Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 51)

* Lĩnh vực kinh tế

Kinh tế tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 32 triệu

đồng/người/năm ( ă 2 8 ớ ă 2016). Tổng giá trị sản xuất nông -

lâm - thủy sản năm 2018 đạt trên 200 tỷ đồng, trong đó cơ cấu nội ngành nông nghiệp chủ đạo là trồng trọt chiếm trên 65% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 47.687 tấn. Hiệu quả sử dụng các công trình thuỷ lợi được nâng lên rõ rệt, đảm bảo diện tích nước tưới tiêu chủ động từ 6.050 ha lên trên 6.500 ha, tăng diện tích gieo trồng từ một vụ lên hai đến ba vụ trong năm.

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lương thực của huyện Hữu Lũng năm 2016 - 2018

STT Nội dung Đơn vị

tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)

I Diện tích cây lương

thực có hạt Ha 11.661 11.538 11.271 98,94% 97,68 1 Diện tích lúa Ha 8.190 8.241 8.125 100,6 98,59 2 Diện tích ngô Ha 3.471 3.296 3.088 94,95 93,68 II Năng suất 1 Lúa Tạ/ha 43,71 44,60 43,31 102 97,1 2 Ngô Tạ/ha 37,82 42,45 48,54 112,2 114,3

III Sản lượng lương

thực có hạt Tấn 48.926 50.747 50.199 103,7 95,16

1 Lúa Tấn 24.183 24.434 23.882 101 97,74 2 Ngô Tấn 13.128 13.994 14.989 106 107,1

( : ỉ Lạ Sơ 2018)

Xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ, đưa giống mới có năng xuất, chất lượng cao vào sản xuất; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các mô hình trang trại tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: Cây na với diện tích

khoảng 1.260 ha, sản lượng khoảng 12.090 tấn ( 25 ể e

ẩ V e G p); diện tích trồng măng tre Bát độ trên 168 ha; dứa với diện tích 111,18 ha ( 30 ể e ẩ V e G p); táo đại với diện tích 110,83 ha ( 30 ể e ẩ V e G p); mô hình trang trại chăn nuôi như: gà, lợn, chăn nuôi tổng hợp tại các xã đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trồng rừng mới hàng năm đạt trên 1.500 ha, nâng tổng diện tích rừng trồng lên trên 32.500 ha; hình thành vùng nguyên liệu gỗ keo, bạch đàn, cung cấp nguyên liệu đầu vào là sản phẩm lâm nghiệp cho các doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm và

tăng thu nhập cho người lao động ( ổ 47 ơ ở ả ấ ế b ế ỗ

b ).Việc xây dựng thương hiệu nhãn mác cho các sản phẩm nông sản bước đầu có kết quả như: nhãn mác cho quả Táo đại Hữu Lũng, cùng với huyện Chi Lăng xây dựng thương hiệu Na Chi lăng, nhãn hiệu tập thể cho Na của tỉnh Lạng Sơn.

động mọi nguồn lực tập trung xây dựng Nông thôn mới. Tổng số vốn huy động hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng; có trên 500 hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất với

diện tích đạt trên 12.000 m² đất để làm đường, xây dựng trường lớp học góp phần

thực hiện hiệu quả thiết thực phong trào xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện có

04/25 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 10,04 tiêu chí/xã, không còn

xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là các lĩnh vực có thế mạnh của địa bàn như: khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, sơ chế nông lâm sản; trên địa bàn huyện có 175 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng giá trị sản xuất hàng năm trên 400 tỷ đồng. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển mạnh đã trở thành mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các nhà hàng ăn uống, sửa chữa, cơ khí dọc tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn huyện và ở trung tâm thị trấn Hữu Lũng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2017 đạt 3.556 tỷ đồng; năm 2018 đạt 4.680 tỷ đồng; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2017 đạt 49%; năm 2018 đạt 49,5% đảm bảo kế hoạch đề ra.

Công tác đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện, gắn kết các dự án xúc tiến xây dựng các cụm công nghiệp và phát triển giao thông bền vững theo Chương trình xây dựng nông thôn mới, liên hoàn mạng lưới giao thông từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường thôn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển KT - XH trên địa bàn. Đối với hệ thống đường tỉnh, tỷ lệ cứng hóa đạt 90,61%; hệ thống đường huyện, tỷ lệ cứng hóa đạt 42,76%. Hệ thống đường đô thị đã hoàn thành giai đoạn 1, tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 về cải tạo, nâng cấp dự án mở rộng, nâng cấp mặt đường và hè phố thị trấn Hữu Lũng.

Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, tổng

thu ngân sách năm 2017 đạt 76.275 triệu đồng, ( 24% ớ ă 2016), tổng thu

ngân sách năm 2018 đạt 107.508 triệu đồng ( 14 5% ớ ă 2017).

* Lĩnh vực văn hoá - xã hội

quan tâm chỉ đạo thực hiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 48,5%. Năm 2018, tỷ lệ hộ

nghèo giảm 1.091 hộ đạt 3,91% ( ò 5 415 ộ ế 18 07%). Tỷ lệ người dân tham

gia bảo hiểm y tế đạt 97%.

Toàn huyện có 21/85 trường học đạt chuẩn quốc gia; duy trì 26/26 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân được thực hiện có hiệu quả, toàn huyện đã

khám bệnh cho 607.515 lượt người; chữa bệnh cho 207.694 lượt bệnh nhân (b

ộ ú ạ ú bả ể ế (BHY )). Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giám sát dịch bệnh; trong 3 năm không có dịch bệnh lớn và ngộ độc thực phẩm xảy ra. Đến nay có 05 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ hội đầu Xuân được tổ chức vui tươi, lành mạnh, phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán và đúng quy chế. Công tác phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng đồng bộ hơn; ý thức, trách nhiệm của người dân có chuyển biến tích cực trong việc tham gia lễ hội, không vi phạm an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường. Công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch được quan tâm đúng mức, các cơ sở tín ngưỡng trên địa đã bàn thu hút lượng lớn du khách thăm quan, hành lễ; mô hình Làng du lịch sinh thái cộng đồng xã Hữu Liên đi vào hoạt động đã thu hút một số lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. Đạt được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành cùng sự nỗ lực không ngừng của toàn thể các tầng lớp nhân dân đã tập trung, chủ động khai thác và phát huy các nguồn lực trên địa bàn, thực hiện tốt cải cách hành chính, cải cách tư pháp, chấn chỉnh kỷ cương trật tự. Thường xuyên tuyên truyền vận động khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh.

Định hướng trong thời gian tới, toàn huyện sẽ phát huy mạnh mẽ các nguồn lực tập trung phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ và yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể, huyện sẽ tập trung ưu tiên phát triển các ngành nghề huyện có nhiều lợi thế như khai thác đá, chế biến vật liệu xây dựng, trồng

rừng và chế biến gỗ theo hướng tăng cường áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Phối hợp nhà đầu tư sớm hoàn thiện Cụm công nghiệp thị trấn Hữu Lũng để mời gọi các nhà đầu tư. Về nông nghiệp, hỗ trợ và khuyến khích nông dân trồng trọt chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, dần hình thành các khu chuyên canh như na tại Hòa Lạc, Cai Kinh, Yên Sơn, Yên Vượng, thuốc lá tại các xã Vân Nham, Đồng Tiến, Minh Tiến, Yên Bình, Hòa Bình, Hòa Thắng, trồng rừng tại các xã Hòa Sơn, Hòa Thắng, Minh Sơn, Đô Lương, Thiện Kỵ… Đồng thời, nghiên cứu và đề xuất một số tuyến du lịch Tâm linh - lịch sử kết hợp nghỉ dưỡng, giải trí với việc kết nối các địa điểm có nhiều tiềm năng như Đền Bắc Lệ - Đền Quan Chầu Lục - Hồ Cấm Sơn - Rừng đặc dụng Hữu Liên.

Song song với đó, công tác cải thiện môi trường đầu tư cũng được huyện rất quan tâm. Hữu Lũng luôn tạo mọi điều kiện mà pháp luật cho phép để kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư đặc biệt vào các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng được các nguyên liệu, nguồn lao động ở địa phương. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch trong công tác đầu tư và lựa chọn đầu tư, để doanh nghiệp và nhà đầu tư hoạt động có hiệu quả nhất. Toàn huyện phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những địa bàn phát triển của tỉnh.

Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất trong 3 năm gần đây (2016 - 2018) trên địa bàn huyện Hữu Lũng như sau

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất huyện Hữu Lũng giai đoạn 2016 - 2018

Đơ í : ỷ

Chỉ tiêu Năm

2016 2017 2018

Giá trị sản xuất 1534,18 1752,59 2085,20

- Nông, lâm, thuỷ sản 317,29 325,38 332,20 + Nông nghiệp 304,63 306,99 313,00 Trồng trọt 152,96 144,73 146,50 Chăn nuôi 151,67 162,26 166,50 + Lâm nghiệp 3,80 3,99 4,20 + Thuỷ sản 8,86 14,40 15,00 Công nghiệp, xây dựng 925,86 1077,5 1346 + Công nghiệp 291,03 349,71 407 - Thương mại, dịch vụ 1534,18 1752,59 2085,20

Nền kinh tế huyện Hữu Lũng có tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất năm 2018 tăng cao với năm 2016: 551 tỷ đồng. Thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất, tiếp theo đó là ngành công nghiệp - xây dựng, riêng ngành trồng giảm dần do chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm gần đây trên địa bàn huyện Hữu Lũng tăng tỉ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp xây dựng, giảm dần tỉ trọng canh tác nông nghiệp nên giá trị canh tác trồng trọt trong giai đoạn 2016 - 2018 giảm rõ rệt. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng đã có chuyển dịch cơ cấu, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao hiệu quả. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động xã hội.

Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng nhanh. Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch tích cực, tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về phát triển KT-XH, góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tạo nền tảng cho phát triển KT-XH.

Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học công nghệ có bước tiến bộ. Đổi mới giáo dục cùng với việc củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng, cơ sở vật chất các trường trung học đã được cải thiện.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả quan trọng, từng bước kết hợp hài hoà hơn cho phát triển kinh tế. Hoạt động văn hoá, thông tin phát triển khá đa dạng, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức góp phần cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Thể dục thể thao có bước phát triển.

Lĩnh vực lao động và việc làm đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng; mạng lưới y tế được củng cố và nâng cao, hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả. Hoạt động chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đúng quy định.

nghèo đã được triển khai thực hiện tốt. Người nghèo đã từng bước được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cơ sở hạ tầng ở vùng nghèo, xã nghèo được quan tâm, đầu tư. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm.

Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. tăng cường công tác quản lý nhà nước, thực hiện cải cách hành chiến có tiến bộ nhất định về thể chế, bộ máy và cán bộ. Đã bước đầu xử lý kiên quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng đối với các cán bộ vi phạm. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác phòng, chống tội phạm đạt được những kết quả nhất định.

Tuy đạt được những thành tựu trên nhưng quá trình phát triển - xã hội của huyện Hữu Lũng thời gian qua cũng còn bộc lộ một số nhược điểm và yếu tố khó khăn cần khắc phục, cụ thể là:

Năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều và chưa phát huy thế mạnh của từng ngành, từng sản phẩm. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chưa có sự chuyển biến rõ nét. Sự phát triển của các thành phần kinh tế chưa đồng đều, kinh tế tập thể phát triển chậm, nền kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững.

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ còn chậm. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn triển khai còn lúng túng, thiếu tính bền vững, chưa có bước đột phá trong phát triển nông - lâm nghiệp. Tình trạng di cư tự do chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.

Mức tăng trưởng công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng với lợi thế của huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chưa có dự án quy mô lớn đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa bàn. Công nghiệp địa phương quy mô còn bé, công nghiệp lạc hậu, thiếu vốn hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn hạn chế, công nghiệp khai khoáng chưa có. Công tác xúc tiến đầu tư chưa được các cấp, các ngành quan tâm nên thu hút vốn đầu

tư cho phát triển còn yếu. Nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm vẫn do Trung ương cấp, việc khơi dậy nguồn lực từ địa phương còn hạn chế. Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm dẫn tới tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn, và chậm được khắc phục.

Trong thương mại - du lịch, việc gắn kết giữa các đơn vị kinh doanh với sản xuất để tiêu thụ hàng hoá còn yếu. Việc triển khai xây dựng, cải tạo các trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn còn chậm. Sản phẩm qua chế biến còn chiếm tỷ lệ thấp, du lịch chưa phát triển, đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch, thương mại còn thấp.

Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch nhưng nguồn thu chưa vững chắc, các khoản thu đạt cao hầu hết đều từ nguồn đất đai, các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ trọng chưa cao.

Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ y tế và cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)