Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43 - 46)

1.2.5.1. Nhân tố khách quan

-I- Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính được hiểu là hệ thống các hình thức, phương pháp và biện pháp tài chính được sử dụng để tác động vào quá trình vận hành của

các quan hệ kinh tế tương ứng nhằm vào các mục tiêu quản lý được xác định. Cơ chế quản lý tài chính bao gồm các bộ phận: Kế hoạch tài chính, các hình thức, phương pháp phân phối các nguồn tài chính, hình thức và phương pháp tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ tạo ra môi trường bình đẳng, tạo điều kiện phát triển cho các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tiêu cực đối với hoạt động tài chính của các Ngân hàng thương mại nói chung và công tác quản lý chi phí nói riêng. Nếu cơ chế này không phù hợp sẽ trở thành rào cản, trói buộc đến quá trình tự chủ về mặt tài chính của Ngân hàng. Đồng thời, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước lỏng lẻo có thể gây ra thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính.

-I- Tình hình thị trường và yếu tố cạnh tranh

Cũng giống như các doanh nghiệp khác khi tham gia vào thị trường, các Ngân hàng thương mại đều phải tính tới các điều kiện của môi trường kinh doanh qua đó xác định mục tiêu lợi nhuận.Ngày nay, với sự xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều thì TCTD phi ngân hàng khác như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính.. ..làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, một mặt cần tính toán xác định

mức giá dịch vụ nhằm đạt được mức lợi nhuận tối ưu nhất. Từ đó, đặt ra yêu cầu cần quản lý tốt các chi phí nhất là chi phí quản lý.

1.2.5.2. Nhân tố chủ quan

-I- Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức của Ngân hàng thương mại là hình thức phân chia đơn vị thành các bộ phận, phòng ban hoạt động theo từng nhiệm vụ cụ thể. Nếu Ngân hàng thương mại có mô hình tổ chức tốt và phù hợp sẽ tạo điều kiện vận hành các quy định quản lý nói chung và các quy định quản lý chi phí nói riêng một các thông suốt và trơn tru. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại không phù hợp sẽ gây nên hiện tượng chức năng nhiệm vụ chồng chéo, không gắn liền trách nhiệm đơn vị cá nhân gây lãng phí, thất thoát.

-I- Trình độ cán bộ

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý và là khâu quan trọng trong quá trình xử lý các thông tin để đề ra quyết định quản lý. Trình độ cán

bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định quản lý do đó quyết định đến chất lượng công tác quản lý chi phí.

Đối với Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, quản lý chi phí có kinh nghiệm kết hợp với trình độ chuyên môn cao sẽ là điều kiện tốt để xây dựng các chiến lược quản lý chi phí hiệu quả, có các định hướng kế hoạch kinh doanh nói chung và kế hoạch chi phí nói riêng một cách linh hoạt.. ..Còn đối với đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến công tác quản lý chi phí sơ hở, lỏng lẻo, dễ thất thoát lãng phí từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Đối với các đối tượng là cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chi phí nếu có năng lực chuyên môn vững vàng đồng thời am hiểu các chế độ quy định về tài chính - kế toán để đưa công tác quản lý chi phí của Ngân hàng

tuân thủ các chế độ quy định về tài chính - kế toán của Nhà nước góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị.

-I- Trình độ công nghệ

Cùng với nguồn nhân lực thì trình độ công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đên công tác quản lý chi phí ở các Ngân hàng thương mại. Để phục vụ công tác quản lý các nhà quản trị cần có nguồn thông tin kịp thời, chính xác, phản ánh chân thực tình hình thực tế của đơn vị mình để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời và cần thiết. Với trình độ công nghệ tiên tiến sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu thập dữ liệu đầu vào một cách chính xác nhằm quản lý tách bạch các khoản chi phí. Từ đó, giúp các nhà quản trị đánh giá chi tiết về mảng hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng mình.Và dưới ảnh hưởng

của công nghệ hiện đại chi phí cố định trong ngân hàng ngày càng gia tăng khiến

cho các ngân hàng càng quan tâm hơn đến công tác quản lý chi phí. -I- Hệ thống kiểm soát nội bộ

“ Hệ thống kiểm soát nội bộ” theo định nghĩa của Viện kiểm toán quốc tế đó là một tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết lập và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần: Môi trường kiểm soát, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin, cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát.

Hệ thống kiểm soát nội bộ có chặt chẽ, hoạt động hữu hiệu sẽ góp phần làm cho công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi phí nói riêng được thuận lợi. Đảm bảo hệ thống kế toán được vận hành có hiệu quả, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ giúp ngân hàng

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w