Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả trên, quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo ở huyện Hữu Lũng vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục trong thời gian tới như:
Th nhất, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu nghèo chưa được thu hẹp. Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 20%;
Tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao.Mặc dù mục tiêu, giải pháp, kế hoạch đã có, các
chính sách hỗ trợ triển khai kịp thời nhưng địa phương vẫn còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện giảm nghèo còn hạn chế so với thực tiễn của tỉnh, công tác giảm nghèo cho người dân vẫn còn nhiều khó khăn, nan giải.
Trước tiên, phải nhìn nhận rằng công tác quản lý dữ liệu về giảm nghèo chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, dẫn đến việc đánh giá, xây dựng kế hoạch và hoạch định các chính sách thiếu kịp thời. Công tác quản lý dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo vào hệ thống quản lý thông tin quản lý trợ giúp xã hội được UBND huyện triển khai từ tháng 8/2017, theo kế hoạch đến tháng 5/2019 các xã hoàn thành cập nhật dữ liệu của năm 2017, năm 2018. Thế nhưng, tính đến nay mới chỉ có 2/3 số xã hoàn thành. Điều này kéo theo việc chậm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội.
Th hai, chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong dân và chính người nghèo; quan điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách vẫn còn tồn tại ở địa phương và người nghèo.
Th ba, việc phân cấp bố trí kế hoạch cụ thể nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo là hoàn toàn phù hợp, tuy nhiên hiện nay lại thiếu chế tài về cơ chế quản lý, giám sát việc bố trí, sử dụng vốn cho mục tiêu giảm nghèo, dẫn đến sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo chưa hiệu quả.
Th sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chưa thực sự có hiệu quả, thậm chí các tổ chức đoàn thể hoạt động tự phát hoặc tham gia với vai trò hỗ trợ cho chính quyền mà chưa tích cực chủ động tham gia sâu rộng vào quá trình thực hiện.
Th ă quá trình triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo chủ yếu được thực hiện theo hình thức từ trên xuống với những cơ chế, chương trình, kế hoạch cứng nhắc theo ý chí của cấp ban hành, thiếu sự tham gia của người nghèo và chính quyền cơ sở trong việc xây dựng các chương trình, dự án giảm nghèo.
Th sáu, công tác kiểm tra giám sát mặc dù đã được thực hiện thường xuyên nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Vai trò của giám sát và đánh giá giải pháp là rất lớn. Tuy nhiên thời gian qua công tác giám sát mặc dù đã được thực hiện nhưng nặng về hình thức, chất lượng thấp, không kịp thời.
Th bảy, việc ban hành văn bản hướng dẫn về thực hiện các chương trình, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất chậm, vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở. Trong khi đó việc chuyển đổi hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất theo mô hình/dự án, tổ nhóm sản xuất là hình thức mới của giai đoạn này, do vậy quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở còn vướng mắc.
Hạn chế nhất trong công tác giảm nghèo của huyện hiện nay đó là kế hoạch thực hiện giảm nghèo xã còn chung chung, chưa có giải pháp đối với từng đối tượng cụ thể (nghèo thu nhập, nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản...), chưa gắn các mô hình phát triển sản xuất lồng ghép các nguồn vốn vào kế hoạch giảm nghèo, giải pháp khuyến khích động viên các hộ thoát nghèo. Đặc biệt là vẫn tồn tại tâm lý ỷ lại của một bộ phận người dân trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước hơn là tìm cách thoát nghèo. Thực tế việc làm đơn “xin vào hộ nghèo” không phải là vấn đề mới lạ ở huyện Hữu Lũng hiện nay.
Nguyên nhân:
Khi nghiên cứu về thực hiện các chính sách giảm nghèo ở huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn, tác giả đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế như đã phân tích ở mục 2.4.2. So sánh, tham chiếu với những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo cho thấy, những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
XĐGN cũng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân và từ đó tác động đến sự phát triển kinh tế của khu vực. Đất đai, khí hậu, đặc trưng văn hóa kinh tế và tư duy truyền thống là những nguyên nhân chúng ta phải thay đổi và tìm cách khác phục khi muốn nâng cao hiệu quả về kinh và XĐGN trong khu vực.
Th hai, về sự phù hợp của các chính sách giảm nghèo. Một số chương trình, các chính sách giảm nghèo chưa được khảo sát, đánh giá kỹ trước khi ban hành, còn có sự áp đặt, không phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương, của đối tượng thụ hưởng nên hiệu quả không cao.
Th ba, công tác tuyên truyền thực hiện đôi lúc chưa thường xuyên, chưa đa dạng, chưa phong phú về hình thức, nội dung, chưa phù hợp với nhận thức và điều kiện sinh sống của người nghèo.
Th nguồn lực bố trí chưa đáp ứng mục tiêu đề ra và nhu cầu thực tế nên các giải pháp chưa được thực hiện đầy đủ. Việc huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, của cộng đồng dân cư phục vụ cho chương trình giảm nghèo chưa được nhiều, chủ yếu dựa vào nguồn lực hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước.
Th ă về công tác quản lý nhà nước. Chưa có nhiều hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời hoặc các biện pháp để nhân rộng các mô hình cá nhân, tập thể tiêu biểu trong thoát nghèo, làm tốt công tác giảm nghèo, địa phương có tốc độ giảm nghèo nhanh, vượt mục tiêu giảm nghèo, thoát nghèo.
Th sáu, nhận thức của người dân về giảm nghèo chưa đầy đủ, người dân chưa biết thoát nghèo như thế nào và có cái gì để giúp họ thoát nghèo. Việc triển khai thực hiện công tác này ở địa phương còn lúng túng, năng lực cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo hạn chế, một số chính sách chưa phát huy hiệu quả.