Th nhất, yếu tố nguồn lực. Để tham gia vào quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo, nguồn lực là một yếu tố không thể thiếu đối với cả nhà nước và các đối tượng của giải pháp khi tham gia vào quá trình thực hiện giải pháp. Người nghèo luôn được đánh giá là thiếu và yếu về nguồn lực nhất là nguồn lực vật chất, tài chính.
Th hai, trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động. Những người nghèo phần lớn có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh
nghèo khó. Trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Đối với khu vực nông thôn ở các cấp học càng cao thì số lượng người đi học càng thấp, những người có trình độ, bằng cấp cao còn thấp nên việc tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi còn hạn chế. Học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Trong những năm gần đây người có trình độ học vấn càng cao thì người đó có khả năng làm được nhiều công việc khó hơn vì vậy thu nhập thường là cao hơn, vì thế xã hội rất tôn trọng người có học vấn cao.
Th ba, yếu tố quy mô và cơ cấu hộ gia đình. Quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghèo đói bởi nghèo đói phổ biến ở những hộ gia đình có quy mô lớn, hộ có rất nhiều con, tuổi còn nhỏ. Theo phỏng vấn đánh giá PPA thì trên 70% số hộ cho rằng vì đông con nên dẫn đến tình trạng nghèo đói. Mặc dù vậy, họ vẫn chưa ý thức được rõ về sự tác hại của tình trạng đông con. Tình trạng sinh nhiều con, sinh quá dầy ở các cặp vợ chồng trẻ, vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ là khá phổ biến. Bình quân các hộ này từ 3-5 con, thậm chí 7 con. Điều này làm cho cuộc sống gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn. Cũng vì khó khăn mà hộ gia đình từ làm ăn khá hoặc trung bình đã trở thành nghèo đói. Do số người trong gia đình là tương đối nhiều nên chi tiêu cho những vấn đề thiết yếu hàng ngày là khá cao (như chi tiêu cho lương thực, quần áo, thuốc men...) trong khi đó, tổng thu nhập của một hộ nghèo thường không tăng nhiều hoặc có tăng nhưng cũng không thể đủ để trang trải các khoản chi tiêu hàng ngày, hoặc làm ngày nào ăn hết ngày đó, không thể có được các khoản tích luỹ và do vậy việc thoát khỏi nghèo đói trở nên bế tắc.
, yếu tố giới tính. Chính nhân tố giới tính của người làm chủ gia đình cũng quyết định lớn đến mức độ nghèo đói cao của hộ gia đình. Thường những gia đình mà người phụ nữ làm chủ thì dễ rơi vào cảnh nghèo đói. Người phụ nữ có đặc điểm là không làm được những công việc nặng nhọc mà nam giới có thể làm, thêm vào đó, họ còn phải chịu nhiều định kiến, sự bất bình đẳng xã hội nên với cùng một công việc họ chỉ nhận được một khoản tiền công ít hơn so với người nam giới. Công việc của người phụ nữ thường là bất ổn định và họ khó kiếm việc hơn nam giới nên thu nhập làm ra
thường rất thấp. Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phải lo toan công việc gia đình nên không thể dành hết thời gian và công sức cho việc tạo thêm thu nhập. Yếu tố giới tính ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng đói nghèo của các hộ nông dân. Đặc thù của lao động nông nghiệp là lao động chủ yếu bằng chân tay, lao động nặng đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỷ. Ở nước ta lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ. Chủ hộ là người quyết định chính đến môi trường sinh hoạt của hộ, cách thức làm việc của hộ nên chủ hộ là nam giới sẽ có tính quyết đoán cao hơn, khả năng giao tiếp tốt hơn, dễ đạt thành công hơn trong việc đưa ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Th ă , cơ sở hạ tầng cho phát triển. cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện để phát triển KT-XH ở cả thành thị, nông thôn và miền núí. Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thường dễ bị cô lập, không thể hoặc khó tiếp cận thị trường và các vùng kinh tế phát triển như; thiếu và không có đường giao thông, chất lượng đường giao thông kém, xa chợ hoặc không có chợ...
Th sáu, vốn và kinh nghiệm sản xuất. Hộ nông dân luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới…, mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo thuộc Chương trình xoá đói giảm nghèo, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song do không có tài sản thế chấp, các hộ chỉ có thể vay với số vốn nhỏ. Không có vốn thì không thể hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập lại tiếp tục thấp … Như vậy hộ gia đình sẽ không có điều kiện áp dụng các ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp.
Yếu tố kinh nghiệm sản xuất sẽ quyết định lớn đến năng suất lao động của nông hộ. Những hộ có kinh nghiệm sản xuất lâu năm thường có năng suất lao động cao hơn so với các hộ không có nhiều kinh nghiệm sản xuất do có lợi thế hơn về các phương pháp nuôi trồng, phòng bệnh, chăm bón…cây trồng vật nuôi.
Thứ bảy, yếu tố diện tích đất. Các hộ nghèo thường có ít đất đai hoặc không có đất đang có xu hướng tăng lên. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc đảm bảo lương thực của hộ cũng như đa dạng hoá sản xuất, để hướng tới sản xuất cây trồng với giá trị cao. Đa
số hộ nông lựa chọn phương án sản xuất tự cung tự cấp họ vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuận cao, do vậy giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng và vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã không tạo ra thu nhập cao cho hộ dẫn tới tình trạng luẩn quẩn nghèo đói của hộ.