7. Kết cấu của luận văn
3.2.7. Mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý
Cơ sở đề xuất giải pháp: Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng các nước có ý nghĩa chiến lược đối với công tác phát triển dịch vụ TTQT của bất cứ một ngân hàng nào. Hệ thống NHĐL hiện nay của Eximbank tương đối rộng khắp và đang đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn hệ thống. Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ tập trung vào thị trường Châu Á, Châu Âu… còn ở một vài thị trường mới như khu vực Trung Đông, Châu Phi thì các NHĐL có quan hệ với Eximbank còn hạn chế. Eximbank cần triển khai mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý tại các khu vực này. Trong tương lai thị trường tại các nước khu vực này sẽ là những thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển về dịch vụ xuất nhập khẩu đặc biệt là thị trường xuất khẩu, tại một số vùng biên giới có tiềm năng về dịch vụ mậu biên. Bên cạnh việc mở rộng thiết lập mới quan hệ, Eximbank cần tổ chức mạng lưới thông tin đối ngoại nhanh nhạy, thông suốt và thường xuyên tổ chức họp rút kinh nghiệm trong các quan hệ đối ngoại để có thể hạn chế rủi ro trong TTQT ở mức thấp nhất.
Nội dung của giải pháp: Thông qua mối quan hệ NHĐL, Eximbank có thể: - Tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ, đào tạo hay các khoản tín dụng ưu đãi…
- Cung cấp thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm bạn hàng, đối tác và thực hiện các dịch vụ TTQT với mục tiêu an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
Do vậy, các chi nhánh trong hệ thống Eximbank vẫn cần thường xuyên rà soát các NHĐL thông qua việc phân loại, đánh giá tín nhiệm ngân hàng để lựa chọn NHĐL có uy tín, có chất lượng phục vụ nhanh và chính xác an toàn để từ đó Eximbank có thể xây dựng được chính sách đối ngoại thích hợp.
Đối với các ngân hàng đại lý truyền thống, Eximbank cần củng cố quan hệ chặt chẽ hơn theo hướng phát triển cùng có lợi, tổ chức các hội thảo thường xuyên,
trau dồi học hỏi kinh nghiệm, học hỏi các kỹ thuật công nghệ tiên tiến đồng thời tạo điều kiện để NHĐL hiểu và đẩy mạnh quan hệ hợp tác lâu dài với Eximbank.
Ngoài ra, Eximbank cũng cần đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng liên kết quan hệ đa phương với các tổ chức tài chính NH quốc tế nhằm huy động nguồn lực và khả năng của các đối tác, tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh của chính mình và khắc phục những bất lợi do phạm vi hoạt động gây ra. Eximbank cần chủ động tham gia các diễn đàn quốc tế coi đây là một kênh để hội nhập, phát triển thương hiệu và là cơ hội để xây dựng mạng lưới quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế để từ đó tạo dựng uy tín, hình ảnh tích cực với nhiều tập đoàn trên thế giới.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Để có thể phát triển, mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý Eximbank cần tạo các mối quan hệ với các ngân hàng đối tác thông qua việc nâng cao uy tín trong thanh toán của mình qua các hợp đồng thương mại, khi uy tín của Ngân hàng được đánh giá cao, Ngân hàng đối tác sẽ ghi nhận và xu hướng ưu tiên đàm phán, hợp tác để phát triển, mở rộng quan hệ. Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh. Đào tạo người lao động, luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén để nắm bắt các thời cơ, có kỹ năng đàm phán để ký kết các Hợp đồng. Và đặc biệt cần có sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn lực vốn, kinh nghiệm, quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ... do thị trường này đòi hỏi nguồn vốn lớn cùng nguyên tắc hoạt động rất chặt chẽ nếu không muốn gặp rủi ro khi tham gia thanh toán.
Lợi ích có thể đạt được khi thực hiện giải pháp: Ngân hàng có thể tranh thủ
được sự hợp tác, giúp đỡ từ các ngân hàng đối tác, ngân hàng nước ngoài về vốn, kinh nghiệm, công nghệ, đào tạo và các khoản tín dụng ưu đãi…
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở Chương 1, thực trạng phát triển dịch vụ TTQT của Eximbank Chi nhánh Ba Đình ở Chương 2 thì tại Chương 3 tác giả đã thể hiện một vài nội dung cơ bản sau:
- Đưa ra định hướng phát triển dịch vụ TTQT tại Eximbank nói chung và Chi nhánh Ba Đình nói riêng.
- Đề xuất các giải pháp về năng lực quản lý, đào tạo cán bộ, đẩy mạnh hoạt động tài trợ tín dụng XNK, đa dạng hóa sản phẩm TTQT đồng thời tăng cường hoạt động marketing, chính sách chăm sóc khách hàng và mở rộng thiết lập hợp tác với các ngân hàng đại lý nhằm phát triển dịch vụ TTQT.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nền kinh tế hội nhập luôn tạo điều kiện cho dịch vụ TTQT phát triển song hành với nó không chỉ là sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM trong nước mà còn là sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực lớn mạnh hơn rất nhiều lần. Nó đòi hỏi các NHTM không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Các ngân hàng chính là cầu nối nền kinh tế Việt Nam với nền
kinhttế thế giới góp phần thu hút ngoại tệ để phục vụ cho công cuộc Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, dịch vụ TTQT tại các NHTM hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình phát triển. Eximbank là một ngân hàng TMCP có nhiều ưu thế về lĩnh vực xuất nhập khẩu so với các NHTM khác nhưng hoạt động phát triển dịch vụ TTQT hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc nghiên cứu những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm phát triển dịch vụ TTQT là một yêu cầu cấp thiết đối với Eximbank nói chung và Eximbank Chi nhánh Ba Đình nói riêng.
Trong khuôn khổ của luận văn tác giả đã tập trung vào một số nội dung sau: - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về TTQT, dịch vụ TTQT đồng thời đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ TQTT. Trên cơ sở đó tác giả đã nêu lên các yêu cầu khách quan của việc phát triển dịch vụ TTQT tại Chi nhánh.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTQT của Eximbank Chi nhánh Ba Đình. Từ những đánh giá, phân tích môi trường kinh doanh, kết quả thực hiện… luận văn cũng chỉ ra được nguyên nhân chủ quan, khách quan và những tồn tại ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ TTQT tại Chi nhánh.
- Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đó luận văn cũng đưa ra các định hướng và mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Eximbank Chi nhánh Ba Đình.
Việc phát triển dịch vụ TTQT tại Eximbank Chi nhánh Ba Đình là một yêu cầu khách quan nó đòi hỏi từng cán bộ nhân viên chi nhánh phải thường xuyên đổi mới, học hỏi và tìm kiếm giải pháp phù hợp để thực hiện. Dự báo những năm tiếp theo sẽ là những năm tiếp tục thách thức với Eximbank nói chung và Chi nhánh Ba Đình nói riêng. Tuy nhiên, thách thức cũng đi đôi với cơ hội. Do đó, tác giả mong muốn với định hướng đúng đắn cùng với sự nỗ lực và hợp tác của tập thể cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống sẽ đưa Eximbank phát triển an toàn,
hiệu quả, có nhiều sáng kiến và giải pháp trong công việc, ứng xử và hành động vì lợi ích chung của tổ chức.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thời gian qua NHNN đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các cơ chế chính sách đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thực tế hoạt động, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý ngoại hối đã được đổi mới tạo điều kiện cho các NHTM phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Để có thể tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn và đạt chuẩn quốc tế thì vai trò của NHNN rất quan trọng. Để việc thực thi được hiệu quả công cuộc hội nhập quốc tế, NHTM cần sự hỗ trợ từ phía NHNN như:
- Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách về hoạt động NH, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng trên tất cả các mặt: tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối... một cách cụ thể, chi tiết.
- Duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt và bám sát cung - cầu thị trường, phòng ngừa những điều chỉnh bất ngờ với biên độ cao bởi biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp và từ đó sẽ tác động ngay đến dịch vụ TTQT tại NHTM. NHNN cần, thúc đẩy hoạt động XNK phát triển.
- NHNN cần có giải pháp duy trì chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng, tạo sự ổn định trong tỷ giá hối đoái để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội ở thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động XNK phát triển qua đó giúp cho NHTM mở rộng, phát triển dich vụ TTQT hiệu quả.
- NHNN luôn tăng cường cải thiện chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN bởi thông qua trung tâm này các NHTM và khách hàng vay vốn được tối đa hóa lợi ích đồng thời giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro khi ký kết hợp đồng với khách.
2.2. Với Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
- Eximbank Việt Nam sớm thực hiện hệ thống hoá và tu chỉnh các văn bản quy
định về quyttrình nghiệp vụ TTQT trongttoàn hệ thống. Đồng thời, tập hợp các khó
khăn vướng mắc về cơ chế chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện để đề xuất với Chính phủ, NHNN và các Bộ, ngành.
- Eximbank cần tích cực xây dựng, mở rộng quan hệ NHĐL. Thông qua mối quan hệ với ngan hàng đại lý, Eximbank có thể thiết lập mối quan hệ tài khoản, hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tài chính và các đối tác nước ngoài nhằm hỗ trợ cho quá trình thực hiện TTQT hay trong việc hỗ trợ đào tạo cán bộ TTQT…
- Xây dựng cácichính sách kinh doanh ngoại hốiilinh hoạt gắn liền với hoạt động dịch vụ TTQT tại các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ TTQT để có thể thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, cập nhật và ứng dụng vào hệ thống để giao dịch với khách hàng tốt hơn, thông tin đồng bộ với hệ thống tài chính quốc tế đáp ứng nhu cầu giao dịch nhưng vẫn đảm bảo được an ninh, an toàn của hệ thống.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Thúy Anh, Lê Phương Dung (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng Hiện đại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
2. Trần Nguyễn Hợp Châu (2018), “Lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù
hợp - một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo
ngân hàng (192), tr.57- 63.
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động NHTM.
4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2017), “Phát triển quan hệ ngân
hàng đại lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, (178), www.hvnh.edu.vn,
truy cập ngày 28/3/2020.
6. Trần Văn Hòe (2011), Giáo trình tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
7. Trầm Thị Xuân Hương (2007), Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Tạ Lợi, Nguyễn Thị Hường (2017), Kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
9.Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động –
Xã hội, Hà Nội.
10. Lê Thị Phương Liên (2008), “Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế
tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh
tế quốc dân, Hà Nội.
11. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2019), Nghị định số 10/VBHN-NHNN về
Thanh toán không dùng tiền mặt.
13. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004
về việc quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc.
doanh thường niêncủa Eximbank Ba Đình, Hà Nội.
15. Ngân hàng Eximbank Ba Đình (2016 -2019), Báo cáo dịch vụ thanh toán xuất
nhập khẩu của Eximbank Ba Đình, Hà Nội.
16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam,
www.eximbank.com.vn, truy cập ngày 01/12/2019.
17. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam,
www.vietcombank.com.vn, truy cập ngày 15/1/2020.
18. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Giới thiệu chung, www.viettinbank.vn, truy cập ngày 15/1/2020.
19. Ngân hàng Citibank Việt Nam, Giới thiệu chung, www.citibank.com.vn, truy cập ngày 15/2/2020.
20. Trần Hoàng Ngân (2016), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Kinh tế TP. HCM.
21. Vũ Thị Thúy Nga (2003), "Giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
22.Nguyễn Lan Phương (2019), "Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
23.Quốc hội (2017), Luật các tổ chức tín dụng
24. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Hồng Hải (2019), Giáo trình Thanh toán quốc
tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống Kê, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, NXB Tài chính,
Hà Nội.
26. Huỳnh Thị Phương Thảo (2017), “Ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng quốc tế
đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính,
www.tapchitaichinh.vn, truy cập ngày 12/4/2020.
27. Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2012), “Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối
với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
thương mại quốc tế, NXB Thống Kê, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Hồng Yến (2017), “Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Tài chính, www.tapchitaichinh.vn, truy cập ngày 12/4/2020. 30. Vũ Thị Hải Yến (2018), “Mô hình đại lý ngân hàng: Thực tiễn quốc tế và
những khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng,(24),
www.tapchinganhang.gov.vn, truy cập ngày 14/04/2020. 31. https://vi.wikipedia.org
PHIẾU KHẢO SÁT Phần 1: Thông tin chung
1. Anh, chị có sử dụng dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Eximbank Ba Đình không ?
Có Không (Nếu câu trả lời “Không”, không cần trả lời các câu tiếp theo)
2. Anh, chị có an tâm, hài lòng khi quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Eximbank Ba Đình và sẽ giới thiệu dịch vụ cho bạn bè sử dụng không ?
Có Không
3. Anh, chị có sẵn sàng giới thiệu dịch vụ TTQT của Eximbank Ba Đình cho các