Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 42)

Vấn đề nghèo đói và giảm nghèo đói từ lâu là mối quan tâm của hầu hết các nước trên thế giới. Đây là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu chú ý.

Hằng năm Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới,…thường công bố các nghiên cứu về tình trạng đói nghèo trên thế giới trong đó có Việt Nam. Năm 2000, WB chính thức

công bố “B tình hình phát triển thế giới - tấ è ” ở tầm vĩ mô.

Ngoài thông tin về số lượng người nghèo trên thế giới, báo cáo thể hiện những luận điểm, cách tiếp cận, đánh giá trên nhiều phương diện của đói nghèo, nâng vấn đề đói nghèo trở thành vấn đề cấp thiết.[7]

Từ những năm đầu của thập niên 90, vấn đề nghèo và giảm nghèo được quan tâm cả trên phương diện nghiên cứu lý luận, nhận thức và triển khai hành động trong thực tiễn. Những cuộc hội thảo khoa học và nghiên cứu thực tế do các cơ quan nghiên cứu thuộc trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam... đã dần phác hoạ bức tranh toàn cảnh về

nghèo đói ở Việt Nam. “Vi è ế ” của Ngân hàng

thế giới vào tháng 1/1995 đã xem xét tình trạng nghèo đói của cả nước ta trong bối cảnh kinh tế - xã hội khi vừa kết thúc chiến tranh và tiến hành đổi mới.[6]

Đánh giá tổng quan và diễn biến đói nghèo của nước ta thể hiện rõ thông qua Hội nghị

nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam “Báo cáo phát triển Vi ă 2003 -

è ”. Những nghiên cứu cho thấy rõ, đói nghèo là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Báo cáo đặc biệt hữu ích khi đưa cách tiếp cận để giải quyết nghèo khổ bền vững với 3 trụ cột; tạo cơ hội, đảm bảo sự bình đẳng, giảm bớt nguy cơ bị tổn thương. Tài liệu này cung cấp nguồn tư liệu phong phú liên quan đến giảm nghèo rất hữu ích cho người nghiên cứu.[8]

Tại Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong chuyến tham dự diễn đàn nghèo nghiên cứu học tập kinh nghiệm giảm nghèo của Trung Quốc đã đánh giá chi tiết các giải pháp vĩ mô giảm nghèo ở Việt Nam. Báo cáo đã chỉ ra giảm nghèo ở Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, xuất phát từ giải pháp và tăng trưởng kinh tế. Báo cáo khuyến nghị trong giảm nghèo cần chú trọng nhiều hơn đến giảm nghèo có sự tham gia của người dân, trong các giải pháp công, đồng thời cũng cho người đọc cái nhìn tổng quan về nghèo đói của Việt Nam so sánh với các nước khác, tính xác thực của số liệu giảm nghèo ở Việt Nam.[1]

Trong nghiên cứu “G ảm nghèo và rừng ở Vi ” năm 2004, tác giả William D.

Sunderlin và Huỳnh Thu Ba đi tìm mối quan hệ giữa rừng và giảm nghèo, những tác động tích cực của rừng đến giảm nghèo là không phủ nhận, tuy nhiên nghiên cứu chưa đánh giá cụ thể tác động của rừng đến giảm nghèo ở mức độ nào. Nghiên cứu là tài liệu mở để người tìm hiểu có cái nhìn đa chiều về giảm nghèo và rừng ở Việt Nam.[25]

Trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt Nam - Ca na đa “Một s vấ giảm nghèo ở các dân tộc thiểu s Vi ” năm 2003. Tác giả Bùi Minh Đạo phân tích khá chi tiết, hiện trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời tác giả đề cập đến những quan điểm, giảm nghèo đối với các vùng dân tộc thiểu số. Cuốn sách sẽ giúp ích nhiều cho người nghiên cứu và cán bộ giảm nghèo với những kinh nghiệm nghiên cứu đói nghèo và các chính sách giảm nghèo hiệu quả ở vùng dân tộc.[2]

Trong luận án tiến sĩ “Nghèo và vấ giảm nghèo ở tỉ H B ” năm 2010 tác

giả Phạm Thị Thu Hằng đã phân tích cụ thể bức tranh toàn cảnh nghèo khổ trên địa bàn Hoà Bình, tuy nhiên phần cơ sở lý luận tác giả tìm hiểu còn hạn chế, tính đặc thù trong quan điểm và phương pháp giảm nghèo ở địa phương chưa được làm rõ.[13] Hầu hết các nghiên cứu, mặc dù hướng tới mục tiêu là đánh giá việc thực hiện các chính sách giảm nghèo một cách chung nhất, nghĩa là xác định kết quả và hiệu quả của giải pháp trên thực tế đồng thời chỉ ra những vấn đề mới phát sinh có liên quan đến giải pháp và quá trình thực hiện giải pháp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đánh giá giải pháp dựa trên cơ sở định tính và chỉ số cảm nhận rút ra từ những cuộc điều tra xã hội học mà không dựa trên một hệ thống tiêu chí cụ thể do vậy kết luận và những khuyến nghị được các tác giả đưa ra có thể chưa phù hợp với việc thực hiện giải pháp.

Muốn có cơ sở và nhận định khoa học cần chắt lọc và nghiên cứu sâu hơn. Trên thực tế, mỗi giải pháp khi được ban hành thường hướng tới những mục tiêu khác nhau và được thực hiện bằng những biện pháp, cách thức khác nhau. Mặt khác mỗi giải pháp lại được thực hiện ở những địa bàn khác nhau với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Việc đánh giá giải pháp ở những địa phương khác nhau cũng cần phải được tiến hành dựa trên những tiêu chí khác nhau mà điều này các nghiên cứu chưa giải quyết được.

Đề tài nghiên cứu này tuy dựa trên cơ sở của những nghiên cứu khoa học đi trước nhưng không trùng lặp kết quả, chỉ kế thừa phương pháp và nghiên cứu chuyên sâu hơn, mở rộng hơn và rút ra kết quả, nhận định của riêng mình.

Kết luận Chương 1

Trong chương này, tác giả đã tập trung khái quát những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về đói nghèo, đặc điểm đói nghèo ở Việt Nam, về tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo qua đó luận văn đã xây dựng khung lý thuyết về thực hiện công tác giảm nghèo.

Trong chương này luận văn cũng đã nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đặc biệt là một số huyện có những đặc điểm tương đồng với Hữu Lũng nhưng đã có những thành công về giảm nghèo đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Hữu Lũng. Đồng thời chương 1 cũng đánh giá tổng quan các công tình nghiên cứu có liên quan tới đề tài và rút ra khoảng trống nghiên cứu để luận văn chú trọng thực hiện bổ sung.

Kết quả nghiên cứu của chương 1 sẽ là cơ sở, nền tảng và điều kiện quan trọng để nghiên cứu, phân tích về thực trạng nghèo và công tác thực hiện các chính sách giảm nghèo ở huyện Hữu Lũng ở chương 2 trong thời gian gần đây.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)