Hoàn thiện việc theo dõi, hạch toán chi phí

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 110)

Quản lý chi phí là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các chi phí. Để đưa ra quyết định kinh doanh, người quản lý phải nắm được chi phí của một vật, một quá trình hay một công việc nào đó gọi chung là đối tượng tạo phí chẳng hạn như các bộ phận phòng ban, các sản phẩm cũng như phải nắm được chi phí có mối quan hệ trực tiếp với đối tượng tạo phí hay không. Tại các nước có nền kinh tế phát triển quản lý chi phí là mối quan tâm đặc biệt nhằm kịp thời xử lý và cung cấp thông tin về chi phí

đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tại các Ngân hàng bởi lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra.

Việt Nam đang tham gia trong một sân chơi sôi động của nền kinh tế thế giới với nhiều lĩnh vực thuộc nhiều khía cạnh trong đó có hoạt động kế toán tài chính. Trong điều kiện hội nhập kế toán phải tuân theo những thông lệ chung của kế toán quốc tế. Trên cơ sỏ đó, chúng ta dần thực hiện và hoàn thiện với một hệ thống các chuẩn mực để phù hợp với yêu cầu hội nhập. Các chuẩn mực này quy định và hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản giúp cho việc ghi chép kế toán theo các chuẩn mực về chế độ kế toán đã ban hành, đảm bảo các thông tin kế toán được trung thực. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung vận dụng các hệ thống chuẩn mực đó để thực hiện ghi chép sổ kế toán và cách thức theo dõi, hạch toán chi phí hiện nay của Chi tuân thủ theo kiểu truyền thống, các khoản chi phí phát sinh được hạch toán theo dõi tổng hợp trong quản lý chung như các khoản chi phí gián tiếp (chi phí quảng cáo, lễ tân khánh tiết...). Vì vậy, để biết được mối quan hệ giữa nguồn chi phí phát sinh với các khoản chi phí và phân bổ chi phí quản lý chung cho từng loại sản phẩm, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng cần thực hiện:

+ Hạch toán, theo nhóm chi phí tới từng đối tượng phát sinh chi phí cụ thể như: Phân tách theo nhóm khách hàng(định chế tài chính/tổ chức/cá nhân). Cụ thể đối với hoạt động từng mảng kinh doanh theo nhóm khách hàng, cần có các chỉ tiêu đánh giá riêng mức độ hoàn thành công việc và các mốc chỉ tiêu công việc để làm căn cứ tính lương và các khoản công tác phí hoặc thưởng (ngoài lương) phù hợp, theo đóng góp riêng của từng mảng hoạt động.

+ Chi tiết theo dòng sản phẩm để có căn cứ đưa ra quyết định phù hợp trong kinh doanh. Tương tự như đối với các nhóm khách hàng, đối với từng

dòng sản phẩm, ngân hàng cần xác định rõ các dòng sản phẩm được tung ra sẽ mất khoản chi phí bao nhiêu và đem lại nguồn lợi nhuận như thế nào, từ đó đưa ra được chỉ tiêu đánh giá để làm căn cứ xác định cắt giảm hoặc tăng thêm phần chi cho từng dòng sản phẩm, tránh việc chi quá lớn cho một dòng sản phẩm đem lại lợi nhuận thấp hoặc cung ứng cho khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu của Ngân hàng trong khi lại hạn chế chi cho những sản phẩm được đánh giá là quan trọng.

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w