Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 33)

Th nhất, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện các chính sách giảm nghèo là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện giải pháp…

Th hai, công tác vận động tuyên truyền về giải pháp. Công tác tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và cho các đối tượng của giải pháp để họ chủ động, tự giác tham gia vào quá trình giải pháp của nhà nước khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của nhà nước trong một bộ phận người nghèo và cán bộ, công chức ở vùng nghèo.

Th ba, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện giải pháp của nhà nước. Để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đạt được kết quả và hiệu quả trong điều kiện hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất để phục vụ cho việc triển khai thực hiện giải pháp. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ quá trình thực hiện giải pháp của nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Việc quyết định đầu tư đến đâu, theo cách nào là do nhà nước chủ động lựa chọn trên cơ sở năng lực hiện có của cán bộ, công chức thực hiện giải pháp. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện giải pháp luôn được tăng cường.

Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, chính quyền cấp huyện cần phải nhận diện được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này nhất là các

yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện, để tìm ra cơ chế, giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ hậu quả của những tác động tiêu cực, làm cho quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn của nhà nước và của các đối tượng giải pháp, góp phần thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu phát triển KT-XH và giảm nghèo của địa phương trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)