7. Kết cấu của luận văn
1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng
1.6.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài * Kinh nghiệm từ CITIBANK [20]
Đây là ngân hàng nước ngoài hàng đầu mở tại Việt Nam với các chi nhánh đặt tại địa bàn Hà Nội, Hồ Chí Minh. Citibank đã cung cấp các dịch vụ dẫn đầu thị trường về thanh toán cho các khách hàng tại Việt Nam. Các hoạt động góp phần phát triển dịch vụ TTQT tại Citibank gồm: Luôn cập nhật thông tin về thị trường hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước, cập nhật các văn bản luật pháp quốc tế để tư vấn cho các KH; Công tác thanh toán được thực hiện nhanh chóng nhờ vào các mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn cầu. Chú trọng xây dựng mối quan hệ đặc biệt lâu dài với KH thông qua các chương trình marketting với các sản phẩm sáng tạo mới; Hàng năm, tổ chức trao giải thưởng TTQT chất lượng cao. Chương trình không chỉ tạo động lực cho Citibank hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình mà nó còn đóng góp quan trọng cho ngành NH Việt Nam, khuyến khích các NHTM trong nước phải liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Cách làm này cũng tạo ra cơ hội để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài.
1.6.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng trong nước
* Ngân hàng Vietcombank là một trong những NH có hoạt động TTQT và tài
trợ thương mại (TTTM) phát triển nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay. Hơn 50 năm qua, Vietcombank được đánh giá là NHTM hàng đầu trong hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực TTQT được coi là lĩnh vực chủ chốt, hàng đầu. Vietcombank đã thực hiện [18]:
- Không ngừng mở rộng quan hệ đạillý với các NH lớnttrong khu vực và thế giới. - Xây dựng các chiến lược hoạt động TTQT - TTTM có tầm nhìn trung hạn, tập trung vào các mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực vượt trội, kênh bán hàng hiệu quả, sản phẩm được hỗ trợ bởi nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến.
- Thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực TTQT - TTTM Các cán bộ luôn được khuyến khích nâng cao trình độ, tham gia các khóa đào tạo do Vietcombank và các Ngân hàng nước ngoài tổ chức.
- Vietcombank sử dụng mô hình xử lý tập trung giao dịch TTTM tại các trung tâm chính Hà Nội, Hồ Chí Minh, nơi tâp trung đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Mô hình này đã đem lại cho Vietcombank hiệu quả cả về mặt doanh thu lẫn doanh số.
- Thời gian qua, Vietcombank đã đưa ra thị trường các sản phẩm mới, chuyên biệt như Bao thanh toán, Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (L/C UPAS); L/C nội bộ được thanh toán trước hạn (EPLC), Chiết khấu nhanh, Chia sẻ rủi ro, Chuyển tiền KRW đi Hàn Quốc... nhằm mục đích tối đa hóa nhu cầu thanh toán và nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, tổ chức.
- Với thế mạnh về vốn nên Vietcombank đã tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay, tài trợ đồng thời triển khai nhiều chương trình ưu đãi lãi suất, tỷ giá hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp XNK.
- Ngoài ra, Vietcombank còn là một NH có năng lực quản trị theo thông lệ tốt nhất với mạng lưới các kênh bán hàng rộng khắp. Với tất cả các lợi thế trên đã giúp cho dịch vụ TTQT và TTTM của Vietcombank đã trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn, mang về nhiều doanhtthu cũng như uy tín và sự thành trên thị trường tài chính.
* Ngân hàng Vietinbank [19]. Trải qua hơn 31 năm hoạt động cùng với kinh
nghiệm nhiều năm trên lĩnh vực TTQT và TTTM, VietinBank luôn được các NH quốc tế đánh giá là một trong những NH có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ uy tín, chất lượng với nền tảng công nghệ hiện đại để phục vụ cộng đồng.
- Vietinbank đã xây dựng được đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm, thạo ngoại ngữ, đạo đức tốt. xử lý các giao dịch chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH.
- Trung tâm thanh toán của VietinBank đã triển khai nhiều sản phẩm mới cho KH như Xây dựng sản phẩm Deffered UPAS LC, cải tiến sản phẩm Thư tín dụng trả chậm, thanh toán trả ngay (UPAS LC) cho phép KH trả nợ trước hạn, tài trợ
VND theo UPAS LC ngoại tệ; hợp tác với NH đại lý phát hành bảo lãnh thanh toán cho các đại lý phân phối sản phẩm của các thương hiệu lớn trên thế giới và trong nước; Với các sản phẩm đó, VietinBank có thể linh hoạt về loại ngoại tệ cho KH và chuyển tiền sớm nhất ngay trong ngày giao dịch, cũng như hỗ trợ KH tra soát các giao dịch thanh toán một cách nhanh nhất.
- Ngoài ra Vietinbank còn đưa ra các giải pháp tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng KH, tiên phong thực hiện thành công các cấu trúc giao dịch huy động vốn quốc tế mới cho hoạt động TTTM như: Huy động vốn thông qua chương trình tín dụng xuất khẩu (ECA) của Chính phủ các nước OECD với lãi suất tốt, thời hạn dài; Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ GSM 102... Bên cạnh đó, VietinBank không ngừng cải tiến chất lượng, duy trì hệ thống kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế và đội ngũ nhân viên NH giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đảm bảo giao dịch đáp ứng yêu cầu theo chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cả về thời gian và chất lượng giao dịch của khách hàng.
1.6.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng thương mạiiCổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
Một là, phân khúc KH sẽ giúp NH xây dựng các chính sách phù hợp vớiiđặc
điểm và tính cách của từng nhóm KH. Đối vớiitừng nhóm KH, NH chú trọng tập
trung nghiên cứu các chương trình, gói sản phẩm phù hợp và khai thác kỹ ở từng nhóm KH.
Hai là, tăng cường hoạt động marketing NH. Từ việc nghiên cứu thị trường NH đưa ra được các sản phẩm có tính năng vượt trội so với NH khác. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị KH, tham gia xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, triển lãm nhằm xác định nhu cầu của KH, tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho KH, qua đó giới thiệu và quảng bá được hình ảnh thương hiệu cũng như uy tín của NH mình.
Ba là, chú trọng đầu tư hiện đại hóa hệ thống công nghệ NH để có thể bắt kịp với công nghệ hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hiện đại hóa công nghệ NH làm tiết giảm được chi phí, thời gian, phục vụ khách hàng được nhanh chóng thuận tiện hơn.
Bốn là, chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, đội ngũ lãnh đạo có phương pháp quản trị nhân lực tốt, khích lệ nhân viên gia tăng năng suất lao động, hiệu quả trong công tác khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới.
Năm là, Cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ và uy tín cũng được nhiều NH lớn trên thế giới chú trọng. Một số NH lớn có mạng lưới giao dịch rộng khắp thế giới đã tận dụng ưu thế này để phát triển sản phẩm ưu đãi dành cho KH đang giao dịch tại NH, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho KH khi thực hiện giao dịch thanh toán tại các điểm giao dịch ở các quốc gia khác nhau một cách đơn giản, nhanh chóng. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm các NH khác có thể cung cấp cho KH những dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về tài chính, đầu tư và lựa chọn phương thức thanhttoán phù hợp với nhu cầu từng KH. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới thì việc xây dựng đội ngũ nhân viên và triển khai các dịch vụ tư vấn cũng sẽ là một chiến lược phát triển giúp thu hút KH giao dịch thanh toán.
Tiểu kết chương 1
Dịch vụ TTQT của NHTM là một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng. Nó có vai trò thúc đẩy sự phồn thịnh của các thành phần kinh tế và đóng góp vào sự phát triển chung của một quốc gia. Do vậy, phát triển dịch vụ TTQT của NHTM có ý nghĩa chiến lược trong hoạt động kinh doanh của bất cứ NHTM nào. Trên cơ sở lý luận chung, Chương 1 của luận văn đã trình bày các nội dung sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về TTQT tại NHTM như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các phương thức TTQT...
- Đưa ra quan điểm về phát triển dịch vụ TTQT của NHTM và những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đó.
- Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTQT của NHTM. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ TTQT của các NHTM trong và ngoài nước và rút ra kinh nghiệm về phát triển dịch vụ TTQT tại Eximbank Ba Đình.
Những vấn đề được nêu ra ở Chương 1 sẽ làm cơ sở khoa học để luận văn đi sâu vào việc phân tích, đối chiếu với thực trạng phát triển dịch vụ TTQT của Eximbank Ba Đình.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Eximbank Viet Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là NH Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
NH đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam đã ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép NH hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VNĐ tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là NH Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (được gọi tắt là "Vietnam Eximbank"). Hiện tại, vốn điều lệ của Eximbank Viet Nam đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank Viet Nam hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam [24].
Eximbank Viet Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại Vincom Center số 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới. Sau 30 năm hoạt động và phát triển, đến nay vốn điều lệ của Eximbank là 12.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 13.500 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 130.000 tỷ đồng [24].
Căn cứ nhu cầu phát triển kinh doanh, ngày 22/01/2003 Eximbank Viet Nam đã thành lập chi nhánh Eximbank Ba Đình với đầy đủ chức năng kinh doanh của một NH TMCP hiện đại, bao gồm gồm: Huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, mua bán ngoại tệ, TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, phát hành và thanh toán thẻ, các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng internet và nhiều dịch vụ tại quầy khác...
Sau 17 năm thành lập chi nhánh Eximbank Ba Đình đã có 06 phòng giao dịch trực thuộc được phân bổ đều trên địa bàn các quận tại Hà Nội. Hiện trụ sở chính của
chi nhánh đặt tại Tầng 1-2, Tòa nhà Harec, số 4A Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP Hà Nội với tổng số CBNV là 130 nhân sự [22].
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Eximbank Ba Đình
(Nguồn: Eximbank Ba Đình)
Hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng không nhỏ từ khủng khoảng nền kinh tế toàn cầu và xung đột kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, trong nước từ gần 10 năm nay Chính phủ và NH Nhà nước đang trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống NH, dẫn đến hoạt động KD của NH gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, bằng những nổ lực không ngừng của từng cán bộ nhân viên, Eximbank Ba Đình vẫn luôn giữ vững được tốc độ tăng trưởng ổn định cả về số lượng khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ và các chỉ tiêu KD. Hoạt động KD của Eximbank Ba Đình về cơ bản gồm các lĩnh vực như sau:
Huy động vốn: từ các tổ chức kinh tế và dân cư, thực hiện thu hộ NSNN.
Nghiệp vụ tín dụng: Cung cấp các sản phẩm tín dụng như cho vay, mở L/C,
chiết khấu, bảo lãnh... phục vụ đầu tư phát triển, tài trợ trung dài hạn theo các dự án, tài trợ ngắn hạn các thành phần kinh tế.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán
quốc tế.
2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
2.1.2.1. Mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế
KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU TTQT TẠI EXIMBANK
(1)
06 PGD TRỰC THUỘC CHI NHÁNH
(2)
CHI NHÁNH
(3)
TRUNG TÂM THANH TOÁN
(4)
CÁC NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ CỦA EXIMBANK
(5)
NGÂN HÀNG ĐƠN VỊ HƯỞNG
(6)
ĐƠN VỊ HƯỞNG
Sơ đồ 2.2: Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank Ba Đình
(Nguồn: Eximbank Ba Đình) (1), (2): Khách hàng cung cấp các chứng từ TTQT tại các PGD, Chi nhánh của
Eximbank Ba Đình. Nếu KH giao dịch tại các PGD trực thuộc chi nhánh thì các PGD sẽ kiểm tra bộ hồ sơ và khả năng thanh toán sau đó chuyển hồ sơ về chi nhánh thực hiện xử lý yêu cầu của KH theo quy định ứng với từng phương thức thanh toán cụ thể.
(3) Chi nhánh sẽ khởi tạo các loại điện như phát hành thanh toán, thông báo, tra soát... ứng với từng phương thức thanh toán và giao dịch phát sinh cụ thể. Người có thẩm quyền tại bộ phận nghiệp vụ ở chi nhánh duyệt điện để chuyển điện đến trung tâm thanh toán.
(4) Tại trung tâm thanh toán trực thuộc Hội Sở, các loại điện được khởi tạo sẽ được truyền qua cổng STP xử lý giao dịch tự động. Nếu điện đã tạo đáp ứng điều kiện sẽ được hạch toán, chuyển điện đi nước ngoài đến NH đại lý ở quốc gia của người thụ hưởng hoặc một quốc gia thích hợp.
(5) NH đại lý của Eximbank tại nước người thụ hưởng sẽ chuyển trả tiền đến NH đơn vị hưởng.
(6) NH thụ hưởng ghi có tài khoản đơn vị hưởng đối với điện thanh toán và thông báo đến người thụ hưởng đối với các điện khác.
Tóm lại, mô hình hoạt động TTQT tại Eximbank Ba Đình tương đối khép kín. Ưu điểm là các chứng từ thanh toán đều được kiểm soát kỹ, nhưng nhược điểm là do phải thông qua các khâu trung gian nên thời gian xử lý tác nghiệp chậm hơn, cán bộ TTQT tại chi nhánh phải soát lại các công việc của các phòng giao dịch dẫn đến năng suất lao động của toàn chi nhánh không cao.
2.1.2.2. Trình độ nghiệp vụ cán bộ nhân viên Eximbank Ba Đình
Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt gần 100% với trình độ chuyên môn hóa là khá cao.
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ chuyên môn cán bộ Eximbank Ba Đình
Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số người % Số người % Số người % Số người %
Thạc sĩ 7 6,25 8 6,83 11 8,94 16 12,30