Cácchỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh qua việc đa dạng hoá sản

Một phần của tài liệu 0540 Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại NH Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 33 - 40)

1.3 .1Nhân tố chủ quan

1.4 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ TỚI NÂNG

1.4.2 Cácchỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh qua việc đa dạng hoá sản

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực canh tranh, một số tác giả cho rằng, năng lực cạnh tranh được coi là vị thế trên thị trường, là thị phần mà ngân hàng nắm giữ. Một số khác lại cho rằng, năng lực cạnh tranh là khả năng cung cấp dịch vụ với mức chi phí thấp hơn. Đối với các tác giả, năng lực cạnh tranh là hiệu suất hoạt động, chi phí hoạt động thấp là yếu tố cơ bản của năng lực cạnh tranh.

Xuất phát từ đặc tính của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là vơ hình nên việc đánh giá sự khác biệt của sản phẩm giữa các NHTM chỉ là tương đối. Do vậy, để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM chỉ có thể dựa vào kết quả mà ngân hàng đó đạt được. Vì vậy, trong khn khổ luận văn này, năng lực cạnh tranh của NHTM được định nghĩa như sau:

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng mà ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng trưởng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an tồn và lành mạnh có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh qua việc đa dạng hoá sảnphẩm phẩm

dịch vụ ngân hàng

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại qua việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng là rất khó khăn. Qua nghiên cứu, học viên mạnh dạn đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại qua việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng như sau:

1.4.2.1 Năng lực hoạt động của ngân hàng

Năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại thông thường được xem xét trên các mặt hoạt động sau:

a.Năng lực huy động vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Vì vậy năng lực huy động vốn của ngân hàng quyết định đến quy mô kinh doanh của ngân hàng. Nếu sản phẩm nhận tiền gửi một ngân hàng không cạnh tranh nổi với các đối thủ của mình thì khả năng huy động vốn sẽ giảm và dẫn đến thu hẹp thị phần tín dụng đầu tư và các dịch vụ khác.

Khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại được đo lường bởi quy mô hoạt động, thị phần huy động vốn và mức độ tăng trưởng huy động vốn.

, , Nguồn vốn huy động X 100%

Thị phần huy độngvốn _ _______,______,___,______-____________________ = Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng , Nguồn vốn huy động năm nay X 100% Mức độ tăng huy động vốn =______________,___, ' ___________________

Nguồn vốn huy động năm trước

Nguồn vốn huy động càng lớn, ổn định với chi phí thấp là cơ sở để ngân hàng thương mại giảm chi phí đầu vào , hạ lãi suất cho vay, mở rộng cho vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng.

Từ sự biến động thị phần huy động vốn, mức độ tăng trưởng huy động vốn của một số năm có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực này tăng lên hay giảm đi.

b.Năng lực cho vay và đầu tư

Thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở để ngân hàng cung cấp các dịch vụ tín dụng và đầu tư. Để đang giá năng lực cho vay và đầu tư của ngân hàng thương mại thường sử dụng các chỉ tiêu : Quy mô tín dụng đầu tư, kết cấu cho vay và đầu tư,tốc độ tăng trưởng dư nợ và đầu tư, thị phần và chất lượng tín dụng.

Mặc dù tín dụng là hoạt động có mức độ rủi ro cao. Song tỷ trọng thu từ tín dụng và đầu tư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Các ngân hàng thương mại phải đảm bảo các khoản tín

dụng và đầu tư của mình ln mang lại hiệu quả, thu hồi đủ cả gốc và lãi. Ngân hàng nào có hiệu suất sử dụng vốn càng lớn đảm bảo được khả năng thanh toán, cân đối kỳ hạn hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu thấp sẽ có lợi nhuận càng cao và năng lực cạnh tranh trên thị trường càng lớn.

Những chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, thị phần tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại qua một số năm gần nhất có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của ngân hàng này trong lĩnh vực cho vay tăng lên hay giảm đi. Từ đó Ban lãnh đạo ngân hàng có những quyết sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong cho vay.

c. Năng lực cung cấp dịch vụ phi tín dụng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng tăng cùng với quá trình tự do hố kinh tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước. Vì vậy mức độ cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ phi tín dụng sẽ ngày càng khốc liệt . Đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực tài chính, phát triển các sản phẩm phi tín dụng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng kể cả khách hàng khó tính nhất. Lợi thế về cung cấp dịch vụ ngân hàng sẽ thuộc về ngân hàng làm tốt điều này khi đó ngân hàng có điều kiện tiếp cận với dịch vụ có độ an tồn tương đối cao và chi phí thấp .

Vì vậy đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển ngân hàng, phát triển dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, tăng tỷ trọng thu dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu góp phần tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.

Sự biến động về số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng được khách hàng chấp nhận của một số năm gần nhất cho biết khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của mình.

1.4.2.2 Tiềm lực tài chính

a.Vốn chủ sở hữu

Là vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật khi thành lập ngân hàng dùng để bù đắp những khoản thua lỗ trong kinh doanh, tăng trưởng và mở rộng hoạt động của mình trong tương lai và để mua sắm hạ tầng của ngân hàng.Với vốn chủ sở hữu đảm bảo ngân hàng có khả năng bù đắp cho người gửi tiền trong trường hợp kinh doanh bị thua lỗ.

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì khả năng chống đỡ với các cú sốc trong môi trường kinh doanh càng cao. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì mức độ an toàn của ngân hàng càng cao. Hiệp định Basel đưa ra quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại được coi là an toàn khi tỷ lệ CAR đạt tối thiểu 8%.

b.Khả năng sinh lời và chống đỡ rủi ro

Mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận và đảm bảo hoạt động an tồn. Có thể nói khả năng sinh lời và khả năng chống đỡ rủi ro là chỉ tiêu đánh giá tổng quát nhất năng lực canh tranh của các ngân hàng thương mại.

* Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại được phân tích thơng qua cácchỉ tiêu như: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA - Return on Assets ): Thể hiện một đồng tài sản của ngân hàng sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong mộtthời gian nhất định.

Lợi nhuận sau thuế X 100 ROA = -------------------------------------

ROA là một thông số cho biết khả năng quản lý của Ban quản trị ngân hàng trong việc chuyển tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng. ROA càng lớn thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là cao và cơ cấu tài sản sinh lời và không sinh lời (earning assets và non- earning assets) khá hợp lý. Tuy nhiên, ROA quá cao khơng phải là tín hiệu tốt đối với ngân hàng. Trong tình huống đó, ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro cao do lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có mối quan hệ thuận chiều.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return of Equity) ROE là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời từ vốn tự có. Nói cách khác, ROE đánh giá lợi ích mà cổ đơng (chủ sở hữu ngân hàng) có được từ nguồn vốn bỏ ra. Chỉ tiêu ROE luôn nhận được sự quan tâm từ hai phía, chủ ngân hàng và nhà quản lý. Các nhà quản trị ngân hàng luôn muốn tăng ROE để thoả mãn yêu cầu của cổ đông thông qua nhiều biện pháp như kiểm sốt rủi ro có hiệu quả, hạn chế khoản vay xấu.

Các chỉ tiêu ROA và ROE thường được các nhà quản trị, các nhà đầu tư quan tâm sử dụng khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng , chúng thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

* Khả năng đảm bảo an tồn (Khả năng phịng ngừa và chống đỡ rủi ro). Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại còn thể hiện ở khả năng đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, chống đỡ và vượt qua được những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.

Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro phản ánh khả năng ngăn chặn các rủi ro và khả năng chịu đựng tổn thất khi có rủi ro xảy ra, và được thể hiện thông qua chỉ tiêu quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro và mức độ kiểm sốt nó.

Có thể sử dụng mơ hình SWOT để đánh giá khả năng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phân tích SWOT là việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức của một doanh nghiệp. Đây là một phương pháp phân tích thường được

Điểm mạnh

- Hệ thống mạng lưới rộng khắp.

- Am hiểu khách hàng nội địa, có

một

lượng nhất định khách hàng

Điểm yếu

- Tiềm lực tài chính cịn hạn chế. - Năng lực quản lý điều hành chưa

cao.

- Đội ngũ cán bộ thiếu chuyên nghiệp.

- Đường lối kinh doanh vẫn mang tính

cổ điển.

Cơ hội

- Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng

còn cao.

- NHNN tạo ra sân chơi lành mạnh cho

các ngân hàng giúp các ngân hàng

nội có

điều kiện tiếp cận với cơng nghệ

Thách thức

- Cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng nước ngoài, các định chế tài chính

với tiềm lực tài chính mạnh, năng lực

quản lý cao, cơng nghệ hiện đại...

- Yêu cầu ngày càng cao của người sử

sử dụng trong đánh giá và lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp. SWOT là từ ghộp từ các chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm Strengths - điểm mạnh,

Ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển buộc phải:

- Khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, có biện pháp biến điểm yếu thành điểm mạnh.

- Phát huy điểm mạnh như thế nào để tận dụng tốt các cơ hội. - Khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội.

- Sử dụng các điểm mạnh như thế nào để chống lại các thách thức đối với việc thực hiện mục tiêu và theo đuổi lợi nhuận.

- Khắc phục điểm yếu như thế nào để chống lại các thách thức đối với việc thực hiện các mục tiêu và theo dõi cơ hội của mình.

Một phần của tài liệu 0540 Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại NH Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w