THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC HTXNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 59)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC HTXNN

2.2.1. Thựctrạng dịch vụcủa các HTXNNở huyện Phú Vang

2.2.1.1 Các loạ i hình dị ch vụ củ a HTXNN ở huyệ n Phú Vang

Các HTXNNở huyện Phú Vang đã vàđang cốgắng đa dạng hoá các loại dịch vụcủa mình, nhưng vẫn tập trung vào các dịch vụchủlực như sau:

* Dịch vụthủy lợi:

Dịch vụnày gắn liền với hầu hết các HTXNN sau khi chuyển đổi. Trước

năm 2008, các HTX kí hợp đồng với Công ty khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế cung cấp nước tưới. HTX có trách nhiệm tổ chức đội thủy.nông dẫn nước đến đồng ruộng cho các hộ xã viên và thu thủy lợi phí theo giá qui định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 2008, thực hiện chủ trương miễn giảm thủy lợi phí cho dân, HTX được ngân sách nhà nước bù 40% thủy lợi phí theo diện tích thực tế để trả công thủy nông, nạo vét kênh mương và chi phí quản lý. 60% còn lại, ngân sách nhà nước cấp cho Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh.

Bắt đầu xuống vụ, Ban Quản trị thành lập tổBảo nông tưới tiêu để bảo vệ

sản phẩm của xã viên, tưới tiêu hợp lý, kịp thời. Ban Quản trị tổ chức tu bổ, sửa chữa trạm bơm điện ngay từ đầu vụ, nạo vét kênh mương, giao thông nội đồng phục vụ tốt cho xã viên gieo cấy kịp thời, thu hoạch thuận lợi.

* Dịch bảo vệthực vật:

Đây là vùng đất thường xuyên xảy ra sâu bệnh hại lúa, nguyên nhân do thời tiết, biến đổi khí hậu thất thường tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển kết hợp xã viên gieo cấy với mật độ dày, phân bón không cân đối nên thường xuyên xẩy ra sâu bệnh. Như vụ Đông Xuân thường xẩy ra bệnh rầy nâu, đạo ôn cổ bông thời kỳlúa trổ bông và chín. Vụ Hè Thu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn, bọtrĩ,

đặc biệt là tỷlệ chuột phá hoại trên diện tích rộng. Ban quản lý HTX thường xuyên kiểm tra, dựbáo tình hình và thông báo cho xã viên, từng vùng

Trạm bảo vệ thực vật huyện thường xuyên theo dõi, kiểm tra sâu bệnh đối với lúa và hoa màu trên các xã, dự báo và tư vấn sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp, hiệu quả, theođó cung.cấp thuốc trừsâu và để đảm bảo an toàn tuyệt đối, Trạm Bảo vệ thực vật giao dịch với các HTX để cung ứng thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho tổ dịch vụ của HTX để phun thuốc cho cây trồng - dịch vụ này 100 % HTX đảm nhận, không cho phép hộ nông dân tự làm nhằm đảm bảo an toàn và thống nhất cao.

* Dịch vụ cung ứng giống và phân bón:

Đầu vụ, các HTX liên hệ với các Trạm giống và Công ty Cổ phần giống cây trồng Thừa Thiên Huế– đơn vị cung ứng giống cho Thừa Thiên Huếvà các tỉnh lân cận, có thương hiệuđể cungứng các loại giống, phân bón cho các hộlàm ruộng

đăng ký; giống, phân bón của công ty đảm bảo chất lượng, giá phù hợp, về kỷ

thuật do cán bộ Công tyhướng dẫn sử dụng hoặc chuyển giao công nghệ xửlý cho

HTX đểhướng dẫn cho xã viên vềgiống và phân bón.

* Dịch vụ bảo vệ đồng:

Là khâu dịch vụ rất quan trọng nhằm bảo vệ tốt kết quả sản xuất cho xã viên; HTX đã thành lập các tổ bảo vệ đồng – là lực lượng trẻtuổi, có sức khoẻvà uy tín và trách nhiệm cao, do ruộng có nhiều vùng, nhiều thửa, có vùng trên 1000m2. Tình hình chăn nuôi gia.súc, gia cầm của các hộ ở sát xứ đồng ruộng và hoa màu ngày càng phát triển nên HTX tổ chức các đội bảo vệ đồng ruộng cho xã viên an tâm sản xuất.

* Dịch vụ làm đất:

Căn cứ lịch thời vụ, kết hợp với thời tiết và cân đối sức kéo của xã viên trong HTX, BQT đã chủ động hợp đồng máy cày, máy lòng đảm nhiệm khâu làm

đất cho xã viên. Ở các chân ruộng máy làm được chất lượng khâu làm đất cơ bản

đúng kỹ thuật, đúng lịch thời vụ gieo trồng, giá.cả ổn định với thị trường xung quanh. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc giám sát và điều hành khâu làm đất của BQL, Kiểm soát viên HTX, nguyên nhân do chủ thợ máy thiếu trách nhiệm trong khâu làm đất –một phần do họthiếu kỹthuật và ý thức chưa cao.

* Các dịch vụkhác:

Một số HTXNN làm dịch vụ chính là nông nghiệp thì cũng tham gia thêm một số khâu dịch vụ về tín dụng nội bộ, cho thuê mặt bằng... nhưng ở quy mô nhỏlẻ, rải rác, doanh thu không cao, mang tính hỗ trợ thêm cho xã viên.

Bảng 2.7. Các loại hình dịch vụcủa HTXNN Phú Vang giaiđoạn 2015-2017 ĐVT: HTX TT Loại hình dịch vụ 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Dịch vụtrồng trọt 1 DV làmđất 15 17 19 113,3 111,8 2 DV giống cây trồng 17 17 19 100,0 111,8 3 DV vật tưNN, phân bón 16 17 19 106,3 111,8 4 DV thủy lợi 17 17 19 100,0 111,8 5 DV BVTV 17 17 19 100,0 111,8 6 DV bảo vệ đồng 15 16 18 106,7 112,5 Dịch vụhỗn hợp 7 DV tín dụng nội bộ 1 1 1 100,0 1 8 DV cho thuê mặt bằng 1 1 1 100,0 1

Nguồn: Phòng NNPTNT huyện Phú Vang

Qua bảng 2.7, ta thấy rằng các HTX trên địa bàn huyện ngày càng mạnh dạn kinh doanh, mở rộng thêm nhiều dịch vụ để phát triển. Tuy nhiên, do lực lượng cán bộcòn hạn chế, nguồn vốn còn ít nên dịch vụmở ra thêm chưa nhiều. Ngoài các dịch vụphục vụsản.xuất nông nghiệp như DV làm đất, DV giống cây trồng, DV vật

tư nông nghiệp, phân bón, DV thuỷlợi và DV bảo vệthực vật, dịch vụbảo vệ đồng, một số HTX đã mở thêm dịch vụ để tăng doanh thu như HTX Phú Thượng mở DV tín dụng nội bộ, HTX Phú Mậu 1 cho thuê mặt bằng 2 ki-ốt.

2.2.1.2. Tình hình thự c hiệ n dị ch vụ củ a HTXNN ở huyệ n Phú Vang

Bảng 2.8. Tình hình thực hiện dịch vụcủa các HTXNNởhuyện Phú Vang giai đoạn 2015-2017 ĐVT:HTX TT Chỉtiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1 Tổng sốHTX NN 17 17 19 100,0 111,8 2 Sốloại dịch vụ - Từ3-5 khâu dịch vụ 15 15 17 100,0 113,3 - Từ6-8 khâu dịch vụ 2 2 2 100,0 100,0

Nguồn: Phòng NNPTNT huyện Phú Vang

Theo số liệu điều tra tổng hợp được, từ bảng 2.8 có thể thấy số lượng các khâu dịch vụ của các HTX tăng lên không đáng kể. Các HTX vẫn chỉ có thể hoạt động trong lĩnh vực phục vụ sản xuất nông nghiệp, dưới sự chỉ đạo của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Chỉ

có 2 HTX nói trên mở rộng dịch vụ kinh doanh nhưng vẫn chưa có

chiều hướng mở thêm nữa.

Qua bảng số liệu trên và thực tế cho thấy, sau khi chuyển đổi các HTXNN không trực tiếp sản xuất mà chuyển sang các hoạt động dịch vụ cho các hộ gia

đình xã viên, do đó, qua các năm, các HTX chủ yếu làm từ 3 đến 5 khâu dịch vụ

và từ 6 đến 8 khâu dịch vụ (trong đó 100% khâu thủy lợi, bảo vệ thực vật và giống cây trồng); không có HTX nào đảm nhận trên 08 dịch vụ. Phú Vang Là huyện thuần nông, ngành nông nghiệp rất đa dạng các loại hình dịch vụ, người dân

đangrất cần, song điều đó cho thấy năng lực hoạt động dịch vụ, tiếp cận các dịch vụ của các HTX còn hạn.chế, chưa phong phú, đa dạng; nhiều dịch vụ nông nghiệp khác, đặc biệt là dịch vụchăn nuôiđều do hộgia đình, cá nhân hoặc tổchức trong, ngoàiđịabàn đảm nhận.

2.2.1.3. Tình hình tài chính, tài sả n và đầ u tư cơ sở vậ t chấ t kinh doanh dị ch vụcủ a các HTXNN ở huyệ n Phú Vang củ a các HTXNN ở huyệ n Phú Vang

Bảng 2.9. Tình hình vốn SXKD các HTXNN Phú Vang giaiđoạn 2015-2017 ĐVT: HTX TT Chỉtiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Tổng sốHTX NN 17 17 19 100,0 111,8 Phân theo sốvốn SXKD - Dưới 0,3 tỷ 2 2 3 100,0 150,0 - Từ 0,3 đến <0,8 tỷ 9 9 10 100,0 111,1 - Từ1đến <2 tỷ 4 4 4 100,0 100,0 - Trên 3 tỷ 2 2 2 100,0 100,0

Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Phú Vang

Vốn hoạt động SXKD của các HTX qua các năm nhìn chung thấp (có 2 HTX có vốn SXKD trên 03 tỷ đồng, phần nhiều HTX có vốn SXKD dao động từ

0,3 đến 0,8 tỷ đồng - làm 5-6 khâu dịch vụ, có 7 HTX có vốn dưới 0,3 tỷ - các HTX này chỉ làm khoảng 3-4 dịch vụ) là do chủ yếu làm dịch vụ, trong các khâu dịch vụ do HTX thực hiện cungứng nhanh, ítđểnợ đọng công nợ.

Vốn hoạt động của HTX được hình thành từ các nguồn: Vốn góp của xã viên, vốn được tích luỹ thuộc sở hữu của HTX, các Quỹ của HTX, vốn vay của Ngân hàng, của tổ chức tín.dụng, các khoản trợ cấp của Nhà nước và lợi nhuận chưa phân phối của HTX. Vốn hoạt động được chia thành vốn cố định và vốn lưu

động. Vốn cố định đối với HTX dịch vụ nông nghiệp là hệ thống kênh mương, hồ đập, cống tưới tiêu, công trình giao thông nộiđồng. Vốn lưuđộng chủ yếu là các loại vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, tiền mặt tồn qũy, tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu.

Vốn kinh doanh của HTX: Được hình thành từ vốn góp của xã viên, vốn được tích luỹ thuộc sở hữu của HTX. HTX có nguồn vốn kinh doanh trên

3.000 triệu đồng có 2 HTX (HTX Phú Thượng 3.214 triệu đồng, HTX Vinh Hà 3.589 triệu đồng), 1.000 -2.000 triệu đồng có 4 HTX (HTX Phú Dương, Phú Mỹ

1, Phú Mậu 2, Phú Lương 1), 600-800 triệuđồng có 3 HTX (HTX Phú Mậu 1, Phú Mỹ 2 và Phú Đa 1), 300-600 triệu đồng có 6 HTX, dưới 300 triệu có 3 HTX.

Việc xác định vốn góp của xã viên là do sự thoả thuận của Ban Quản trị

và ngươì góp vốn và phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm góp vốn. Đối với các HTX dịch vụ nông nghiệp chuyển đổi, mức góp vốn tối thiểu của mỗi xã viên

được chia làm 2 loại: vốn nguyên thuỷvà vốn góp ban đầu của xã viên cũ chuyển sang khiđăngký vào xã viên mới; vốn góp mới là vốn góp thêm sau chuyểnđổi. Xã viên mới xin vào HTX phải góp vốn tương ứng với xã viên cũ và lấy mặt bằng giá thóc để quy đổi ở mọi thời điểm. Tuy vậy, một số HTX dịch vụ nông nghiệp xã viên tham gia không đầy đủ, tỷ lệ vốn góp thêm đạt thấp 70-80%; một số HTX không quy định vốn góp thêm, chỉ sử dụng vốn nguyên thuỷ để hoạt động, do đó

hiệu quảhoạt động dịch vụkhông cao. Hiện nay các HTXNN đều gặp khó khăn về

vốn, còn do sử dụng vốn không hiệu quả. Một số HTX không nghiên cứu cân nhắc kỹ phương.án sử dụng vốn, đã dùng vốn lưu động (vốn bằng tiền) của mình đem

ứng trước phần vốn huy động đóng góp hưởng lợi của dân để kiên cố nhanh nhiều tuyến kênh mương, sau đó sẽ thu hồi dần lại khoản vốn này trong một thời gian dài (có đơn vị phải đến 10 năm sau mới thu hồi lại đủ khoản tiền này), làm cho HTX thiếu vốn lưu động để kinh doanh, mởrộng hoạtđộng dịch vụ.

Thực trạng khảo sát cho thấy vốn trong các HTX hiện nay rất bức thiết, thiếu vốn cho các hoạt động kinh.doanh đang là tình trạng phổ biến trong các HTX hiện nay. Do thiếu vốn nên nhiều HTX chỉ hoạt động ở những khâu thiết yếu, cần ít vốn, tổchức đơn giản và ít bịchi phối, tácđộng bởi các tổchức kinh tếkhác.

2.2.1.4. Kế t quả kinh doanh dị ch vụ củ a mộ t số dị ch vụ chủ yế u củ a cácHTXNN ở huyệ n Phú Vang năm 2017 HTXNN ở huyệ n Phú Vang năm 2017

Doanh thu của HTX là toàn bộ giá trị sản.phẩm hàng hoá, dịch vụ mà

HTX đã bán, cung cấp cho xã viên và khách hàng. HTX dịch vụ nông nghiệp doanh thu phụ thuộc vào đơn giá do Đại hội xã viên quy định. Sau mỗi vụ HTX

tổ chức thu dịch vụ bằng sản phẩm hoặc bằng tiền, chủ yếu là thu bằng thóc/sào. Chi phí của các HTX gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên bao gồm các loại chi phí chủ yếu như: chi trả công cho cán bộ

HTX, chi bảo vệ đồng, dự báo bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, chi đại hội, hành chính, khấu hao văn phòng... Chi đầu tư phát triển như; sửa chửa lớn kênh mương, trụ

sởHTX, mua sắm máy bơm, xây dựng hàng rào HTX...

Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả hoạt động dich vụcủa HTX trong một năm. Lợi nhuận trong năm của các HTX phân phối cho các khoản: trích lập các quỹ, bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh và chia lãi theo tỷ lệ

góp vốn cho xã viên. Một số HTX không chia lãi cho xã viên mà chỉ trích lập cho các quỹ như HTX Vinh Xuân, Lộc Sơn, Vinh Thái; có HTX lãi không phân phối cho các quỹmà bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế được trích lập các quỹ: Quỹphát triển sản xuất, quỹdựphòng, quỹphúc lợi, khen thưởng.

Với 19 HTXNN trong toàn huyện, tôiđã chọn lọc ra 15 HTXđại diện cho 9/20 xã, thị trấn của huyện Phú Vang để tiến hành điều tra theo biểu mẫu tại phụ

lục, phân tích các chỉ tiêu để đại diện đánh giá chất lượng dịch vụ của các HTX

ở huyện Phú Vang. 15 HTXNN này đã được Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang đánh giá và xếp loại theo quy định, trong đó 10 HTX khá gồm HTX Phú

Thượng, Phú Dương, Phú Mỹ1, Phú Mỹ 2, Phú Lương 1, Phú Lương 2, Phú Lương

3, Vinh Hà, Phú Mậu 1, Phú Mậu 2; 5 HTX được xếp loại trung bình gồm Vinh

Thái, Phú Đa 1, Phú Đa 2, Phú Thanh 1, Phú Thanh 2 . Đặc điểm chung của 15 HTX này là chuyên canh cây lúa. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTXNN trên toàn huyện nói chung, của 15 HTX nêu trên nói riêngđều được thực hiện hạch toán theo từng khâu dịch vụ.

Để vừa làm rõ được sự khác nhau trong cách thức hoạt động dịch vụ và một số chỉ tiêu của cùng một dịch vụ giữa các HTX ở 15 HTX nêu trên nhằm

đánh giá chất lượng từng dịch vụ,đề tài sẽtiến hành phân tích sựkhác biệt này giữa 15 HTX thông qua bộ số liệu điều tra trực tiếp của năm 2017. Đồng thời đề tài sử

huyện P h ú V a n g qua các năm để theo dõi được sự chuyển biến kết quả hoạt

động dịch vụ qua các năm của các HTX này. Ở đây, chúng tôi đánh giá 6 dịch vụ

chủ yếu, kết quảcụthể nhưsau:

* Dịch vụbảo vệthực vật

Hoạt động bảo vệ thực vật của các HTX lấy mục đích phục vụ xã viên là chính, không đặt nặng mục tiêu kinh doanh. Dịch vụ này chủ yếu để kiểm tra, phát hiện và tổ chức hướng dẫn thực hiện phòng trừ sâu bệnh, tiêu diệt chuột phá hoại lúa và hoa màu. Theo sốliệu điều tra được năm 2017 thì có 95% diện tích đất gieo trồng mà các HTX đảm nhiệm về mặt quản lý đồng thời cũng là diện tích mà các HTX đảm nhận bảo vệ thực vật. 95% các hộ xã viên ở các HTX đều tham gia, hưởng lợi vàđồng tình.

Đa số mỗi HTX có một cán bộ phụ.trách chính, riêng HTX Vinh Hà thành lập một đội bảo vệ thực vật gồm 3 người, cá biệt có 2 HTX là Phú Thanh 1 và Phú Thanh 2 thuộc xã Phú Thanh không có cán bộ riêng để phụ trách mà HTX phụ

trách chung, HTX sẽ kiểm tra, thăm đồng định kỳ, khi phát sinh dịch bệnh và chuột hoạt động phá hoại mạnh, HTX phối hợp với chính quyền Thôn cử các đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)