Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 65 - 83)

Lũng, tỉnh Lạng Sơn

2.3.1 Công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo

- Tổ ch c bộ máy thực hi ncác chính sách giảm nghèo:

Công tác giảm nghèo là một chủ trương, giải pháp lớn bao gồm nhiều hợp phần giải pháp khác nhau, bên cạnh đó mỗi hợp phần giải pháp lại hướng tới những mục tiêu khác nhau. Bởi vậy, để tổ chức quản lý cần có sự tham gia vào cuộc của rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ trung ương đến địa phương. Sự tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý trên cơ sở tạo ra một cơ chế, cách thức phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thống nhất nhằm khai thác được năng lực, sở trường cũng như các điều kiện vật chất khác của các cấp, các ngành vào quá trình thực hiện giải pháp.

Việc thực hiện các chính sách giảm nghèo ở nước ta nói chung và huyện Hữu Lũng nói riêng đang được thực hiện và quản lý theo ngành dọc và theo địa giới hành chính. Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Hữu Lũng được thể hiện ở Hình 2.7:

Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Hữu Lũng

Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ

Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện Hữu Lũng được thành lập tại Quyết định số 109/QĐ- UBND ngày 30/5/2014 của UBND huyện Hữu Lũng và được kiện toàn tại Quyết định số 215/QĐ-UBND ngày 02/4/2017. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện.

Ban chỉ đạo gồm có 18 thành viên, trong đó, Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện, 2 Phó ban là Cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội - Phó ban thường trực; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện - Phó ban, còn các ủy viên là các cán bộ chuyên môn của huyện như: Cán bộ văn phòng thống kê; Cán bộ kế toán ngân sách; Cán bộ Văn hoá thông tin; Trưởng trạm y tế; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Bí thư Đoàn Thanh niên; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và tổ trưởng 6 Tổ dân phố. Các thành viên Ban chỉ đạo đã

TRƯỞNG BAN

Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng (kiêm nhiệm) Phó Trưởng Ban (kiêm nhiệm) Cán bộ phụ trách hoạt động XĐGN Phó Trưởng Ban (kiêm nhiệm) Các ủy viên

có sự phối hợp, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện.

Bảng 2.8: Nhân lực tham gia Ban chỉ đạo giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng qua 3 năm 2016 - 2018 Đơ í : ời Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 ± % ± % 1. Tổng số cán bộ công chức

toàn Huyện Hữu Lũng

38 39 41 1 2,6 2 5,1

2. Cán bộ làm công tác giảm nghèo 16 17 18 1 6,3 1 5,9

3. Tỷ lệ cán bộ công chức/cán bộ làm công tác giảm nghèo

42,1 43,6 43,9 1,5 3,5 0,3 0,7

Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ

Các quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo nhanh và bền vững được phê duyệt; đồng thời chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, các tổ quản lý, thực hiện các nội dung của Nghị quyết một cách phù hợp. Mỗi tổ đều có một cán bộ chuyên trách làm công tác trợ giúp người nghèo. Từ đó từng bước kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng.

Có thể thấy công tác phân công phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng mặc dù đã có sự phân công, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhưng vẫn chưa có được sự nhịp nhàng, đồng bộ và thống nhất dẫn đến thiếu liên kết giữa các tổ với huyện và ngược lại làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện giải pháp mà không phát huy hết thế mạnh cũng như các điều kiện, khả năng của các cơ quan phối hợp vào quá trình thực hiện.

Mặc dù đã hình thành mối quan hệ hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc trong quá trình thực hiện nhưng chưa thực sự thiết lập và thực hiện mối quan hệ hợp tác trong thực hiện các chính sách giảm nghèo giữa cấp trên với cấp dưới, giữa chính quyền với

các tổ chức đoàn thể ở địa phương với nhau do đó chưa tạo ra cơ chế lồng ghép, tận dụng tiềm năng thế mạnh giữa các cấp chính quyền với các tổ chức đoàn thể nhân dân ở địa phương để tạo ra chuỗi gắn kết giữa chức năng, nhiệu vụ và trách nhiệm của các bên trong thực hiện giảm nghèo như tiêu chí khả năng huy động sự tham gia của các chủ thể khác vào quá trình thực hiện giải pháp.

Giữa các cấp, các ngành về phương diện tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo có sự phân cấp và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cụ thể nhằm phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia, giám sát thực hiện giải pháp, phân công các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp giúp đỡ các xã nghèo với các nội dung thiết thực, nhất là nhiệm vụ xóa nhà tạm cho các hộ nghèo. Việc tổ chức thực hiện giải pháp đã được lập kế hoạch tổ chức thực hiện từ cấp xã đến cấp tỉnh theo một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo theo nguyên tắc nhà nước, cộng đồng và người nghèo cùng tham gia thực hiện do đó đã tạo dựng được nhiều mô hình tốt, cách làm sáng tạo. Như chúng ta đã biết, Huyện giữ vai trò xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức thực hiện mục tiêu, chính sách của địa phương. Các hợp phần, dự án giảm nghèo được xây dựng từ cấp huyện đã thu hút được sự tham gia của nhân dân trong việc huy động nguồn lực tại chỗ đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động giảm nghèo, nhân dân tích cực tham gia thực hiện và giám sát hoạt động giảm nghèo.

Việc phối hợp và lồng ghép các chương trình, giải pháp có liên quan trong từng lĩnh vực cụ thể đã được triển khai. Công tác đào tạo, xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ cơ sở làm công tác giảm nghèo cũng đã được quan tâm thực hiện bước đầu có kết quả. Như vậy, có thể thấy công tác phân công phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương mặc dù đã có sự phân công, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhưng vẫn chưa có được sự nhịp nhàng, đồng bộ và thống nhất dẫn đến thiếu liên kết giữa các đơn vị làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện giải pháp mà không phát huy hết thế mạng cũng như các điều kiện, khả năng của các cơ quan phối hợp vào quá trình thực hiện. -Công tác x ự ế ạ :

động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cấp mình. Các kế hoạch hành động cụ thể được thể hiện dựa trên 160 văn bản, trong đó có 14 Nghị định của Chính phủ; 40 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 27 văn bản phê duyệt các đề án, giải pháp; 26 văn bản liên tịch giữa các Bộ. Ngoài ra trên cơ sở tình hình thực tế, huyện Hữu Lũng đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương mình.

Để thực hiện các văn bản các chính sách giảm nghèo của các cơ quan nhà nước cấp trên, Đảng bộ và chính quyền huyện Hữu Lũng đã ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản. Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng qua 3 năm 2016 - 2018 thể hiện ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch thực hiện XĐGN trên địa bàn huyện Hữu Lũng qua 3 năm 2016 - 2018

Đơ tính: S ă bản Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 ± % ± % 1. Văn bản chỉ đạo 5 6 8 1 20,0 2 33,3 : - Chính phủ quy định chi tiết về XĐGN 4 5 6 1 25,0 1 20,0

- Ủy ban nhân dân TP chỉ

đạo, hướng dẫn thực hiện 1 1 2 0 0,0 1 100,0

2. Nghị quyết chuyên đề 3 3 4 0 0,0 1 33,3

3. Kế hoạch thực hiện 5 8 10 3 60,0 2 25,0

Ngu n: Ủy ban nhân dân huy n H Lũ

Qua 3 năm 2016-2018, huyện Hữu Lũng đã ban hành 19 văn bản để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo. Đi sâu phân tích kết quả này cho thấy, trước khi đưa giải pháp vào cuộc sống, hàng năm UBND huyện đều tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện được giao

cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện. Kế hoạch tổ chức thực hiện được xây dựng vào quý I hàng năm trên cơ sở báo cáo giảm nghèo của năm trước và tình hình thực tiễn tại địa phương mình. Kế hoạch đó sẽ được UBND huyện phê duyệt và ban hành.

Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Hữu Lũng đã thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều nguồn lực, nhiều giải pháp đầu tư cho công tác giảm nghèo. Tập trung chỉ đạo công tác giảm nghèo trên địa bàn trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực từ các Chương trình hỗ trợ, lồng ghép các nguồn vốn khác để từng bước khắc phục những khó khăn, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất, phát triển hệ thống giáo dục, dạy nghề, nâng cao dân trí (giáo dục, dạy nghề, nâng cao mặt bằng dân trí; tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm; đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; đào tạo cán bộ tại chỗ...). Đặc biệt là hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập.

Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo còn được gửi đến các tổ chức chính trị - xã hội để phối hợp thực hiện. Các tổ chức đoàn thể xã hội sau khi nhận được kế hoạch cũng phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và những điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho phù hợp với cơ quan, tổ chức mình. Các văn bản, kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm xây dựng để đưa giải pháp vào đời sống thực tiễn. Tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện giải pháp về giảm nghèo bền vững và các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, nhìn chung là kịp thời, bám sát với mục tiêu và nội dung của giải pháp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có hiện tượng vì chạy theo thành tích nên đã ban hành những văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện chưa phù hợp với những điều kiện về nguồn lực của địa phương. Mặt khác, trong quá trình quản lý điều hành còn lỏng lẻo nên đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí các nguồn lực của nhà nước và không thu hút được nguồn lực tại chỗ cho giảm nghèo.

Để đánh giá khách quan về thực trạng công tác thực hiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, tác giả đã tổ chức khảo sát các đối tượng làm công tác giảm nghèo ở cấp xã sử dụng phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra tập trung vào đánh giá các khía cạnh liên quan đến thực hiện công tác giảm nghèo tại

địa phương, bao gồm Công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo; Công tác tổ chức thực hiện; và Công tác kiểm tra, giám sát. Phiếu điều tra được trình bày chi tiết tại Phụ lục.

Tiến hành phát phiếu điều tra tới các cán bộ trực tiếp và gián tiếp thực hiện công tác giảm nghèo ở 15/26 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thuộc huyện. Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu và số phiếu thu về là 30 phiếu. Tổng số phiếu hợp lệ và sử dụng cho phân tích đạt 100%.

Kết quả khảo sát về công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng được tổng hợp trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát đánh giá công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng

Nội dung Kết quả điều tra (tỷ lệ %)

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

1. Tổ chức bộ máy thực hiện 0 6,7 63,3 13,3 16,7

2. Xây dựng kế hoạch 0 3,3 53,3 23,4 20

(Ngu n: Kết quả u tra c a tác giả)

Qua kết quả khảo sát đưa ra tại Bảng 2.10, có thể thấy công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được các đối tượng khảo sát đánh giá theo tỉ lệ thang đo chủ yếu ở mức trung bình. Trong đó cao nhất là công tác xây dựng kế hoạch với đánh giá ở mức 5, mức tốt nhất là 20%, mức 4 là 23,4%, tuy nhiên đánh giá ở mức trung bình bậc thứ 3 chiếm đến 53,3%.

Tiếp đến là công tác tổ chức bộ máy thực hiện với thang đo trung bình mức 3 chiếm tới 63,3%, thang đo mức 4 chiếm 13,3%, mức 5 chiếm 16,7%.

Như vậy, có thể thấy công tác công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được đánh giá từ trung bình trở lên chiếm hơn 93%, điều này thể hiện hiệu quả của nội dung công tác lập kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là

khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số đánh giá dừng ở mức 2.

2.3.2 Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo

Trên cơ sở các kế hoạch giảm nghèo năm 2016 - 2018 của UBND tỉnh, hàng năm ngay từ đầu năm Thường trực Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo cho Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo đến các phòng ngành chức năng, hội, đoàn thể huyện và UBND 26 xã, thị trấn. Căn cứ kế hoạch của huyện, các phòng ngành, đoàn thể huyện, UBND 26 xã, thị trấn đã đề ra kế hoạch với những giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Nhiều ngành, đoàn thể, xã đã tổ chức các cuộc khảo sát, hội nghị chuyên đề, trực tiếp đối thoại với từng hộ nghèo đề bàn giải pháp thực hiện. Đồng thời duy trì các buổi giao ban, kiểm tra, đánh giá, kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Nhờ vậy, chương trình giảm nghèo của huyện năm 2016 - 2018 được triển khai chặt chẽ và có hiệu quả theo quy trình sau:

* Công tác chuẩn bị điều tra, rà soát:

- Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên các phương tiện truyền thông

- Thành lập Ban chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. - Thành lập tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo các cấp.

- Xây dựng kế hoạch, kinh phí tổ chức điều tra, rà soát.

- Tổ chức lực lượng điều tra, rà soát: Lực lượng điều tra viên chủ yếu là đội ngũ trưởng thôn, bản. Trường hợp cán bộ tổ không đủ điều kiện về trình độ để trực tiếp tham gia rà soát, Ban chỉ đạo xã phải huy động đội ngũ cán bộ của xã phối hợp với tổ trưởng để tham gia rà soát.

Để đảm bảo tiến độ và chất lượng cuộc, rà soát, Ban chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo huyện cần huy động cán bộ các cơ quan ban, ngành, tổ chức đoàn thể của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)