Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế điều hành, phân công đầu mối chịu trách nhiệm chính, phân cấp đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho địa phương, cải cách thủ tục hành chính để người dân thuận lợi tiếp cận chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Cụ thể, bảo đảm ít nhất 90% hộ nghèo tham gia bảo hiểm y tế, 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính sách bảo hiểm y tế để đảm bảo cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo.
3.1.3 Định hướng và mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn
Th nhất, tập trung ưu tiên cho các giải pháp tác động mạnh đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người nghèo. Trong giai đoạn tiếp theo, với điều kiện nguồn vốn còn nhiều hạn chế, các chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng cần tập trung ưu tiên cho những giải pháp có tác động mạnh nhất đến sản xuất và đời sống của người nghèo như; hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ người nghèo về nhà ở; đầu tư xây dựng CSHT; giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ dân trí; y tế, khám chữa bệnh;
Th hai, xây dựng và thực hiện một số giải pháp đặc thù phù hợp với huyện Hữu Lũng. Việc xây dựng các giải pháp, các chương trình mới cần quan tâm hơn đến vấn đề phối kết hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như khả năng gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm ở mỗi chương trình, dự án.
Th ba, xây dựng hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các giải pháp hỗ trợ nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ mới thoát nghèo, để họ tiếp tục được hưởng sự trợ giúp về tín dụng, học nghề trong một thời gian nhất định để họ có đủ tiềm lực và vững vàng hơn khi tự vươn lên thoát nghèo tránh tình trạng tái nghèo.
hỗ trợ bằng vật nuôi, cây trồng, kiến thức khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho hàng hóa sản phẩm. Khi nghiên cứu về các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, tác giả nhận thấy không ít đối tượng nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước mà không tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp giảm nghèo cho chính bản thân mình, hộ mình.
Th ă đảm bảo giảm nghèo bền vững, trong điều kiện KT - XH của nước ta hiện nay, tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại, khoảng cách chênh lệch thu nhập và nguy cơ tái nghèo có xu hướng tăng lên. Vấn đề đặt ra trong những năm tới đó là cần có một hệ thống giải pháp đủ mạnh để duy trì được các thành quả giảm nghèo. Và quan trọng hơn cả là phải ngăn chặn và chống đỡ các nguy cơ tổn thương, rủi ro để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng tái nghèo ở Việt Nam.
Th sáu, đảm bảo lồng ghép về mục tiêu và lựa chọn ưu tiên trong các chính sách giảm nghèo bền vững. Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.