TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.3.1 Hoàn thiện chiến lược, cơ chế, chính sách đa dạng hoá sản phẩm
dịch vụ
ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV
Cùng với mục tiêu phục vụ nhiều hơn cho nền kinh tế, phục vụ khách hàng ngày càng hoàn hảo hơn thì đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV phải làm tăng năng lực cạnh tranh và cái đích cuối cùng là tăng lợi nhuận cho BIDV để mà tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Để mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm nâng
- Hoàn thiện chính sách tổng thể định hướng chung về đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.
- Tìm cho được các sản phẩm cốt lõi trong chiến lược đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của BIDV. Sản phẩm cốt lõi là sản phẩm có khả năng cạnh tranh,
chiếm tỷ
trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của BIDV, có khả năng lan toả, lôi kéo các
sản phẩm dịch vụ khác cùng phát triển. Căn cứ vào khả năng và thế mạnh của mình
mà có thể xác định sản phẩm lõi của BIDV là các sản phẩm ngân hàng bán buôn.
Từ chỗ xác định được các sản phẩm lõi hay chủ chốt, BIDV sẽ tập trung mọi nguồn
lực vào thực hiện chúng, từ đó tạo ra sự thay đổi về quản trị ngân hàng,
nguồn nhân
lực, thậm chí cả cơ cấu tổ chức để giúp BIDV phát triển. Muốn vậy, BIDV
cần phân
nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã có, đang có và sẽ có, từ đó có chính
sách phát
triển cho từng nhóm dịch vụ bao gồm nội dung và lộ trình cụ thể về hướng đi, nguồn lực, hợp tác quốc tế và trong nước.
- Chính sách đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV cần được cụ thể hoá bằng cách thiết lập một khung
thống nhất
các công việc cần thực hiện từng giai đoạn trong toàn hệ thống. Đồng thời
cũng cần
xây dựng một lộ trình triển khai các chính sách đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV một cách cụ thể trong từng giai đoạn - Thường xuyên giám sát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đa dạng hoá sản
Luận văn này, tác giả chỉ đề xuất giải pháp tăng vốn vồn chủ sở hữu bằng tự bổ sung từ lợi nhuận. Bởi vì, lợi nhuận để lại của ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu của mình thì đây chính là nguồn bổ sung tốt nhất. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ tài sản tăng lên tương ứng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng lên do phần lợi nhuận để lại được coi là tỷ lệ tăng trưởng bền vững của ngân hàng. Để đạt được điều này, BIDV nên cố gắng phấn đấu nâng cao chất lượng tài sản có sinh lời, tiết kiệm chi phí, tăng mức độ chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra, tăng thu dịch vụ phi tín dụng. Thực tế cho thấy, với mức thuế suất như hiện nay, mỗi năm BIDV đã nộp thuế gần 500 tỷ đồng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên đề nghị Nhà nước cho hoãn thu thuế hoặc chuyển gán thành vốn cấp (trong thời gian 5 năm) thì vốn chủ sở hữu cũng có thể bổ sung hàng nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể kết quả thực hiện những giải pháp đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ làm tăng năng lực cạnh tranh của BIDV mang lại lợi nhuận hàng năm tăng lên.