Những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 89)

Thực hiện Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 21/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2025; Chương trình hành động số 24-CTr/HU ngày 18/10/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 02/8/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2025; UBND huyện Hữu Lũng đã xây dựng Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 17/3/2018 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2025, theo đó đã

xây dựng các mục tiêu như sau:

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ

xã hội cơ bản (y tế, giáo d c, thông tin, nhà ở ớc sinh hoạt và v sinh), góp phần

hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2018 - 2025 theo Nghị quết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đề ra.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3%/năm trở lên (riêng các xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% giảm 4%/năm trở lên) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2017- 2025; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn khoảng 10,13% vào năm 2025, có trên 3.400 hộ thoát nghèo bền vững, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo. Mục tiêu trên thể hiện rỏ tiêu chí hiệu lực trong các chính sách giảm nghèo của chính quyền địa phương.

* Kết quả thực hiện từng chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện

a) Chính sách tín d ã

Kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh, sinh viên thông qua các tổ chức hội, đoàn thể (từ năm 2016-2018) cụ thể như sau:

Bảng 2.14: Kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh, sinh viên thông qua các tổ chức hội, đoàn thể giao đoạn 2016 - 2018

ĐV :

Thành phần Hộ được vay vốn Hộ dự nợ

Số hộ Số vốn Số hộ Số dư nợ

Nghèo 2.456 98.268 3.004 118.929

Cận nghèo 1.028 40.092 1.199 47.492

Mới thoát nghèo 155 7.165 163 7.589

Học sinh, sinh viên 82 1.657 3.050 7.415

Thông qua các nguồn vốn vay đã góp phần tạo điều kiện cho hàng trăm hộ có điều kiện sản xuất, tìm ra phương thức làm ăn có hiệu quả, nhiều lao động được tạo việc làm mới. Vốn vay đã tác động tích cực đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giảm nghèo bền vững. Nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên đã phần nào giảm bớt những khó khăn cho những hộ gia đình nghèo có con em đang đi học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

b) Hỗ tr v giáo d c

Thực hiện Nghị định 86/2016/NĐ-CP ngày 02/10/2016 về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, trong 03 năm từ 2016 - 2018 đã thực hiện đối với học sinh nghèo, cận nghèo như sau: Số học sinh nghèo 02 cấp học (cấp mầm non, THCS) miễn học phí

11.080em, học sinh cận nghèo giảm 50% học phí 2.839 em, tổng số tiền miễn giảm là

3.726.4 triệu đồng; số học sinh nghèo cả 03 cấp học (MN,TH, THCS) là 19.594 em được hỗ trợ chi phí học tập 17.607.9 triệu đồng.

c) Chính sách hỗ tr v Bảo hiểm y tế

Tổng số người được cấp thẻ BHYT từ năm 2016 - 2018 là 112.038 người ; trong đó có 53.286 thẻ dân tộc thiểu số, 3.256 thẻ BHYT cho người nghèo, 1.283 thẻ BHYT cho người cận nghèo; người kinh sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn 10.134 người. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên toàn huyện đạt trên 96%.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện việc cấp thẻ BHYT có sự phối kết hợp giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội - Dân tộc, Bảo hiểm xã hội huyện và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn nên các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ kịp thời, đảm bảo nhu cầu được khám chữa bệnh của người dân khi ốm đau. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo, mạng lưới y tế cơ sở luôn được củng cố, duy trì; 100% người nghèo, trẻ em dưới 06 tuổi đủ điều kiện đều được hưởng chính sách về y tế.

d) Hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện thắp sáng; hỗ trợ theo Quyết định số102/2009/QĐ-TTg

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội đang được thực hiện theo Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ tài chính quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ, chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc tổng hợp danh sách, lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách bảo trợ xã hội; tiến hành thẩm định danh sách các hộ thuộc diện đối tượng được thụ hưởng theo quy định; chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện căn cứ vào nguồn kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được tỉnh phân bổ, căn cứ vào danh sách các hộ đã được huyện phê duyệt để phân bổ kinh phí cho các xã thực hiện cấp phát và quyết toán theo quy định. Trong 3 năm 2017, 2018, 2018 tổng số hộ nghèo được hỗ trợ là 18.874 lượt hộ; số hộ chính sách được hỗ trợ là 1.042 lượt hộ. Tổng kinh phí hỗ trợ là 11.477,2 triệu đồng.

Về hỗ trợ hộ nghèo theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn: UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ; chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện tiến hành thẩm định tổng hợp danh sách, lập dự toán kinh phí hỗ trợ; danh sách các hộ thuộc diện đối tượng được thụ hưởng theo quy định; chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện căn cứ vào nguồn kinh phí hỗ trợ được tỉnh phân bổ, căn cứ vào danh sách các hộ đã được huyện phê duyệt để phân bổ kinh phí cho các xã thực hiện cấp phát và quyết toán theo quy định. Tổng số hộ đã được hỗ trợ là 11.440 hộ với 47.341 lượt nhân khẩu; kinh phí thực hiện là 4.283,6 triệu đồng.

Thông qua việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ trên đã giúp cho các hộ nghèo giảm bớt những khó khăn trước mắt để tiếp tục ổn định đời sống và phát triển kinh tế hộ gia đình.

) í úp p p ý ời nghèo:

Nằm trong chương trình kế hoạch công tác hàng năm của Chi nhánh số 1, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn tại huyện Hữu Lũng, công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã được quan tâm hiện, cụ thể: Tư vấn trợ giúp pháp lý miễn phí tại Văn phòng được 19 lượt người/19 việc, trong đó: Người thuộc hộ nghèo 04; dân tộc thiểu số: 15; trợ giúp pháp lý lưu động đến địa bàn các xã thuộc vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn: 24 cuộc, số người tham gia: 41 người; tư vấn trực tiếp được 41 người/41 việc, trong đó: Tư vấn cho người thuộc hộ nghèo: 29 người; tư vấn cho người dân tộc thiểu số: 12 người.

h) Hỗ tr cải thi n nhà ở cho hộ nghèo

Thực hiện Quyết định số 33/2016/QĐ-TTg ngày 10/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở (2016 - 2018) đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2016. Được sự quan tâm hướng dẫn của các sở, ban ngành tỉnh, Trung ương; sự chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã tập trung tổ chức thực hiện. Qua rà soát huyện Hữu Lũng đã phê duyệt 692 hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở. Tính đến 30/3/2018, đã tổ chức thực hiện cụ thể: Số hộ đã được hỗ trợ vay vốn từ NHCSXH: 216 hộ; tổng số vốn đã được hỗ trợ: 5.400 triệu đồng.

Kết quả thực hiện xây dựng nhà ở: Tổng số hộ đã xây dựng, hoàn thiện đưa vào sử dụng: 191 hộ, trong đó 191 hộ xây nhà mới, không có hộ nào sửa chữa, nâng cấp. Tổng số hộ đang xây dựng nhưng chưa hoàn thiện để đưa vào sử dụng: 25 hộ, trong đó: 25 hộ xây nhà mới nhà ở, không có hộ nào sửa chữa, nâng cấp. Tổng số hộ đang thực hiện thủ tục vay vốn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở: 15 hộ.

Trong năm 2018, huyện đã rà soát, xây dựng phương án hỗ trợ 09 hộ nghèo thuộc chính sách người có công với tổng kinh phí là: 138 triệu đồng giúp đỡ người có công vươn lên thoát nghèo. Hiện nay trên địa bàn huyện không còn hộ người có công thuộc hộ nghèo. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là một chính sách thiết thực, hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống, tập trung phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

g) Hỗ tr dạy ngh , tạo vi c làm

Năm 2016 - 2018 được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, ban ngành địa phương công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo đã được lồng ghép trong Chương trình MTQG về việc làm và dạy nghề, xuất khẩu lao động, giảm nghèo bền vững và Chương tình MTQG xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn đặc biệt là người nghèo. Công tác chỉ đạo từ huyện đến cơ sở luôn thường xuyên được quan tâm đổi mới với các hình thức tổ chức dạy nghề tạo việc làm, tư vấn lựa chọn ngành nghề, xuất khẩu lao động, khuyến khích đẩy mạnh việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và tham gia xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài. Kết quả đã hỗ trợ dạy nghề đồng thời giới thiệu việc làm cho được 1.862 người trong đó 215 người thuộc hộ nghèo, kinh phí thực hiện là 2,220 tỷ đồng, số lao động được

hỗ trợ vay vốn tạo việc làm (vay v n phát triển sản xuấ XKLĐ) 329 người

với tổng số vốn vay trên 3,2 tỷ đồng.

Nhìn chung chương trình MTQG giảm nghèo về lĩnh vực dạy nghề, tạo việc là và xuất khẩu lao động trong đó chương trình cho vay vốn xuất khẩu lao động đã phát huy được hiệu quả, tạo điều kiện cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ chính sách cho con, em đi xuất khẩu lao động có thu nhập ổn định và gửi tiền về cho gia đình để trả nợ, trả lãi đầy đủ, ngoài ra đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đối với số hộ nghèo được đào tạo nghề và tạo việc làm đã biết phát huy áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất của gia đình và địa phương, đồng thời với số vốn vay hàng năm đã góp phần cải thiện đời sống, đã thực sự chuyển biến nhận thức, tìm ra phương thức làm ăn có hiệu quả, đã tác động tích cực đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng nghèo, vùng khó khăn, từ cuộc sống tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hoá, góp phần ổn định xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao mức sống của người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giảm nghèo bền vững.

Kết quả của từng chính sách thể hiện kết quả thực hiện giải pháp và tính hiệu quả trong các chính sách giảm nghèo của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)