1.3 .1Nhân tố chủ quan
2.2. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ TÁC ĐỘNG
2.2.2. Nhóm dịch vụ tín dụng
Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu giai đoạn 1 và triển khai đề án tái cơ cấu giai đoạn 2, hoạt động của BIDV nói chung và hoạt động dịch vụ tín dụng nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể từ nhận thức, điều hành quản lý đặc biệt chú trọng đến xây dựng các giới hạn an toàn trong tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo thơng lệ và chuẩn mực quốc tế. Các chỉ tiêu tín dụng của BIDV giai đoạn 2006 - 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 cơ bản như sau:
Bảng2.6: Sơ liệu dịch vụ tín dụng của BIDV2006-2008, 6tháng đầu năm 2009
(Nguồn: Báo cáo tài chính khối ngân hàng năm 2006,2007, 2008,6 tháng đầu năm 2009) Ghi chú: Chỉ tính dịch vụ tín dụng đối với cá nhân và tổ chức kinh tế
a. Năng lực thực hiện dịch vụ tín dụng: Số liệu ở bảng 2.6, có thể thấy thực
trạng hoạt động tín dụng của BIDV: * Quy mơ tăng trưởng tín dụng
Dư nợ đối với khối khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân hàng năm đều tăng trưởng trên 20%, phù hợp với mục tiêu mà Ban Lãnh đạo BIDV đề ra và diễn
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 6 tháng đầunăm 2009 Tuyệt
đối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối
biến của nền kinh tế. Số tuyệt đối tăng từ 89.516 tỷ đồng năm 2006 lên đến 156.981 tỷ đồng cuối năm 2008 trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 60% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn do điều hành theo hệ số K, dư nợ bình quân tăng cao. Đây là kết quả quan trọng trong đa dạng hóa dịch vụ tín dụng góp phần tạo doanh thu tín dụng cao. Sáu tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Tổng dư nợ tín dụng đạt 179.346 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, về số tuyệt đối tăng 22.365 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008 (dư nợ tín dụng đến 30/06/2008 tăng 12.284 tỷ so với đầu năm 2008). Sự tăng trưởng nóng trong 6 tháng đầu năm 2009 do gói giải pháp hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ đã làm cho nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp tăng cao. Việc tăng trưởng tín dụng nóng trong 6 tháng đầu năm 2009 là cần thiết nhưng cần có cơ chế kiểm sốt. Vì vậy, dư nợ của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng cao.
* Cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, cụ thể:
- Tổng dư nợ trên tổng tài sản hàng năm đều đạt trên 60%. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 20,1%, nếu tính cả dư nợ cho vay VND được hoán đổi sang USD, thì tỷ trọng dự nợ cho vay ngoại tệ đạt 21,7%. Đây là một thành công của BIDV trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời gia tăng thu phí dịch vụ.
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn giai đoạn 2006-2008 đều đạt mức 40% trên tổng dư nợ, giảm nhiều so với giai đoạn 2000 - 2005 (50%) do BIDV thực hiện xây dựng cơ cấu dư nợ tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, giảm tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. Các dự án trung và dài hạn được lựa chọn trên cơ sở tập trung vào những ngành nghề kinh tế chiến lược có tiềm năng.
- Dư nợ cho vay theo ngành nghề của BIDV chuyển biến đúng định hướng, chủ trương của Chính phủ, tích cực tham gia vào chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng, khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Những ngành BIDV ưu tiên tập trung đầu tư như: điện, xi măng, chế biến xuất khẩu gỗ, thủy hải sản, cà phê xuất khẩu... Những ngành có độ rủi ro cao như: bất động sản, chứng khoán... được kiểm soát
chặt chẽ.
Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu: tích cực tiếp cận với khách hàng lớn là các tổng công ty, tập đoàn kinh tế, tổng công ty thực phẩm miền Bắc, tổng công ty Da giầy, tập đoàn Dệt may Việt Nam, tập đồn Dầu khí... để tăng cường cho vay tài trợ xuất khẩu. Đối với cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, chỉ tập trung cho vay nhập khẩu các mặt hàng, sản phẩm theo danh mục, định hướng của Bộ Công Thương, cho vay nhập khẩu nguyên phụ liệu, phục vụ sản xuất của khách hàng, doanh nghiệp là bạn hàng của BIDV. Hạn chế cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, kiên quyết không cho vay nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ.
Về cho vay ngoại tệ, trong thời gian qua, BIDV đã tiến hành đẩy mạnh cho vay ngắn hạn ngoại tệ đối với khách hàng có nguồn thu ngoại tệ để giảm bớt sức ép về cung cầu mua bán ngoại tệ đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các cơng cụ phái sinh như hoán đổi tiền tệ chéo (CCS), hốn đổi lãi suất một đồng tiền (IRS) để phịng ngừa rủi ro.
* Chất lượng tín dụng: Kể từ khi quyết định 493 có hiệu lực, BIDV ln thực hiện phân loại nợ và thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo quyết định này. Số liệu phân loại nợ theo QĐ 493 giai đoạn 2006 - 2008 được thể hiện ở bảng 2.7 như sau :
Bảng 2.7: Phân loại dư nợ tín dụng của BIDV thời kỳ 2006 - 2008
Tổng dư nợNhóm I 190.5649.12 54,2% 119.55986.79 72,6% 151.972116.972 76,6 % 179.346 Nhóm II 32.75 36,2% 28.00 23,4% 31.452 20,7% 27.619 15,4% Nhóm III 6.231 6,7% 3.427 2,9% 2.833 1,9% Nhóm IV 335 0,4% 212 0,2% 413 0,3% Nhóm V 2.173 2,5% 1.118 0,93% 937 0,6% 1.034 Nợ xấu (iii+iv+v) 8.739 9,6% 5.672 4,0 4.183 2,8% 4.027 2,34%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV theo chuẩn mực kế toán giai đoạn 2006 - 2008) (Số dư nợ vay không bao gồm cho vay bằng vốn ODA, cho vay ủy thác, được
đánh gía là có rủi ro thấp)
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực của toàn hệ thống, công tác phân loại nợ của BIDV được NHNN và WB đánh giá cao, kết quả phân loại nợ đã phản ánh tương đối chính xác chất lượng tín dụng của BIDV.
Qua tình hình phân loại nợ của được thể hiện ở bảng 2.7 cho thấy chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện rõ rệt: thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 nợ xấu của BIDV là 8.739 tỷ đồng chiếm 9,6% tổng dư nợ; sang đến năm 2007 con số này là 4.756 tỷ đồng chiếm 4,0% tổng dư nợ sang đến năm 2008 giảm xuống còn 4.183 tỷ đồng chiếm 2,8% tổng dư nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2009, nợ xấu chiếm 2,34% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2009 tuy đã giảm nhưng vẫn tương đối cao chủ yếu tập trung ở một số ngành nghề có tỷ lệ nợ xấu ở mức cao cần chú ý trong quá trình phát triển dịch vụ tín dụng đối với các ngành này: dịch vụ bưu chính viễn thơng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến gỗ, lâm sản, kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi... Tỷ lệ nợ xấu giảm được là do BIDV đã tập trung quyết liệt không để nợ xấu phát sinh và tích cực thu hồi nợ xấu, cơ cấu lại nợ, xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro. Tuy nhiên 6 tháng cuối năm 2009, BIDV cần phải tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng do tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn vì vậy nợ xấu có khả năng gia tăng, tăng cường công tác đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo để đảm bảo chất lượng tài sản đảm bảo nợ vay, làm cơ sở giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Tỉ trọng nợ nhóm II/ Tổng dư nợ giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối, cụ thể năm 2006 nợ nhóm II đạt 32.753 tỷ đồng chiếm 36,2%, đến năm 2008 đạt 31.452 tỷ đồng chiếm 20,7% tổng dư nợ.
Chất lượng hoạt động tín dụng ngày càng được củng cố. Qua việc xây dựng hệ thống quy chế, quy trình xét duyệt và kiểm tra chặt chẽ hoạt động tín dụng, hoạt động quản lý rủi ro được tăng cường nên các rủi ro tiềm ẩn được bộc lộ, tạo điều kiện chủ động trong kiểm sốt tín dụng. Dư nợ có tài sản đảm bảo được coi trọng thể hiện tỷ lệ dư nợ này tăng qua các năm .
Để đạt được kết quả trên, trong những năm qua BIDV ngoài việc nâng cao chất lượng tín dụng, BIDV cịn chú trọng cơng tác phát triển khách hàng và gia tăng
sản phẩm tín dụng mới phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
- Mơ hình hoạt động của BIDV thay đổi theo hướng giúp hoạt động tín dụng đảm bảo được mục tiêu hướng tới khách hàng trong đó có bộ phận chuyên trách (Bộ phận Quan hệ khách hàng) chịu trách nhiệm về bán toàn bộ các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng và chăm sóc khách hàng, qua đó có thể đánh gía được tổng thể hiệu quả kinh doanh theo từng khách hàng; tạo điều kiện cho BIDV từng bước quản lý hoạt động tín dụng theo từng dòng sản phẩm theo thơng lệ. Vì vậy trong những năm qua nền khách hàng của BIDV tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực. - Hoạt động tín dụng được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, tăng trưởng
tín dụng hợp lý gắn liền với kiểm sốt chất lượng tín dụng để thực hiện tốt các giải pháp của Chính phủ, NHNN.
- Xu hướng chuyển dịch đối với cho vay theo ngành kinh tế trong năm 2008
tiếp tục có sự chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hoá đối tượng khách hàng sang các lĩnh vực có độ rủi ro thấp hơn như lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh công nghiệp: tỷ trọng cho vay đối với ngành xây dựng đó giảm xuống cũn 20,9%; tỷ trọng cho vay đối với các ngành thương mại, dịch vụ, chế biếnthuỷ
sản, chế biến gỗ, sản xuất điện năng được giữ vững và tiếp tục có chiều hướngtăng lên. (Mức độ rủi ro trong cho vay đối với các ngành kinh tế sắp xếp theo tỷ lệ nợ
xấu của mỗi ngành giảm dần là: ngành xây dựng; thương mại công nghiệpnhẹ, hàng tiêu dùng; Sản xuất vật liệu xây dựng, Kinh doanh cây công nghiệp).
- Đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ đặc biệt là cho vay tiêu dùng nhằm thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ cũng như chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV. Đặc biệt từ năm 2008, BIDV đã thực hiện gói tín dụng khép kín theo sản phẩm vừa cho vay nhà sản xuất, vừa hỗ trợ cho vay đầu ra các mặt hàng ô tô TMT, Vinaxuki, các mặt hàng xi măng, thép, vật liệu xây dựng, các mặt hàng nông nghiệp như chè, cao su, thủy sản... cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Ngân hàng 2006 Dư nợ tín dụng trước dự phịng rủi ro2007 2008
khai mạnh nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ chéo phục vụ các khách hàng xuất khẩu.Tổng giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo là 203 triệu USD, dư nợ hóan đổi tiền tệ chéo đến 31/12/2008 là 130 triệu USD, có 18 chi nhánh triển khai với 80 khách hàng thực hiện. Tổng số giao dịch đã thực hiện là 217 giao dịch, thu phí rịng là 37 tỷ đồng. - Thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt giới hạn tín dụng đối với các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là kiểm sốt đối với tín dụng bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Xác định đây là lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều rủi ro nên từ năm 2006, Ban lãnh đạo đã quyết liệt chỉ đạo các khoản phê duyệt cho vay đầu tư dự án bất động sản đều phải trình về HSC để xem xét và quyết định. Việc cho vay chứng khoán, BIDV đã chỉ đạo các chi nhánh dừng thực hiện, chỉ các chi nhánh được HSC giao hạn mức cho vay kinh doanh chứng khoán mới được thực hiện cho vay trong hạn mức. Vì vậy, trong những năm qua, việc cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán trong hệ thống đã được thực hiện đúng hướng, nằm trong sự kiểm soát của HSC.
b.Thị phần hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính mang lại phần lớn thu nhập cho các NHTMVN. Trong những năm qua, BIDV đã nỗ lực thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng nhằm thực hiện cam kết với WB trong kế hoạch phát triển thể chế và đề án cơ cấu lại BIDV. Đồng thời, BIDV đã tập trung xây dựng, phát triển nền tảng khách hàng bền vững bao gồm các Tập đồn kinh tế, Tổng cơng ty lớn của đất nước. Các khách hàng này đang tập trung đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực then chốt có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế như điện lực, xi măng, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng... Về quan hệ khách hàng đang tiến triển theo xu hướng hợp tác tồn diện từ quan hệ tín dụng kết hợp với hoạt động đầu tư, góp vốn, quan hệ cổ đơng chiến lược. Đây là xu thế quan hệ mới sẽ phát triển trong thời gian tới.
Dựa trên nền tảng khách hàng tốt và ngày càng mở rộng, trong những năm gần đây, BIDV có tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối cao và chiếm thị phần đáng kể trong hệ thống NHTM Việt Nam (bảng 2.8).
Bảng 2.8 Tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng thời kỳ 2006 - 2008
Giá trị Giá trị Mức tăng trưởng Giá trị Mức tăng trưởng Agribank 188.50 1 0 251,71 % 33,25 0 288.94 % 14,79 VCB 67,74 3 97,53 2 43,90 % 108.52 8 11,27 % BIDV 98.63 8 4 131.98 33,81% 3 160.98 % 21,97 ICB 80,15 2 102,19 1 27,50 % 118.60 1 16,06 % ACB 17,01 4 1 31,81 % 86.97 4 34.60 % 8,78 Sacombank 14,39 4 35,37 8 131,89% 35.00 8 - 1,05%
Tên ngân hàng Năm 2006 (%) Năm 2007 (%) Năm 2008 (%) ICB 12,22 10,3 9,5 BIDV 15,04 12 12,9 VCB 10,33 9,8 8,69 AGRIBANK 28,74 20 23,15 MHB 1,53 1,38 n/a
(Nguồn: Báo cáo thường niên (tài chính) của các ngân hàng năm 2006- 2008)
Trong giai đoạn 2006-2008, quy mơ tín dụng và thị phần tín dụng của BIDV lớn thứ 2 trong các NHTMQD và toàn ngành, chỉ đứng sau Agribank. Năm 2008, dư nợ tín dụng của BIDV là 160.983 tỷ đồng và chiếm 12,9% thị phần tín dụng tồn ngành.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây các NHTM CP và ngân hàng nước ngồi đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng mở rộng các hoạt động của mình và đang tăng cường chiếm lĩnh thị trường nên thị phần về dư nợ cho vay của các NHTM QD nói chung, BIDV nói riêng đang giảm dần. Điều này chứng tỏ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. BIDV cần phải có chiến lược rõ ràng để duy trì thị phần tín dụng của mình. (Số liệu ở bảng 2.9: cho thấy thị phần tín dụng của BIDV năm 2006 là 15,04% thì năm 2008 chỉ cịn 12,9%).
(Nguồn : Báo cáo Thanh tra NHNN năm 2005, 2006, báo cáo thường niên các NHTMnăm 2007, 2008)
Biểu 2.3: Thị phần tín dụng của một số NHTM năm 2008
ICB 950% Các NH cịn lại 5434% BIDV1250% VCB 859% 23.15% 2.2.3 Dịch vụ thanh tốn
Thanh tốn trong nước: Với việc triển khai thành công dự án hiện đại hố
trong tồn hệ thống từ cuối năm 2005 hoạt động và chất lượng dịch vụ thanh toán của
BIDV được cải thiện rõ rệt, thu từ dịch vụ thanh toán đạt tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu dịch vụ ròng. Năm 2006 thu dịch vụ thanh toán tăng trưởng cao đạt 134% so với năm 2005 do là năm đầu tiên triển hai thành công hệ thống hiện đại hoá nên tốc độ gia tăng thu dịch vụ thanh toán tăng đột biến. Năm 2007 đạt 178 tỷ đồng tăng trưởng 62% so với năm 2006. Năm 2008 thu dịch vụ thanh toán đạt 274 tỷ đồng tăng trưởng 50% so với năm 2007.
Tỷ trọng thu dịch vụ thanh tốn trong tổng thu dịch vụ rịng của BIDV ngày càng cao năm 2005 là 16% sang đến năm 2007 là 22% và đến 31 tháng 12 năm 2008 tỷ trọng này đạt 25%.
Các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước: BIDV tận dụng tối đa các kênh