Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 113 - 125)

Để thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, các chính sách hỗ trợ là quan trọng nhưng chỉ là điều kiện cần, chưa đủ. Chúng ta phải có các chính sách bổ sung phù hợp, giải pháp cụ thể, chỉ đạo quyết liệt và phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, sự vươn lên của cả bản thân hộ nghèo. Phải coi công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Là một tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền. Các Bộ, ngành, địa phương phải quán triệt và nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, là giá trị nhân văn cốt lõi của thế giới ngày nay khi mà Liên Hợp Quốc đã xác định là 1 trong 8 tiêu chí thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ.

Trên quan điểm đó, Chúng ta phải tập trung rà soát chính sách để loại bỏ những chính sách lạc hậu, không còn phù hợp và bổ sung những chính sách mới, phù hợp. Các chính sách sửa đổi, bổ sung phải hướng vào hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo 2 hướng là hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Về hỗ trợ sản xuất, tập trung vào hỗ trợ cho sản xuất trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; giao đất, giao rừng cho người dân gắn với phát triển và bảo vệ rừng, điều chỉnh các chính sách về giữ rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ lương thực, giống, khuyến nông, đào tạo nghề, lãi suất cho vay phát triển sản xuất; hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn khó khăn và thu hút lao động tại chỗ gắn với hỗ trợ đào tạo nghề thông qua doanh nghiệp.

Bổ sung đối tượng vay vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cho các doanh nghiệp xã hội để thu hút lao động thuộc các hộ nghèo có việc làm khi họ không có khả năng vay vốn tự sản xuất kinh doanh. Về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, trên cơ sở xác định lại chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, sẽ thực hiện hỗ trợ tập trung vào các dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, nước sạch, bảo hiểm y tế, giáo dục, tiếp cận thông tin, đầu tư hạ tầng.

Để phát huy sức mạnh tổng hợp và kết hợp xã hội hóa trong chương trình giảm nghèo bền vững, địa phương cũng phải tiết kiệm chi để bố trí thêm cho chương trình giảm nghèo của địa phương. Bên cạnh đó, cần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng; khuyến khích nỗ lực vươn lên của người nghèo, hộ nghèo. Cùng với quyết định của Chính phủ tăng thêm dư nợ tín dụng người nghèo lên 10% là cơ sở để tăng mức hỗ trợ tín dụng chính sách và mở rộng đối tượng hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo làm kinh tế. Đây chính là “cần câu” giúp hộ nghèo có phương tiện thoát nghèo bền vững. Điều đó nói lên, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,... Chính phủ cần ban hành chính sách cho hộ mới thoát nghèo tiếp tục được vay vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH để các hộ này có cơ hội thoát nghèo bền vững. Quốc hội cũng đã nhận được ý kiến kiến nghị của cử tri cả nước về vấn đề này. Đồng thời, qua giám sát chúng tôi rất hoan nghênh và khuyến khích cách làm sáng tạo của các địa phương nếu hộ gia đình nào có cam kết vay vốn để thoát nghèo bền vững trong một thời gian nhất định thì được vay theo yêu cầu để tạo sự chủ động phát huy năng lực tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xác định tín dụng ưu đãi để giảm nghèo là một trong những trụ cột trong hệ thống chính sách giảm nghèo, vì vậy NHCSXH phải thường xuyên nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể để điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất và thời hạn cho vay linh hoạt đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, tập trung ưu tiên cho vay ở các vùng đặc biệt khó khăn để có thể từng bước tháo gỡ và giải quyết những vướng mắc, khó khăn.

2025 và xây dựng Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2025 với những tiêu chuẩn, tiêu chí cao hơn, gắn với việc xây dựng, ban hành và thực hiện chuẩn nghèo mới. Đồng thời, sớm hoàn thiện các văn bản pháp luật để tổ chức triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Các ngành các cấp tập trung nghiên cứu, rà soát cải cách thủ tục hành chính để chính sách của Nhà nước được thực thi hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần chủ động hơn nữa để hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ nhanh hơn với thủ tục đơn giản hơn. Phối hợp với NHCSXH xác định giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu của hộ vay, từ đó sẽ phát huy được hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tập trung huy động vốn, tăng trưởng nguồn vốn phục vụ nhanh nhất, hiệu quả nhất người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Kết luận Chương 3

Các chính sách giảm nghèo được xây dựng và tổ chức thực hiện phải dựa trên nền tảng và bám sát các quan điểm, yêu cầu của Đảng và Nhà nước, đặc biệt quan điểm chủ đạo trong Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2025. Do vậy, luận văn đã đưa ra các quan điểm, yêu cầu về thực hiện các chính sách giảm nghèo tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo.

Khi nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện các chính sách giảm nghèo, luận văn đã đưa ra khung lý thuyết về quy trình, phương pháp thực hiện các chính sách giảm nghèo (Mục 1.2.3) bao gồm các bước: (i) Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, (ii) Phổ biến tuyên truyền về giải pháp, (iii) Huy động nguồn lực để thực hiện giải pháp, (iv) Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện giải pháp. Khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp, luận văn dựa trên cơ sở khung lý thuyết về các chính sách giảm nghèo, thực tiễn quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo (Kết quả đánh giá, phân tích ở chương 2), để xây dựng các giải pháp thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu

Lũng trong những năm tới.

Giải pháp theo định hướng này phải do chính quyền địa phương các cấp thực hiện đồng bộ và thông báo xuống từng hộ gia đình chia ra chác giai đoạn để thực hiện hiệu qua theo mục tiêu đề ra. Dựa trên cơ sở khắc phục những hạn chế trong phát triển kinh tế, các giải pháp cũ không hiệu quả của địa phương, thay đổi bằng giải pháp mới và quyết liệt thực hiện. Các giải pháp cần có sự đồng thuận của nhân dân Hữu Lũng nói chung và chính quyền quản lý, các cơ quan doanh nghiệp đó trên địa bàn nói riêng. Những giải pháp đề xuất nhằm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho quá trình tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, một mặt phù hợp với các bước trong quá trình tổ chức thực hiện mặt khác phù hợp với tính đặc thù về điều kiện thực tiễn của vùng trên cơ sở hướng đến kết quả đầu ra của quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tổ chức thực hiện phải dựa trên nền tảng và bám sát các quan điểm, yêu cầu của Đảng và Nhà nước, đặc biệt quan điểm chỉ đạo trong Nghị Quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 đến năm 2025. Luận văn đã định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những

năm tiếp theo. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Một số giải pháp giảm nghèo trên

địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” có thể kết luận:

Th nhất, trên cơ sở lý luận về thực hiện các chính sách giảm nghèo, kinh nghiệm thực hiện các chính sách giảm nghèo ở một số quốc gia trên thế giới và một số huyện có điều kiện tương đồng huyện Hữu Lũng, căn cứ vào thực tiễn tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng trong thời gian qua, gắn với những điều kiện đặc thù, tác giả cho rằng việc đổi mới công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng trong thời gian tới là cần thiết nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả quản lý góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao trách nhiệm giải trình trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng nguồn lực của nhà nước, nhà tài trợ và xã hội cho giảm nghèo. Để tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng thì công tác này cần phải được tổ chức thực hiện dựa trên những quan điểm và yêu cầu về nội dung thực thi các chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng, nơi hiện đang được coi là vùng có những điều kiện phát triển KT-XH còn khó khăn hơn so với các huyện khác trên cả nước.

Th hai, kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo ở huyện Hữu Lũng trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên so với những tiềm năng trong phát triển KT- XH của huyện, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác giảm nghèo đối với huyện Hữu Lũng thì kết quả trên vẫn chưa thực sự đạt được mong đợi của nhà nước và của người nghèo, điều này ảnh hưởng chung đến chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên

nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững ở huyện Hữu Lũng với những quan điểm, yêu cầu trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, luận văn đã xây dựng hệ thống các giải pháp phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan của huyện nhằm giúp cho quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo ở huyện Hữu Lũng đạt được kết quả cao hơn, bền vững hơn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Th ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng cho những năm tiếp theo. Những giải pháp này bám sát với kết quả nghiên cứu cụ thể, nhằm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất đối với công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng.

Với đặc thù là huyện miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn, để giảm nghèo bền vững, đòi hỏi cần phải có sự chung tay tích cực và có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị trong đó có sự chủ động tích cực tham gia của chính người nghèo vào quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo trong thời gian tới.

2. Một số kiến nghị

2.1. Đối với Quốc hội

Tăng cường giám sát các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2025.

Phân bổ ngân sách cho các các chính sách giảm nghèo trực tiếp và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo hướng gắn với mục tiêu cụ thể và kết quả đầu ra; rà soát, sắp xếp các Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng lồng ghép các giải pháp và nguồn lực để tăng tính hiệu quả của các chính sách giảm nghèo.

Tiếp tục giám sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, trong đó quan tâm giám sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; địa bàn 30a; giải pháp hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở đối với người nghèo.

Quan tâm đến các dự án luật có giải pháp liên quan đến mục tiêu giảm nghèo và giải pháp PTNN, nông nghiệp, nông dân.

2.2. Đối với Chính phủ

Rà soát, sửa đổi, sắp xếp hợp lý các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến giảm nghèo, giảm số lượng văn bản, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp; phân công trách nhiệm rõ ràng;

Đảm bảo cân đối nguồn lực trung hạn cho các giải pháp; lựa chọn giải pháp ưu tiên để sử dụng nguồn lực hợp lý, công bằng; cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức để người dân tham gia xây dựng và tiếp cận giải pháp tốt hơn. Tập trung đầu tư cho địa bàn khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đảm bảo việc gắn kết giữa phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện năng suất BVMT.

Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực để tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đặc biệt người nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; bổ sung giải pháp để đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng này khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến trong phạm vi địa bàn tỉnh được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo theo hướng ban hành giải pháp phải gắn với bố trí nguồn lực và kết quả đạt được; đổi mới cơ chế điều hành trong tổ chức thực hiện và điều phối nguồn lực theo hướng phân cấp mạnh hơn cho địa phương, trao thêm quyền cho người nghèo và cộng đồng.

Nghiên cứu xây dựng chuẩn nghèo và các chính sách giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều sau 2016 nhằm bảo đảm an sinh tối thiểu cho người nghèo về việc làm, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, trợ giúp pháp lý và thông tin để đảm bảo cho mục tiêu giảm nghèo bền vững; rà soát, phân loại và chuyển số nghèo kinh niên sang nhóm bảo trợ xã hội.

2.3. Đối với tỉnh Lạng Sơn

triển KT-XH của địa phương, các nghị quyết chuyên đề của HĐND và UBND tỉnh. Trước khi triển khai thực hiện giải pháp, cần tăng cường hoạt động tuyên truyền về chủ trương giải pháp, các quy định của nhà nước có liên quan đến cán bộ và nhân dân. Đảng bộ, chính quyền các cấp cần xác định công tác thực hiện các chính sách giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị hàng đầu được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Cần quan tâm đến công tác dự báo, lập kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện qua các cuộc họp sơ kết, tổng kết, hội thảo rút kinh nghiệm theo từng chuyên đề, từ đó kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của địa phương, cơ sở và của từng đơn vị thực hiện.

Giảm bớt thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng lợi ích của giải pháp một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Đảm bảo đủ kinh phí cho công tác tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững và hiệu quả cho những năm tới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 113 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)