Bài học rút ra từ thực tiễn trong công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 91 - 94)

để công tác giảm nghèo được triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả phải tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, tạo sự thống nhất về hành động, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú để người dân hiểu được

mục đích, ý nghĩa và lợi ích của công tác giảm nghèo nơi nào nhận được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, cán bộ nhiệt tình thì nơi đó công tác giảm nghèo đạt hiệu quả.

Ban chỉ đạo giảm nghèo phải thường xuyên được kiện toàn, đổi mới về phương thức lãnh đạo, điều tra, khảo sát phải khách quan sát với thực tế, đề ra chính sách hỗ trợ hộ nghèo phù hợp với khả năng thực tế của địa phương, hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn, học tập các mô hình điển hình tiên tiến để thoát nghèo bền vững.

b cần có sự thống nhất chỉ đạo, điều hành quyết liệt trong công tác triển khai dự án của UBND các xã, thị trấn ngay từ đầu năm để tạo sự chủ động bám sát kế hoạch mục tiêu thực hiện theo tiến độ đã đăng ký.

cần phải bám sát tình hình thực hiện và hỗ trợ cấp xã trong việc triển khai và lập mô hình, dự án hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất.

ă cần phải hỗ trợ nhân dân trong việc đưa sản phẩm cung ứng ra thị trường ổn định mới đảm bảo cho khâu sản xuất theo mô hình được phát triển bền vững.

huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của các doanh nghiệp các nhà hảo tâm và nhân dân cùng chung tay góp sức, giúp đỡ hộ nghèo cả về vật chất và tinh thần động viên họ vươn lên thoát nghèo.

Th bảy, hằng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và xóa nhà ở tạm; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Kết luận Chương 2

Trong chương này, tác giả đã khái quát được những đặc điểm tự nhiên, dân số và tình hình KT-XH cũng như đặc điểm đói nghèo của người dân huyện Hữu Lũng. Đồng thời tác giả cũng đã thống kê phân tích những kết quả cụ thể trong quá trình thực thi các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng trong giai đoạn 2016 - 2018.

Bằng các số liệu điều tra khảo sát thực tế của tác giả kết hợp với những số liệu thứ cấp, đã chỉ rõ thực trạng tổ chức triển khai các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng trong thời gian qua kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng. Qua đó tác giả cũng chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng.

Th nhất, quan điểm nhận thức trong việc triển khai thực hiện phát triển khai giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hữu Lũng còn khác nhau, các Thông tư hướng dẫn của các cấp Bộ, ngành Trung ương và các văn bản hướng dẫn triển khai của tỉnh về thực hiện một số giải pháp, chương trình mục tiêu quốc gia chưa thống nhất. Công tác triển khai giải pháp, các chương trình, dự án đến cơ sở thường chậm, làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Th hai, vùng sâu, vùng xa hạ tầng xã hội thấp kém chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, khó có cơ hội tiếp cận và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay, mặt khác sự tác động của các yếu tố thị trường như giá cả các mặt hàng tăng cao, tình hình dịch bệnh, thiên tai… đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Th ba, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và bộ máy hành chính, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội ở một số ngành còn lúng túng, chồng chéo. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chủ trưởng, giải pháp, nghị quyết, chỉ thị của đảng, nhà nước thiếu chặt chẽ. Chế độ trách nhiệm của các ngành, các cấp và người đứng đầu chưa được đề cao. Việc phân cấp giao quyền chưa thực sự rõ ràng đã gây trở ngại cho việc thực hiện những vấn đề cụ thể.

Th , các cấp chính quyền còn thiếu tính chủ động trong tổ chức chỉ đạo và điều hành thực hiện. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp ở địa phương chưa được chặt chẽ, thiếu đồng bộ. các giải pháp điều hành, kỹ thuật triển khai chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế. Các kết quả nghiên cứu ở chương 2 là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng ở chương 3.

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)