7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng
hàng thương mại
1.4.1. Các chỉ tiêu định tính
Thương hiệu của ngân hàng: Thương hiệu chính là nhận thức của khách hàng về NH. Khi khách hàng nhớ đến hình ảnh thương hiệu của một NH và sẵn sàng giao dịch tại NH đó hoặc giới thiệu người thân, bạn bè đến giao dịch nghĩa là NH đó đã chiếm được cảm tình và lòng tin của khách hàng. Đối với một NHTM, thương hiệu, uy tín được thể hiện ở các xếp hạng do các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá hoặc các giải thưởng mà NH đó nhận được. Đối với phạm vi Chi nhánh, thương hiệu của một NH được thể hiện ở thị phần giao dịch mà Chi nhánh đó có, ở mức độ khách hàng và lượng khách hàng đến giao dịch. Các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng khi họ bắt đầu muốn tìm kiếm ngân hàng phục vụ sẽ tìm đến với NH uy tín trước, sau đó họ mới cân nhắc đến các yếu tố về chính sách giá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trên thị trường tài chính NH.
Sự hài lòng của khách hàng: dịch vụ TTQT được coi là phát triển khi nó đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của KH một cách tốt nhất. Để có được sự hài lòng từ phía KH thì phu thuộc vào thái độ giao tiếp, trình độ nghiệp vụ, sự am hiểu nhạy bén về thị trường quốc tế và thời gian xử lý và khả năng đáp ứng nhu cầu của NH. Để thỏa mãn sự hài lòng của KH, NH cần có sự cải tiến, phát triển dịch vụ phù hợp với nhu cầu và đáp ứng được nhiều tiện ích của KH từ đó sẽ nâng caoinăng lực cạnhttranh và nâng cao vị thế của chính NH trên thịttrường trong và ngoài nước.
Rủi ro trong dịch vụ thanh toán quốc tế: Dịch vụ TTQT thực hiện từ khâu
tiếp nhận và xửllý thôngttin rồi đến bước phản hồi thôngttin bởi mảng kinh doanh
XNK vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro mang tính quốcttế. Để đáp ứngiyêu cầu của KH và
theo kịp tốc độ phát triển của ngoại thương, các NH phải thường xuyên hoàn thiện, cải thiện, đổi mới công nghệ thông tin, việc tổ chức tốt trang thiết bị kỹ thuật đến bố trí nhân sự giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ diễn ra an toàn, hiệu quả. Việc quản lý và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động TTQT sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM.
Hỗ trợ sự phátttriển các nghiệp vụ khác của NH: Sự phátttriển của dịch vụ TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường hỗ trợ các dịch vụ NH khác như mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, huy động vốn... Dịch vụ TTQT phát triển giúp
NH tăng quy mô huy động vốn, đặc biệt là huy động nguồn vốn ngoại tệ. Do vậy, muốn sử dụng dịch vụ TTQT thì khách hàng cần phải mở tài khoản và duy trì số dư tiền gửi nhất định trên tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm để thực hiện các giao dịch thanh toán khi cần thiết, từ đó giúp NH gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn- nguồn vốn giá rẻ đem lại lợi nhuận cao cho NH.
Sự phát triển của dịch vụ TTQT giúp NH tăng cường hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là tín dụng tài trợ XNK. Khi nhà nhập khẩu chưa đủ khả năng tài chính để thanh tóan tiền nhập lô hàng, NH có thể xem xét đánh giá và tài trợ vốn cho KH. Hoặc khi nhà xuất khẩu cần tiền để phục vụ hoạt động sản xuất nhưng dòng tiền từ việc XNK chưa về kịp, NH sẽ đánh giá xem xét để tài trợ vốn thông qua các hợp đồng hạn mức hoặc chiết khấu bộ chứng từ. Sự phát triển của dịch vụ TTQT còn giúp NH gia tăng doanh số mua bán ngoại tệ và tăng lợi nhuận từ hoạt
động này. Trong quá trìnhtthực hiện nghiệp vụ TTQT tại NH, KH sẽ phát sinh thêm
nhu cầu về mua bán ngoại tệ và nghiệp vụ này đều phải thực hiện qua NH. Khi đó, NHTM sẽ là trung gian giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu để thu lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệch giá mua bán.
1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng
- Doanh số TTQT: là tổng toàn bộ giá trị của các món TTQT mà ngân hàng
đã thực hiện trong một khoảng thời gian. Thông thường, các NH sẽ thu phí của khách hàng dựa trên tỷ lệ % giá trị giao dịch. Do đó, doanh số TTQT càng lớn thì phí ngân hàng thu được càng nhiều.
- Lợi nhuận ròng từ dịch vụ TTQT: Chỉ tiêu lợi nhuận được tính bằng hiệu
số giữa doanh thu từ dịch vụ TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để hoạt động dịch vụ TTQT. Đây là một mục tiêu cơ bản mà tất cả các NHTM luôn hướng tới. (Lợi nhuận TTQT = Doanh thu TTQT - Chi phí TTQT). Các NHTM sẽ tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên làm công tác TTQT. Chỉ tiêu này tăng giảm nói lên sự phát triển dịch vụ TTQT của một NH và cũng dựa vào đây các NHTM sẽ
xem xét để tìm các biện pháp để cải tiến dịch vụ TTQT nhằm tăng lợi nhuậntthu
được từ dịch vụ này, đóng góp chung vào tổng lợi nhuận kinh doanh của NH.
- Tỷ lệ lợi nhuận TTQT/Doanh số TTQT: Tỷ lệ này cho thấy một đồng doanh
thu từ hoạt động TTQT mang lợi được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho NH. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hoạt động dịch vụ TTQT tại ngân hàng càng tốt và ngược lại.
- Tỷ lệ doanh thu TTQT/Số cán bộ TTQT: thể hiện năng suất lao động của
một cán bộ TTQT.
- Số lượng khách hàng: Bất cứ hoạt động nghiệp vụ nào của NH muốn có
doanh thu, lợi nhuận cao đều cần có lượng khách hàng lớn bởi số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ. Số lượng KH tăng lên đồng nghĩa với việc NH thu được nhiều khoản phí, lãi... và tăng uy tín của NH trên thị trường.
- Thời gian thực hiện giao dịch: Trong dịch vụ TTQT việc thực hiện chính
xác và nhanh chóng kịptthời không những giúp cho NH có thể đẩy mạnh hoạt động
dịch vụ mà còn giúp cho KH đảm bảo đượcttiến độ thực hiện của các hợp đồng KD.
Do vậy, NHTM nào cũng phải có biện pháp đẩy nhanh thời gian thanh toán để cho các Khách hàng yên tâm, tin tưởng vào dịch vụ mà NHTM đó cung cấp bằng cách đưa ra các quy trình, thủ tục, phương thức thanh toán tối ưu nhất và an toàn nhất.