Đánh giá chung tình hình cơ bản của huyện ảnh hưởng đến phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 53)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của huyện ảnh hưởng đến phát

* Thuậ n lợ i

Phú Vang có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Là địa phương có nhiều cảng biển, cửa ngõ hướng ra biển của tỉnh, và là huyện có diện tích nông nghiệp lớn nhất toàn tỉnh nên Phú Vang có nhiều cơ hội thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế HTX nói riêng, đặc biệt là hoạt động dịch vụ nông nghiệp (cungứng vật tư, giống cây trồng, bảo vệthực vật và tiếp nhận khoa học công nghệvềnông nghiệp...).

Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển vùng sinh thái nông nghiệp đa dạng bao gồm nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp. Nguồn nước ngọt của đầm phá Tam Giang tạo điều kiện phát triển cây lúa nước, cùng với đó là nguồn nước biển giúp phát triển mạnh về

thuỷ sản nước lợ, nước ngọt và nước mặn. Nhiều sản phẩm, thương hiệu nông nghiệp trên địa bàn ngày càng khẳng.định vị trí như lúa, ớt, mắm, thuỷhải sản...

Nguồn nhân lực khá dồi dào với 134.214 người trong độ tuổi lao động, chiếm 70,11% dân số toàn huyện. Tuy chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông, nhưng người dân Phú Vang có truyền thống cần cù, hiếu học, siêng năng, chịu khó trong lao động. Việc dạy nghềcũng được chú trọng cao,

đây là yếu tố cơ bản có tác dụng thúc đẩy sựchuyển hoá nguồn nhân lực vềchất. Hệthống cơ sở hạ tầng đượcđầu.tư đang từng bước phát huy hiệu quả. Điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc, đường ô tô phát triển đến 100% xã, thị trấn trong toàn huyện, thuận lợi cho phát triển sản xuất, đời sống, mở mang ngành nghề, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

* Khó khăn

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu vẫn thường xuyên xảy ra như: Bảo, lụt, gió Tây Nam khô nóng, cát bay, cát nhảyđã làm

ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, hệ thống cơ sở hạtầng và

đời sống của người dân trên địa bàn huyện.

Địa hình phức tạp bị chia cắt với nhiều sông ngòi, đầm phá, đất canh tác thường bị bào mòn và rửa trôi có xu hướng bị thái hoá do ảnh hưởng của khí hậu môi trường và chế độcanh tác chưahợp lý.

Là một trong những huyện có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế chưa thoát được tình trạng tự cung tự cấp, tỷ lệ sản xuất hàng hóa và tích lũy nội bộ nên kinh tế còn thấp. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế còn chậm hơn so với mặt bằng chung của tỉnh, cơ cấu ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

chiếm tỷ trọng nhỏ, chuyển dịch chậm, sức ép lao động, việc làm ngày càng lớn,

đời sống của phần lớn dân cư còn khó khăn, thiếu tích luỹ để mở rộng sản xuất . Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn, mặt bằng dân trí nhìn chung chưa cao, chất lượng nguồn lao.động còn hạn chế, lao động có trình độ

chuyên môn, kỷ thuật chiếm tỷ trọng thấp.

Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất tuy từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn yếu kém, thiếuđồng bộchưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)