Các tiêu chí đánh giá công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 29)

Để đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo , việc cần thiết đó là phải xem xét việc thực hiện các nội dung của công tác. Một số tiêu chí cụ thể đối với từng nội dung của công tác giảm nghèo như sau:

Công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách

Đánh giá công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xem xét đánh giá dựa trên một số mặt như:

- Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo một cách phù hợp, tinh gọn, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch cung cấp các nguồn lực, kế hoạch thời gian triển khai thực hiện, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện giải pháp giảm nghèo một cách đầy đủ, mang tính khả thi.

- Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện được ban hành kịp thời, đầy đủ và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thực tiễn.

- Mục tiêu, nội dung của các chính sách, kế hoạch cụ thể phù hợp với xu thế phát triển chung và dự báo các kết quả thực hiện của mỗi chính sách, kế hoạch giảm nghèo cụ thể.

- Các văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai thực hiện có nội dung rõ ràng, bám sát vào các chính sách của nhà nước và hướng dẫn của cấp trên.

- Các văn bản, chính sách về XĐGN đảm bảo tính đồng bộ, khuyến khích thực hiện giảm nghèo.

- Người dân được tham gia góp ý vào các kế hoạch, chính sách giảm nghèo.

- Khả năng tổ chức triển khai thực hiện giải pháp của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức: Đây được xem là tiêu chí phản ánh trình độ quản lý của các cơ quan có trách nhiệm trong quá trình thực hiện và khả năng phối hợp thực hiện của đội ngũ công chức khi thực hiện các bước trong quy trình thực hiện các chính sách giảm

nghèo. Tiêu chí này phản ánh khả năng xác lập các kế hoạch hành động cụ thể, kỹ năng vận động, thuyết phục các đối tượng tham gia vào quá trình giải pháp của đội ngũ những người thực hiện, khả năng huy động nguồn lực và cung cấp nguồn lực cho mỗi giai đoạn thực hiện giải pháp, kỹ năng kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo

- Việc rà soát hộ nghèo được thực hiện thường xuyên, theo quy trình và đạt kết quả tốt. - Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, cận nghèo một cách thường xuyên, liên tục.

- Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo giữa cấp xã, huyện đảm bảo thường xuyên, kịp thời.

- Việc chỉ đạo triển khai, thực hiện các chính sách giảm nghèo được đảm bảo kịp thời và có hiệu quả.

- Các nguồn lực được huy động và cung cấp đầy đủ cho quá trình thực hiện các chính sách về giảm nghèo. Việc lồng ghép các chương trình, dự án với chương trình XĐGN đảm bảo thống nhất, đồng bộ, đạt kết quả.

- Khả năng huy động sự tham gia của các chủ thể khác vào quá trình thực hiện giải pháp: Tiêu chí này thể hiện mức độ và hiệu quả từ sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà khoa học và toàn xã hội vào quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo. Quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo cần có sự chung tay, đồng lòng của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà khoa học và của các đối tượng giải pháp mới mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn. Bởi vậy sự tích cực tham gia của cộng đồng xã hội vào quá trình tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo sẽ là tiền đề để tạo ra kết quả và hiệu quả cho quá trình giải pháp.

- Khả năng huy động nguồn lực và hình thức huy động nguồn lực cho quá trình thực hiện giải pháp: Nguồn lực là điều kiện đảm bảo cho giải pháp có thể tồn tại và phát huy tác dụng trên thực tế, nếu thiếu nguồn lực thì quá trình tổ chức triển khai thực hiện

các chính sách giảm nghèo sẽ khó có thể đạt được mục tiêu mà giải pháp đề ra. Nguồn lực thực hiện cần phải được huy động từ nhiều nguồn khác nhau và phải được cung cấp kịp thời đầy đủ trong suốt quá trình thực hiện giải pháp. Tiêu chí này nhằm đo lường khả năng huy động và phương thức huy động nguồn lực cũng như cách thức cung cấp nguồn lực của các chủ thể thực hiện giải pháp ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của quá trình thực hiện giải pháp.

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách giảm nghèo

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách giảm nghèo có được thực hiện thường xuyên và cụ thể hay không.

- Việc đôn đốc chỉ đạo các tổ chức chính quyền, đoàn thể, ban ngành và các xã nhằm phát huy vai trò của mình trong kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn được thực hiện thường xuyên và liên tục.

- Việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên và phù hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện.

Việc kiểm tra, giám sát là một nhiệm vụ không thể thiếu trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo tại mỗi địa phương.Tiêu chí này cần được xem là tiêu chí quan trọng để so sánh, tham chiếu và đánh giá giữa kết quả thực hiện giải pháp với mục tiêu mà giải pháp đang hướng tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)