1.3 .1Nhân tố chủ quan
2.2. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ TÁC ĐỘNG
2.2.4 Dịch vụ khác
Trong thời gian qua, BIDV đã chú trọng phát triển sản phẩm mới, đa dạng hố các loại hình dịch vụ, tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng. Hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới, kênh phân phối mới được BIDV triển khai cho khách hàng như hệ thống ATM, POS được mở rộng, kênh phân phối Internet Banking, Call Center, Mobile banking bắt đầu được đưa vào triển khai.
Bên cạnh phát triển các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, BIDV không ngừng đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhóm ngành nghề kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp. Các sản phẩm như “Dịch vụ chìa khố xuất nhập khẩu”, Sản phẩm hàng hoá tương lai, quyền chọn, các sản phẩm về tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khốn doanh nghiệp, tín dụng trọn gói... Đặc biệt, với sự hợp tác gia tăng giữa Ngân hàng và các Công ty Bảo hiểm đã cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm trọn gói cho khách hàng.
2.2.4.1 Dịch vụ tài trợ thương mại.
Trong bối cảnh hội nhập, nước ta ngày càng nới lỏng các điều kiện cho ngân hàng nước ngoài phát triển hoạt động tại Việt Nam. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam như Citibank, HSBC. với tiềm lực tài chính mạnh, ưu thế mạng lưới tồn cầu, có uy tín cao và chính sách tập trung thu hút và phục vụ các khách hàng lớn. Đồng thời, mạng lưới của các NHTM CP ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, với chính sách linh hoạt, tập trung phát triển và cung cấp các sản phẩm cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, hoạt động thanh
toán quốc tế ở tất cả các chi nhánh của BIDV trên toàn quốc đều đứng trước những sức ép mạnh mẽ khơng chỉ duy trì và giữ vững lượng khách hàng hiện tại mà còn phải mở rộng mạng lưới khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV. Đồng thời hết sức chú trọng tài trợ thương mại.
Từ năm 2006 đến nay, doanh số xuất khẩu, nhập khẩu và phí thu được từ dịch vụ tài trợ thương mại đều tăng nhiều so với tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, mức tăng khoảng từ 40-60%. Năm 2008, tuy là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với năm 2007. Hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV cũng đạt được kết quả tốt. Doanh số xuất khẩu đến 31/12/2008 đạt 1.600 triệu USD, tăng trưởng 70% so với năm 2007, doanh số nhập khẩu đạt 5.154 triệu USD, tăng trưởng27% với với năm 2007. Mặc dù doanh số thanh tốn tăng nhưng phí thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế chỉ tăng khoảng 6,15% so với năm 2007 do BIDVcung cấp dịch vụ cho nhiều đối tác là các tập đồn, tổng cơng ty lớn với chính sách phí ưu đãi.
Tuy có mức tăng trưởng cao nhưng thị phần dịch vụ tài trợ thương mại của BIDV còn chiếm tỷ trọng thấp, doanh số nhập khẩu chiếm khoảng 6,27%, doanh số xuất khẩu chiếm 2,5%. Ngoài ra, mức tăng doanh số và thu phí nhập khẩu của BIDV thấp hơn so với tăng trưởng nhập khẩu của cả nước, cho thấy thị phần về tài trợ nhập khẩu của BIDV đang giảm dần. Đây là một thách thứ c to lớn đối với hoạt động tài trợ thương mại của BIDV, đòi hỏi BIDV phải có những nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế vốn là một nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng.
Như vậy, qua phân tích thực trạng của hoạt động tài trợ thương mại cho thấy hoạt động này khơng phải là hoạt động có thế mạnh của BIDV trong hiện tại và tương lai gần.
2.2.4.2 Dịch vụ bảo lãnh
Do khả năng tài chính và uy tín của BIDV trong hoạt động tài trợ vốn cho các dự án lớn, đồng thời do cơ cấu khách hàng của BIDV vốn là các doanh nghiệp lớn
trong lĩnh vực xây dựng nên hoạt động bảo lãnh là một thế mạnh của BIDV. Trong những năm qua, phần lớn các chi nhánh BIDV đều chiếm lĩnh thị phần bảo lãnh lớn trên địa bàn.
Giai đoạn 2006-2008, BIDV đã tận dụng được những lợi thế của mình để tăng thu từ hoạt động bảo lãnh. Tốc độ tăng trưởng của phí thu từ hoạt động bảo lãnh qua các năm tương đối cao, năm 2006 tăng trưởng 72%, năm 2007 tăng trưởng 56%, năm 2008 tăng trưởng 70%
Bên cạnh các hoạt động bảo lãnh truyền thống như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán... BIDV đã đẩy mạnh dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp và bảo lãnh đối ứng cho các ngân hàng đối tác. Chất lượng hoạt động bảo lãnh tương đối tốt, khơng xảy ra rủi ro và rất ít xảy ra tình trạng Ngân hàng phải trả nợ thay bắt buộc. Nguồn thu phí từ hoạt động bảo lãnh ngày càng trở thành nguồn thu lớn, thường chiếm tỷ trọng lớn (trên 30%) trong tổng thu dịch vụ rịng của tồn hệ thống.
Những điều trên cho thấy, hoạt động bảo lãnh có vị trí quan trọng trong hoạt động dịch vụ của BIDV, đóng góp lớn vào tổng thu dịch vụ, hơn nữa có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước.
2.2.4.3 Dịch vụ kinh doanh tiền tệ và nghiệp vụ phái sinh
Nhờ có chủ trương đúng đắn, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV thời kỳ 2006- 2008 có tốc độ tăng trưởng cao. Tỷ trọng thu dịch vụ ròng so với tổng thu dịch vụ phi tín dụng tăng dần qua các năm, năm 2006 là 18%, năm 2007 là 19%, năm 2008 là 44%.
Năm 2007, dù thị trường ngoại hối có những biến động khơng thuận lợi cho hoạt động mua bán ngoại tệ, BIDV vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như lợi nhuận thu về. Chênh lệch thu chi từ hoạt động này năm 2007 đạt 154 tỷ đồng, tăng trưởng 68% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 19% trong tổng thu dịch vụ .
Năm 2008, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV có sự bứt phá ngoạn mục với lợi nhuận từ hoạt đồng này tăng gần 5 lần so với năm 2007 đạt 835 tỷ đồng, doanh số giao dịch trên 17 tỷ USD. Kết quả này có được từ chủ trương đúng đắn
Chỉ tiêu 2006 2007VAS 2008 2006 2007IFRS 2008
Vốn điều lệ do Nhà nước cấp 4.07
7 7.699 68.75 4.077 7.699 8.756
nên nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy các tín hiệu thị trường, đưa ra các quyết sách và quyết định chính xác, tận dụng được các cơ hội mà đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh tiền tệ của BIDV.
2.2.4.4 Dịch vụ kinh doanh thẻ
Năm 2005 là năm hoạt động thẻ của BIDV bắt đầu được triển khai mở rộng với việc ra đời thương hiệu thẻ đầu tiên của BIDV là Etrans 365+, thẻ Vặn dặm, thẻ Power. Đến 31/12/2005, số lượng thẻ phát hành được là 300 nghìn thẻ chiếm 13% thị phần thẻ của Việt Nam.
Năm 2006-2008, BIDV tập trung phát triển hệ thống máy ATM, POS, kết nối thành công với tổ chức thẻ Visa cho phép chấp nhận thanh toán thẻ Visa tại hệ thống máy ATM của BIDV. Từ 200 máy ATM năm 2005, đến nay BIDV đã trên 1000 máy, đứng thứ hai trên thị trường, các điểm POS cũng được bước đầu triển khai với số lượng 962 điểm.
Các chương trình marketing, quảng bá cho hoạt động thẻ của BIDV cũng bắt đầu được quan tâm chú trọng trong thời gian qua, góp phần vào kết quả của hoạt động kinh doanh thẻ: tổng số thẻ phát hành được đến 31/12/2008 là 1,5 triệu chủ thẻ (tăng trưởng 147,8% so với năm 2007) và đứng thứ 5 về số lượng thẻ nội địa phát hành, chiếm 13% thị phần thẻ nội địa trên thị trường Việt Nam. Phí thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ năm 2008 đạt 16,45 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2007. So với mức tăng trưởng chung của thị trường trong thời gian qua thì mức tăng trưởng này cịn thấp hơn nhiều. So với VCB, Agribank thì hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Ngân hàng.
2.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤNGÂN HÀNG ĐẾN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANHCỦA BIDV