Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Thông qua dịch vụ TTQT các luồng hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác, bao gồm cả sự dịch chuyển của luồng tiền giữa các quốc gia. TTQT còn đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. TTQT được coi là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có dịch vụ TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển. Nếu các dịch vụ TTQT được thực hiên nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ góp phần giải quyết đươc mối quan hệ lưu thông hàng hóa, tiền tệ giữa người mua và người bán một cách thông suốt và hiệu quả. Do vậy, dịch vụ TTQT đóng vai trò quan

trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia và được thể hiện chủ yếu ở những nội dung sau [23, tr.88]:

(1) TTQT đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn: giúp bôittrơn và thúc đẩy hoạt động

XNK hànghhóa và dịch vụ, hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp, thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính, các quan hệ tài chính quốc tế khác của nền kinh tế như một tổng thể.

(2) TTQT là cầu nốiigắn kết nền kinhttế trong nước với nền kinhttế thế giới, thực hiện chínhisách kinh tế mở cửa. Các hoạt động ngoạiithương ngày càngiphát triển, nhu cầu trao đổi hàng hóa dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp, sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng nhiều. Thông qua TTQT, nền kinh tế trong nước sẽ học hỏi được nhiều điều mới từ đó giúp cho nền kinh tế trong nước phát triển, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập ngày càng sâu và rộng.

(3) TTQT là cơ sở để thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dịch vụ TTQT giúp các quốc gia thể hiện lợi thế của mình, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các nhân tố phát triển theo chiều sâu, trao đổi công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinhttế.

(4) TTQT là điều kiện để thúc đẩy hàng hóa phát triển, giúp cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hóa được thông suốt. Dịch vụ TTQT không phát triển thì sản xuất và lưu thông hàng hóa không thể phát triển

được. TTQT có vaiitrò quanttrọng việc mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức

hưởng thụ của các cá nhân, doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, có thể nói TTQT đã có từ lâu đời, nó tồn tại như một yếu tố khách quan và sự phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)