ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua hơn 5 năm thực hiện đường lối đổi mới quản lý kinh tế, nhất là đổi mới trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung đã có đóng góp không nhỏ trong công cuộc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc quản lý tài chính, quản lý chi tiêu nội bộ là yêu cầu đặt ra không chỉ riêng Chi nhánh mà đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh từng bước được đổi mới cho phù hợp với hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chi nhánh luôn quan tâm chú trọng tới việc quản lý tài chính, quản lý chi tiêu điều đó đã giúp cho Chi nhánh nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động của mình.Công tác quản lý chi phí tại Chi nhánh trong những năm qua đạt được nhiều kết quả:
-I- Thứ nhất: Công tác lập kế hoạch chi phí được gắn liền với công tác quản lý chi phí:
- Hầu hết các khoản mục chi phí đều được lập kế hoạch ngay từ đầu năm tài chính tài chính, từ đó tạo ra định hướng trong công tác quản lý chi phí
nói riêng và định hướng trong mục tiêu lợi nhuận nói chung của Chi nhánh. Lợi nhuận tăng nhanh qua các năm điều đó chứng tỏ tình hình k inh doanh của Chi nhánh có nhiều thuận lợi và tăng trưởng tốt. Công tác hạch toán luôn đảm bảo chính xác kịp thời phản ánh đúng tình hình hoạt động của Chi nhánh và phục vụ số liệu cho công tác quản trị điều hành.
- Kế hoạch được lập bám sát với tình hình thực tế tại Chi nhánh đồng thời kế hoạch được lập chi tiết cho từng khoản mục như chi cho nhân viên, chi về tài sản, chi quản lý công vụ. Định kỳ chi nhánh tiến hành đánh giá kết quả đạt được xác định nguyên nhân dẫn đến kết quả đó để tìm ra cách thức quản lý thích hợp hơn. Chi nhánh cũng đã có những biện pháp, cơ chế khuyến khích khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân đạt và vượt kế hoạch được giao cùng đó có cơ chế phạt đối với các đơn vị, cá nhân không hoàn thành kế hoạch giao
-I- Thứ hai: Thiết lập hệ thống các định mức chi phí phù hợp và khuyến khích cán bộ tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập
- Các khoản mục chi phí được quy định hết sức chi tiết với các định mức
cụ thể. Việc thanh toán các khoản chi phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp hợp lệ và phải được duyệt bởi Giám đốc Chi nhánh, tuân thủ theo đúng cơ chế quản lý
tài chính của Nhà nước. Các khoản chi phí quản lý luôn có sự giám sát đầy đủ của Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Trưởng phòng Tài chính Kế toán.
-I- Thứ ba: Việc phản ánh, ghi nhận chi phí đều được quy định cụ thể, mở tài khoản theo dõi chi tiết từng khoản chi phí
- Việc phản ánh chi phí thực hiện theo hướng dẫn của HSC cụ thể: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng một hệ thống tài khoản nội bộ khá chi tiết (có tới 9 số hiệu) ngoài việc phản ánh trên hệ thống kế toán tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, mỗi loại chi phí đều được mở một tài khoản riêng và theo dõi đến đối tượng khách hàng (doanh nghiêp & tổ
chức/Định chế tài chính/cá nhân) giúp cho công tác quản lý chi phí thông qua sổ kế toán được phản ánh chi tiết, đầy đủ cho từng mặt hoạt động.
-I- Thứ tư: Công tác kiểm tra, giám sát quản lý chi phí được thực hiện chặt chẽ, phục vụ cho công tác quản trị điều hành có hiệu quả
- Chi nhánh thường xuyên xây dựng và tổ chức các chương trình kiểm tra kiểm soát nội bộ về thực hiện các quy định về thu - chi tài chính. Vì vậy, công tác quản lý chi phí được thực hiện nghiêm túc không xảy ra thất thoát và lãng phí. Ngoài ra, qua các đợt kiểm tra của cơ quan thuế, thanh tra Ngân hàng Nhà nước, các Công ty kiểm toán công tác quản lý chi phí ngày được hoàn thiện hơn, chi phí được quản lý hiệu quả hơn.
Nhìn chung, công tác quản lý chi phí của Chi nhánh đã thực hiện theo đúng các quy định của quản lý Nhà nước: Phản ánh đầy đủ các chi phí phát sinh, thực hiện tốt các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, giúp hoạt động kinh doanh theo đúng hướng đã đề ra. Lợi nhuận cao và có khả năng bù đắp các khoản chi phí bất thường nảy sinh, không xảy ra trường hợp phải xuất toán các khoản đã hạch toán chi phí. Lợi nhuận của Chi nhánh từ năm 2008-2010 đều tăng mạnh, đặc biệt trong nền kinh tế suy thoái, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung đều bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút. Chi nhánh trong 3 năm gần đây luôn được đánh giá là 1 trong 5 Chi nhánh của hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả và có lợi nhuận tốp đầu. Qua đó, cho thấy công tác quản lý chi phí đã được Chi nhánh đặc biệt quan
tâm góp phần cho việc duy trì mức lợi nhuận cao cho Hệ thống BIDV.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, đối với việc xây dựng cơ chế quản lý chi phí: Các văn bản, chế độ do HSC hướng dẫn thi hành quản lý tài chính ban hành nhiều và quy định một cách hết sức chi tiết định mức các khoản mục chi phí giúp cho Chi nhánh có khả năng áp dụng một cách tương đối dễ dàng nhưng đôi khi lại
không linh hoạt, không bao quát được hết các tình huống nên trong quá trình thực thi phát sinh nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ hai, đối với việc xây dựng định mức chi phí: Căn cứ định mức để lập kế hoạch chi phí sẽ có độ trễ so với sự biến động của thị trường do các định mức này xây dựng căn cứ giá cả của các năm trước đó. Trong khi mức độ biến động giá cả đặc biệt đối với các chi phí về quản lý công vụ, công cụ lao động cũng như trang bị tài sản cố định là rất lớn.
Thứ ba, đối với việc lập kế hoạch chi phí:Kế hoạch chi phí chưa chi tiết tới từng tháng, chưa được lập thành nhiều kịch bản để lường trước những biến động của thị trường.Kế hoạch chưa hoạch định được chi phí hoạt động cho từng mảng kinh doanh của Ngân hàng: tín dụng, huy động, dịch vụ.. hay theo khối kinh doanh ngân hàng: bán buôn, bán lẻ, vốn kinh doanh.... Do đó không thể đánh giá hiệu quả hoạt động của từng khối kinh doanh.
Thứ tư, đối với việc hạch toán, theo dõi chi phí: - Chi phí gián tiếp chiếm
tương đối lớn như chi cho quảng cáo, tiếp thị, lễ tân, khánh tiết.. ..chi được hạch toán, theo dõi tổng hợp trong tổng chi phí quản lý chung của Chi nhánh.
- Chưa phản ánh được mối quan hệ giữa nguồn phát sinh chi phí và các khoản chi phí như: chi phí tiền lương trong kỳ chỉ thể hiện số tiền lương mà chi
nhánh trích vào trong kỳ không biết được khoản lương đó trả cho công việc nào.
Thứ năm, đối với việc kiểm tra, kiểm soát: Việc kiểm tra kiểm soát các khoản chi phí của Chi nhánh chưa tách bạch giữa người thực hiện chi phí với người kiểm soát chi phí chủ yếu mới được thực hiện tại phòng Tài chính Kế toán - đơn vị trực tiếp thực hiện thanh toán chi.Điều này không đảm bảo tính độc lập trong khâu thực hiện và dễ xảy ra sai sót.Việc kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên chặt chẽ.
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
- Do bộ phận kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh thuộc phòng Quản lý rủi ro, các cán bộ hầu hết chưa làm qua công tác kế toán nên chưa có kinh nghiệm và trình độ vững trong kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính đây cũng là điểm khó khăn đối với Phòng Tài chính Kế toán nói riêng và với Chi nhánh nói chung.
Tóm lại, trong quá trình xây dựng và phát triển, công tác quản lý chi phí đóng vai trò quan trọng, là một trong những vấn đề mấu chốt có tác động không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung. Việc trình bày thực trạng công tác quản lý chi phí của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung bằng việc khái quát sự hình thành và phát triển cũng như bộ máy tổ chức của Chi nhánh từ đó đánh giá công tác quản lý chi phí của Chi nhánh hiện nay.
V V
V
Thông qua việc đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong những năm qua. Đồng thời rút ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi phí hiện tại của Chi nhánh . Vì vậy, công tác quản lý chi phí cần có những giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện việc quản lý ngày một tốt hơn.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Là Ngân hàng hoạt động kinh doanh đa năng, tổng hợp nhưng chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã xác định được vai trò, vị trí chủ đạo của một ngân hàng quốc doanh với phương châm hoạt động Chất lượng- Tăng trưởng bền vững- Hiệu quả-An toàn
trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hoạt động theo hướng thông lệ quốc tế,
chất lượng, hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động trong thời gian qua để đạt được mục tiêu trên trước mắt phương hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ nay đến năm 2015 như sau:
- Tăng cường năng lực tài chính nhằm triển khai đề án cơ cấu lại ngân hàng tầm nhìn 2015 đã được chính phủ phê duyệt như: Xử lý dứt điểm nợ xấu, cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo mô hình ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng tín dụng, đầu tư mạnh mẽ cho phát triển công nghệ thông tin.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng cường bền vững.
- Tập trung phát triển mảng hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về cấc hoạt động của ngân hàng bán lẻ.
- Duy trì và phát triển vị thế của BIDV trên thị trường, khai thác các thị trường tiềm năng mới.
- Nâng cao chất lượng hoạt động kênh phân phối trong nước, mở rộng hoạt
động kinh doanh ra nước ngoài.
- Hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa BIDV, hướng đến xây dựng tập
đoàn tài
chính ngân hàng.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; áp dụng các thông lệ tốt nhất, tập trung
- Cải thiện, phát triển hệ thống thông tin của Ngân hàng gắn với phát
triển đa
dạng hóa hệ thống sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo các lọi ích của người lao động.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thương hiệu BIDV.
- Cơ cấu lại toàn diện hoạt động của BIDV về tài sản Nợ - tài sản Có, nền
khách hàng và các nguồn thu để đảm bảo tăng trưởng ổn định, vững chắc, hiệu quả.
- Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động theo quy định, đặc biệt đảm
bảo an toàn và thanh khoản của toàn hệ thống.
- Chủ động tăng lợi nhuận, tăng năng xuất lao động để tăng tối đa quỹ thu
nhập theo chế độ quy định.
- Tạo sự chuyển dịch quan trọng và sự cải thiện đáng kể nhằm đưa
BIDV trở
thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Ngân hàng
bán lẻ,
đáp ứng cơ bản các yêu cầu theo thông lệ và các chuẩn mực quốc tế.
3.1. 2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung
3.1.2.1 Định hướng hoạt động và mục tiêu về công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung được đặt trên địa bàn quận Hai Bà Trưng Hà nội, nơi đây cũng là trung tâm của thủ đô, địa điểm này trước đây thuộc trụ sở chính của Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam do đó Chi nhánh Quang Trung có rất nhiều lợi thế như: thu hút được khách hàng truyền thống, địa điểm giao dịch thuận tiện....Tuy nhiên, Chi nhánh cũng có một số khó khăn nhất định do ảnh hưởng của sự biến động phức tạp chung của nền kinh tế, số lượng các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng tăng tạo áp lực cạnh tranh lớn. Cụ thể, hiện nay có tới 12 Chi nhánh cấp I và nhiều phòng giao dịch của các Ngân hàng thương
mại quốc doanh và cả các Ngân hàng cổ phần đang hoạt động xung quanh trụ sở
Chi nhánh. Việc tìm kiếm khách hàng mới hoạt động hiệu quả đem lại nguồn thu
STT Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2011
Tong cộng 60.100
ĩ Chi cho nhân viên 3Ĩ.300
2 Chi quản lý công vụ 9.200
nhập ổn định cho Ngân hàng đang là một khó khăn không chỉ đối với Chi nhánh
Quang Trung mà còn đối với các Ngân hàng thương mại nói chung. Xuất phát từ
đặc điểm vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn và vùng lân cận
trong thời
gian trước mắt trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh các năm đã qua
Chi nhánh đề ra chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015 như sau:
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động, phát triển bền vững hoạt động Ngân
hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng. - Duy trì và phát triển vị thế của Chi nhánh trên thị trường và khai thác thị
trường tiềm năng mới
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo lợi ích của người lao động.
- Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng chủ yếu là
dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn và
các vùng lân cận.
- Mở rộng mạng lưới huy động từ đó tăng phạm vi hoạt động và khả năng cạnh tranh.
- Đảm bảo cơ cấu tài sản Nợ - Có hợp lý.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, an toàn trong hoạt động.
- Chiến lược khách hàng đó là tìm kiếm thị trường để đầu tư phát triển đòi hỏi cán bộ có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao để có thể thẩm định các dự án đảm bảo tính khả thi và khả năng thu hồi vốn, lãi vay tránh được tối đa rủi ro cho ngân hàng.Thực hiện việc mở rộng khách hàng để mở rộng cho vay cũng như phân tán rủi ro tránh việc “ đặt tất cả trứng vào trong một rổ” . Đối với khách hàng truyền thống trong lĩnh vực đầu tư phát triển cần được củng cố, phát triển, giữ vững và mở rộng thị trường nhưng việc mở rộng khách hàng mới yêu cầu có chọn lọc đảm bảo an toàn hiệu quả.
Trên cơ sở sở hoạch định chiến lược phát triển trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung đề ra mục