhác.

2.2.1.4. Kế t quả kinh doanh dị ch vụ củ a mộ t số dị ch vụ chủ yế u củ a cácHTXNN ở huyệ n Phú Vang năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)