Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 35)

Một thực tế cho thấy rằng hầu hết những người nghèo đều tập trung ở khu vực nông thôn, bởi vì đây là khu vực hết sức khó khăn về mọi mặt như điện, nước sinh hoạt, đường, trạm y tế... Ở các nước đang phát triển với nền kinh tế sản xuất là chủ yếu thì sự thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào giải pháp của Nhà nước đối với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của các quốc gia. Vì khuôn khổ có hạn của luận văn nên chỉ xin nêu kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan là các nước có tình trạng đói nghèo gần tương đồng chúng ta và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc giảm nghèo.

1.5.1.1 K Q

Để giảm nghèo vùng nông thôn, Nhà nước Trung Quốc đã đề ra giải pháp “tam nông” với hệ thống giải pháp đồng bộ. Thời kỳ đầu mở cửa, với khẩu hiệu “vào xưởng nhưng không vào thành phố, rời đất nhưng không rời làng”, các vùng nông thôn Trung Quốc xuất hiện hàng loạt xí nghiệp hương trấn, góp phần giải quyết việc làm cho một lượng

lớn lao động. Tiếp đến những năm 2000, Trung Quốc ra Văn kiện số 1: “Ý ến c a

ơ Đảng cộng sản Trung Qu c, Qu c v vi n v một s giả p p ú ẩy ă p ” ban hành cuối năm 2003, theo đó nhấn mạnh phương châm: cho nhiều, lấy ít, thả nổi, tạo ra công ăn việc làm cho nông dân, đẩy nhanh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đi sâu cải cách nông thôn, tăng đầu tư cho nông nghiệp... Cùng với đó là hệ thống giải pháp tăng thu nhập cho nông dân như tập trung lực lượng giúp đỡ những nơi sản xuất lương thực chủ lực; phát triển ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngay tại nông thôn... Giải pháp này đã thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh, tốc độ giảm nghèo cũng được đẩy nhanh. Một kinh nghiệm quý để chúng ta nghiên cứu

vận dụng vào phát triển làng nghề là, từ thực tiễn thành công giải quyết việc làm cho nông dân ở các khu vực huyện thuộc 2 tỉnh Triết Giang và Quảng Đông, Trung Quốc đã đưa ra đường lối đẩy mạnh phương châm “mỗi thôn sản xuất, kinh doanh một loại hàng hoá”. Chú trọng đến việc làm cho huyện phát triển, dân giàu, bồi dưỡng những ngành nghề trụ cột, đẩy mạnh phát triển kinh tế dân doanh.

Trong sản xuất nông nghiệp, Trung Quốc chú trọng áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất đã làm thay đổi nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện các biện pháp xây dựng hệ thống an sinh xã hội khác như từng bước hoàn thiện hệ thống cứu trợ xã hội bằng việc nuôi dưỡng các hộ thuộc diện 5 bảo đảm (ăn, mặc, nhà ở, y tế và mai táng), cứu trợ sinh hoạt đối với những hộ đặc biệt khó khăn, trợ cấp đối với những người dân bị thiên tai. Thăm dò việc xây dựng chế độ bảo hiểm dưỡng lão phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và đồng bộ các biện pháp an sinh xã hội khác. Thực hiện giải pháp an sinh đối với thân nhân các gia đình quân nhân hy sinh vì tổ quốc. Bắt đầu từ năm 2007, chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn từ làm thí điểm mở rộng ra phạm vi cả nước, xây dựng “mạng an toàn” bảo đảm mức sống tối thiểu cho những người dân nghèo ở nông thôn. Đến cuối tháng 6/2007, 31 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc của Trung Quốc bước đầu xây dựng chế độ mức sống tối thiểu ở nông thôn, số người hưởng lợi lên hơn 21 triệu người.

1.5.1.2 K L

Chính phủ Thái Lan lại đề cao vai trò xuất khẩu nông nghiệp làm công cụ hữu hiệu cho việc giảm nghèo. Theo Phạm Xuân Nam và Peter Boothroyd (2003) [14, tr64] về đánh giá giải pháp và hoạch định các chính sách giảm nghèo, dân số nông nghiệp của Thái Lan chiếm 38% của cả nước và khoảng hai phần ba tổng sản lượng nông nghiệp có giá trị theo giá hiện hành của 7.104 tỷ Bạt (tương đương 14 tỷ USD) được xuất khẩu, chiếm khoảng 21% thu nhập xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ thu nhập của người nông dân Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào các thị trường xuất khẩu và đó là nguồn thu nhập quan trọng của họ trong đời sống và để giảm nghèo. Trong giai đoạn 5 năm 2001 - 2005, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chính của Thái Lan về danh nghĩa đã tăng 8%, tỷ lệ lạm phát với cùng kỳ trung bình ít hơn 3%/năm. Nông dân thu

nhập từ nhiều nguồn sản xuất hàng hóa quan trọng trong nước như gạo, ngô, sắn, cao su, dầu cọ, đậu tương, gia cầm... Những thuận lợi sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập và giảm đói nghèo của nông trại và nông thôn ở Thái Lan trong những năm qua. Những nỗ lực của chính phủ Thái thông qua thực hiện chương trình phát triển khác nhau và các dự án trong những năm qua đạt được khá thành công trong tăng năng suất nông nghiệp.

Chính phủ Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện giá cả nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân các huyện nghèo. Trước hết Chính phủ Thái Lan chủ trương hỗ trợ mạnh mẽ phát triển nông nghiệp hàng hoá, dẫn đến bãi bỏ thuế nông nghiệp, trợ cấp xuất khẩu và xúc tiến tiếp cận thị trường các nước phát triển đến mức lớn nhất. Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp nông nghiệp dựa trên nông dân để thúc đẩy đòn bẩy của họ và sự tham gia trong chế biến, tiếp thị và xuất khẩu nông sản giá trị gia tăng cao và sản phẩm thực phẩm để thu về lợi ích từ giá cao hơn. Hỗ trợ bảo hiểm cho các trang trại theo Hiệp định của WTO về Nông nghiệp để bảo vệ thu nhập nông nghiệp của nông dân từ thời tiết và giá cả biến động. Ngoài ra Chính phủ còn chủ trương đẩy mạnh hợp đồng nông nghiệp (mức giá tối thiểu) giữa nông dân và siêu thị hoặc xuất khẩu dọc theo chuỗi cung ứng.

Như vậy có thể khẳng định ở các nước Nhà nước cũng có vai trò rất lớn trong việc hoạch định giải pháp, chủ trương và hỗ trợ cũng như điều phối các hoạt động để đảm bảo chương trình giảm nghèo nhanh của nước mình thực hiện thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)