1.3 .1Nhân tố chủ quan
2.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ
2.3.2 Những hạn chế, yếu kém
2.3.2.1. Chưa có sự gắn kết hữu cơ giữa chiến lược đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV
Qua nghiên cứu, cũng như thực tiễn hiện nay ở BIDV, tác giả nhận thấy chưa có sự gắn kết hữu cơ giữa đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng với nâng cao
năng lực cạnh tranh. Điều này được thể hiện rõ nét nhất từ nhận thức tư tưởng, chỉ đạo hoạch định chiến lược, xây dựng chính sách, đến xác định những giải pháp và tổ chức thực hiện. Mặc dù BIDV đã hoạch định chiến lược phát triển 2005-2010. Trong đó có đề cập đến đa dạng hố sản phẩm dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng chưa nhấn mạnh đến sự tác động hưũ cơ của đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy mà đa dạng hố sản phẩm dịch vụ ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện song song. Mặt khác, BIDV chưa có cơng cụ để lượng hố các chỉ tiêu định lượng và định tính phản ánh hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh của những sản phẩm dịch vụ nhận tiền gửi, sản phẩm cho vay và các sản phẩm phi tín dụng khác. Do đó, BIDV khơng cập nhật được tương đối chính xác hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh này để có những điều chỉnh cần thiết.
2.3.2.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV chưa đa dạng, khác biệt và sức cạnh tranh yếu
- Mặc dù trong thời gian qua, BIDV đã cố gắng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có và đưa ra những sản phẩm mới như:
sản phẩm phái sinh, sản phẩm thanh toán chứng khoán, các sản phẩm huy động tiết
kiệm... Nhưng nhìn chung, sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV chưa đa dạng, chưa khác biệt, nổi trội và nhất là sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Cụ thể là: - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc cung ứng
các sản phẩm dịch vụ truyền thống với các sản phẩm hiện có. Nhiều sản phẩm nhận
tiền gửi, cho vay cũng như các sản phẩm phi tín dụng khác của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai, nhưng BIDV chưa thực hiện được như tiết kiệm trả lãi hàng tháng, cho vay du học...
- Một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà ngân hàng nước ngoài đã cung cấp cho khách hàng lâu nay như Internetbanking, Hombanking, thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master... thì BIDV mới triển khai và sức cạnh tranh của những sản phẩm mới
2.3.2.3. Tác động đến tăng năng lực tài chính của BIDVcịn nhiều hạn chế
Mặc dù đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã có những tác động tích cực đến nâng cao năng lực tài chính của BIDV, nhưng cịn rất hạn chế. Đó là:
Tốc độ tăng của tổng tài sản có rủi ro bình quân là 30% lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chỉ với 6%. Theo đánh giá của các Cơng ty kiểm tốn quốc tế, vốn tự có của BIDV rất thấp, khơng có dự trữ từ các năm trước cộng thêm bị thâm hụt do số dự phịng phải trích lớn hơn lợi nhuận thực hiện. Do vậy, khả năng tự bổ sung vốn tự có của BIDV bị hạn chế, tăng vốn chủ sở hữu của BIDV còn chậm, vốn này của BIDV còn thấp, hệ số CAR chưa đạt thơng lệ quốc tế.
Sản phẩm cho vay của BIDV cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù nợ xấu của BIDV được giảm nhiều so với các năm trước, nhưng vẫn cịn tiềm ẩn rủi ro lớn. Nhất là dư nợ nhóm 2 tại BIDV cịn rất lớn. Nếu khơng quản lý tốt, có những biện pháp hữu hiệu thì dư nợ này rất dễ chuyển thành nợ xấu. Chưa kể những khoản cho vay mới cũng có thể trở thành nợ xấu.
Mặc dù chỉ tiêu ROA của BIDV tăng đều qua các năm, nhưng mới đạt 0,87%, chưa đạt thông lệ quốc tế, lãi cận biên rịng có xu hướng giảm. Bởi vì, lãi suất, kỳ hạn huy động vốn của BIDV chưa thật phù hợp với lãi suất, kỳ hạn cho vay đặc biệt là sản phẩm cho vay dài hạn. Khả năng sinh lợi và hiệu quả sử dụng tài sản có thấp do chất lượng tài có sinh lời chưa cao. Mặt khác sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV chủ yếu là các sản phẩm tuyền thống, thu nhập chủ yếu được tạo ra từ các sản phẩm tín dụng, chiếm tỷ lệ khá cao, trong khi sản phẩm phi tín dụng chiếm tỷ trọng thấp.
2.3.2.4. Thị phần của BIDV đang giảm dần
Việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV chưa góp phần giữ được thị phần và thị phần của BIDV đang giảm dần. Cụ thể là:
Số liệu trong bảng 2.4; 2.5 và 2.9 cho thấy thị phần huy động vốn của BIDV thời điểm 31/12/2006 là 15,16% mà vào 31/6/2009 giảm xuống chỉ còn 12,2%. Thị phần tín dụng của BIDV năm 2006 là 15,04% thì đến cuối năm 2008 chỉ còn 12,9 %.
2.3.2.5.Việc chuyển dịch nền khách hàng của BIDVchưa được nhiều và còn bất hợp lý
Đa số khách hàng của BIDV vẫn là khách hàng truyền thống- doanh nghiệp Nhà nước với đặc điểm nổi bật là năng lực tài chính yếu, trình độ quản trị điều hành hạn chế, chậm thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao (thậm chí thua lỗ). Mặt khác, cùng với việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, gia nhập WTO thì đây là những khách hàng chịu tác động lớn nhất, sâu sắc nhất. Vì vậy, khi các khách hàng này gặp khó khăn, thua lỗ, phá sản sẽ làm cho BIDV gánh chịu nhiều rủi ro từ đó năng lực cạnh tranh giảm. Đồng thời BIDV cũng chưa thiết lập được nền khách hàng mục tiêu, khách hành chiến lược - quan trọng - VIP. Việc hạn chế đầu tư khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư dự án lớn, đầu tư tập trung vào một doanh nghiệp chậm được cải thiện; chủ trương mở rộng hệ thống khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng bán lẻ và khách hàng hộ tư nhân cá thể, kết quả đạt được còn thấp.
2.3.2.6. Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Hệ thống cơng nghệ thơng tin của BIDV cịn nhiều bất cập, còn cách xa và nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các ngân hàng thương mại tiên tiến trên thế giới và ngay cả với các ngân hàng thương mại khu vực. Điều đó thể hiện:
- Tốc độ phát triển và ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và hiện đại hoá ngân hàng mà cụ thể nhất là yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng;
- Hệ thống công nghệ thông tin chưa phát triển đồng bộ, mức độ tự động đã khá hơn, nhưng còn thấp.
- Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin của ngân hàng cũng như của khách hàng còn hạn chế, Thơng tin khơng đầy đủ, kịp thời, thiếu chính xác nên rất khó khăn cho việc ra các quyết định kinh doanh.