Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 44)

V í ý

Hữu Lũng là một huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 70 km. Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Bắc Sơn. Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên. Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Phía Đông giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.

Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và 25 xã: Đồng Tân, Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu Liên, Sơn Hà, Hồ Sơn, Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Minh Sơn, Nhật Tiến, Minh Tiến, Đô Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đồng Tiến, Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng.

Đ ự

Hữu Lũng là miền núi ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận quốc tế chạy qua theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện Hữu Lũng với diện tích tự nhiên: 806,74 km2; thuộc vùng núi thấp của tỉnh

Lạng Sơn, địa hình được phân chia rõ giữa vùng núi đá vôi ở phía Tây Bắc và vùng núi đất ở phía Đông Nam. Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên. Xen kẽ giữa vùng núi đá là những thung lũng nhỏ địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp của cư dân. Xen kẽ các vùng núi đất là các dải đất ruộng bậc thang phân bố theo các triền núi, triền sông, khe suối trong vùng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp được tạo lập từ nhiều đời nay cung cấp lương thực cho cư dân sinh sống trong vùng.

Khí hậu trên địa bàn huyện thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp phía Nam. Có nền nhiệt độ trung bình hàng năm 22,70C, lượng mưa lớn bình quân hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm cao 83%.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.674,64 ha chiếm 9,7% diện tích toàn tỉnh, trong đó diện tích núi đá có 33.056 ha chiếm 40,97% tổng diện tích của huyện; diện tích đồi núi đất có 45.223 ha chiếm 56,1%. Đất đai gồm 9 loại đất, trong đó tập trung chủ yếu vào 4 loại đất chính đó là: Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) có khoảng 18.691 ha; đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) có khoảng 9.021 ha; đất vàng đỏ trên đá mácma axít (Fa) có khoảng 7.080 ha và đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) có khoảng 4.350 ha. Về tình hình sử dụng đất: Đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 22.960 ha (chiếm 28,43%), đất lâm nghiệp là 35.937 ha (chiếm 44,5%), diện tích đất phi nông nghiệp 5.395 ha (chiếm 6,68%).

Hệ thống sông, suối, kênh, mương của huyện Hữu Lũng có khoảng 1.427,96 ha gồm có 2 con sông lớn chảy qua là sông Thương và sông Trung. Sông Thương dài 157 km bắt nguồn từ dãy núi Nà Pá Phước cao 600m gần ga Bản Thí của huyện Chi Lăng chảy qua huyện theo hướng Đông Bắc - Tây Nam xuôi về tỉnh Bắc Giang. Sông Thương là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân các dân tộc trong huyện. Sông Trung bắt nguồn từ vùng núi Thái Nguyên chảy qua huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ vào sông Thương ở phía bờ phải tại thôn Nhị Hà, xã Sơn Hà. Ngoài ra, huyện còn có khoảng 216,69 ha các ao, hồ như hồ Cai Hiển; hồ Chiến Thắng; hồ Tổng Đoàn … và ở khắp các xã trong huyện đều có các con suối lớn, nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi ven theo các làng, bản, chân ruộng. Hệ thống sông, suối, kênh mương cùng các ao hồ của huyện đảm bảo nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Hệ thống sông, suối với địa hình dốc có thể phát triển thuỷ điện nhỏ. Nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào với chất lượng tốt.

trữ lượng khoảng 14 triệu tấn; có đất sét trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn, là những nguyên liệu chủ yếu sản xuất xi măng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nguồn cát, sỏi được phân bổ ở các xã ven đường quố lộ 1A là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyên và tỉnh.

ự :

Theo niêm giám thống kê năm 2018 của Phòng Thống kê UBND huyện Hữu Lũng [23]: Dân số trên địa bàn huyện có 118.538 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1,12%, trong đó: lao động trong độ tuổi là 83.182 người, chiếm 70,1% dân số; số lao động nữ là 39.220, chiếm 33% dân số.

Trên địa bàn huyện, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp 8%, lao động chưa có việc làm chiếm 9,2%. Số lao động ở thành thị chiếm 10% tổng số lao động trong độ tuổi. Lao động hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp là 37.562 người, chiếm 75%; thương mại dịch vụ 7.145 người, chiếm 14,3%.

Địa bàn huyện Hữu Lũng mang đặc trưng cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Bộ, đất đai hẹp, phạm vi canh tác nông nghiệp hạn chế, cơ sở để phát triển kinh tế gặp nhiều thách thức khi dân số tăng nhanh và văn hóa truyền thống làm trì trệ sự đổi mới văn minh trong tư duy, nhận thức cộng đồng. Với những hạn chế cơ bản về điều kiện tự nhiện ở địa bàn khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc XĐGN trên địa bàn huyện Hữu Lũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)