Đặc điểm Kinh tế-Xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 51)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1.1.2. Đặc điểm Kinh tế-Xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo tổng kết 2017 của UBND huyện Phú Vang, đến năm 2017, nền kinh tế của huyện phát triển theo chiều hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 18,33%, từ 17,9% năm 2015 lên 18,9% năm 2017;

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng định hướng: Lĩnh vực Dịch vụ tăng từ 36% năm 2015 lên 40,1% năm 2017; Công nghiệp, TTCN - xây dựng tăng từ 29,3% năm 2015 lên 30,4% năm 2017; Nông lâm ngư nghiệp giảm dần từ 34,7% năm 2015 xuống còn 29,5% năm 2017.

Bảng2.2: Kếtquảsảnxuấtcủahuyện Phú Vang giaiđoạn2015-2017

Năm 2015 2016 2017 So sánh (%) Lĩnh vực Giá trị (tỷ đồng) Tỷlệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2016/2015 2017/2016 Dịch vụ 2.343,5 30,0 2.674,6 38,1 3.168,4 40,1 114,1 118,5 Công nghiệp 1.907,4 29,3 2.065,3 29,4 2.398,2 30,4 108,3 116,1 Nông- lâm-ngư 2.263,6 34,7 2.279,1 32,5 2.325,4 29,5 100,7 102,0

(Nguồn: UBND huyện Phú Vang)

Theo báo cáo tổng kết 2017 của UBND huyện Phú Vang, về cơ cấu giá trị

sản xuất: Giá trị sản xuất hàng năm tăngtrưởng khá, từ 6 .514,5 tỷ đồng năm 2015 lên 7.892 tỷ đồng ước thực hiện năm 2017, đạt 121,1% so với năm 2015.

Cụthể:

- Dịch vụ: Tăng trưởng bình quân hàng năm 17,6%; Từ 2.343,5 tỷ đồng năm 2015 lên 3.168,4 tỷ đồng năm 2017, chiếm tỷ trọng 40,1% trong cơ cấu kinh tế. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân hàng năm. Hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp-TTCN và tiêu dùng ngày càng đa.dạng, phong phú. Những mặt hàng như đồuống, giải khát... tăng khá. Một số doanh nghiệp và các chợ đã có doanh thu tăng khá như Công ty cổ phần An Phú, Công ty TNHH TháiĐông Anh,

Chợ Nọ, chợ thị trấn Thuận An, chợ Trung tâm Phú Đa, Chợ Cự Lại, chợ Vinh Thanh, ... Đã tập trung đầu tư nâng cấp chợ Vinh Thanh, chợ thị trấn Thuận An, chợ Trung tâm Phú Đa, chợ An Dương (Phú Thuận), chợ Diên Đại (Phú Xuân); xây mới chợ Chiều (Vinh Thanh).

- Công nghiệp - xây dựng: Phát triển khá, cơ cấu kinh tế được ưu tiên phát huy theo tiềm năng và thế mạnh của từng vùng. Tăng trưởng bình quân hàng năm 12,9%; Từ1.907,4 tỷ đồng năm 2015 lên 2.398,2 tỷ đồng năm 2017, chiếm tỷtrọng 30,4% trong cơcấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung

đầu tư thông qua các chương trình kinh tế xã hội trọng điểm.Đến nay, hầu hết các công trình trọng.điểm về giao thông, thuỷlợi, điện, nước, giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông của kếhoạch 5 năm (2011-2015) đã cơ bảnđưa vào sửdụng.

- Nông, lâm, ngư nghiệp: Phát triển theo hướng tích cực, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 7,85%; Từ 2.263,6 tỷ đồng năm 2015 lên 2.325,4 tỷ đồng năm 2017, chiếm tỷtrọng 29,5% trong cơ cấu kinh tế.

+ Trồng trọt: Ổn định sản lượng lương thực có hạt, đảm bảo an sinh xã hội, cơ cấu giống cây trồng được nghiên cứu chuyển đổi phù hợp từng chất đất. Diện tích lúa giảm nhưng năng suất, sản lượng tăng qua các năm. Các cây trồng khácđềuổnđịnh vềdiện tích.

+ Chăn nuôi: Những năm qua dịch bệnh, giá cả, đầu ra làm ảnh hưởng đến tốcđộ phát triển của ngành chăn nuôi. Song số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm

ổnđịnh. Năm 2017 tỷtrọng chăn nuôi chiếm 35% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. + Thủy sản: Năm 2017 diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ 2.388,3 ha. Diện tích nuôi chuyên tôm đã tập trung chỉ đạo nuôi tôm 1 vụ ăn chắc, tận dụng

điều kiện môi trường ở một số vùng nuôi tương đối thuận lợi để thả nuôi gối vụ. Kết hợp nuôi xen ghép nhiềuđối.tượng, đadạng hóa các loài nuôinhư tôm, cua, cá các loại... tăng cường quản lý con giống, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tôm nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Sản lượng nước lợ thu hoạch năm 2017 đạt 3.016,5 tấn thủy sản các loại. Sản lượng đánh bắt hàng năm tăng cao,

* Dân số và lao động

Bảng2.3: Tình hình dân số và lao động huyện Phú Vang giai đoạn 2015-2017

Chi tiêu ĐVT Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 1. Dân sốtrung bình người 189.144 190.750 191.435 100,8 100,4 Nam % 49,24 50,13 51,43 101,8 102,6 Nữ % 50,76 49,87 48,57 98,2 97,4 Thành thị % 4,67 4,88 4,92 104,5 100,8 Nông thôn % 95,33 95,12 95,08 99,8 99,9 2. Tỷlệ tăng dân số tựnhiên % 1,105 1,101 1,078 99,6 97,9 3. Mật độdân số người/km2 680 686 688 100,9 100,3 4. Dân số trong độ

tuổi lao động người 132.768 133.673 134.214 100,7 100,4

5. LĐ đang làm

trong các ngành kinh tế

người 115.829 115.988 116.840 100,1 100,7

Nông, lâm, thủy sản % 66,03 66,02 66 100,0 99,9 Công nghiệp - xây

dựng % 12,01 12,01 12,02 100 100,1

Dịch vụ % 21,96 21,97 21,98 100,1 100,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2017chi cục Dân sốvà kếhoạch hoá gia đình huyện Phú Vang

Toàn huyện có 18 xã và 2 thị trấn, năm 2017 dân số trung bình toàn huyện có 191.435 người với 43.197 hộ giađình, trong đó dân số đô thị chiếm 4,92%, nam giới chiếm 51,43%, nữgiới chiếm 48,57%. Tỉlệtăng dânsốtựnhiên là 1,078%. Mật

độdân sốtrung bình là 688 người/km2.

Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng ven thành phố, thị trấn, ven biển và ven các trục đường giao thông. Nơi có mật độ

dân số cao như xã Phú Thượng, Phú Hải, Phú Dương (khoảng 1760-2480 người/km2); nơi có mật độ dân số thấp như xã Phú Xuân, Vinh Thái, Vinh Hà, Vinh Xuân, khoảng 280-300 người/km2. Hiện nay, số người trong độ tuổi có khả năng lao động năm 2017 là 134.214 người, chiếm 70,11% dân số. Bình quân mỗi

năm nguồn lao động tăng thêm 4.000-5.000 người. Lực lượng lao động có trình

độ chuyên môn kỹthuật, lao động lành nghề thấp, số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 1,5%. Nguồn lực lao.động của huyện Phú Vang tuy dồi dào nhưng chủyếu là lao động phổthông, tỷlệlao động được đào tạo thấp.

* Cơsởhạtầng

Giao thông: Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49A, 49B, Tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống

đường giao thông thuận lợi cho giao lưu trong nội bộvà bên ngoài huyện.

Y tế - giáo dục: Sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo huyện có những bước phát triển vững chắc cả về quy mô, chất lượng. Trên địa bàn có 26 trường mầm non, 36 trường Tiểu học, 20 trường THCS, 5 trường THPT, 1 Trung tâm GDNN- GDTX, 1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp và 20 trung tâm học tập cộng đồng. Huyện có 1 Trung tâm Y tếhuyện và các trạm y tếthuộc các xã.

Điện và nước: Hiện nay trênđịa bàn huyện hệthốngđiện và nướcđã cung cấp cho hầu hết cho các hộgiađình.

2.1.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bả n củ a huyệ n ả nh hư ở ng đế n phát triể nHTXNN và chấ t lư ợ ng dị ch vụ củ a các HTX nông nghiệ p

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)